Quá trình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực kết cấu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 200 - 208)

2.1 Sự cần thiết phải tiến hành xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước, vệ sinh môi trường)

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của đất nước, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng còn góp phần làm nên diện mạo mới cho các đô thị. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh quan trọng như điện, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho các trung tâm công nghiệp. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các hạn chế như: chi phí cho điện năng và viễn thông vẫn còn cao; chất lượng đường xá kém và không đồng đều; cấp - thoát nước thiếu đồng bộ... Do đó, ngoài việc lập quy hoạch sớm, các ngành chức năng cần có sự phối hợp để cùng triển khai các dự án về xây dựng hạ tầng tránh tình trạng lãng phí.

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục 163 dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010. Danh

mục này chính là sự cụ thể hóa các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Đây là những dự án quan trọng đã được Chính phủ phê chuẩn về phương thức đầu tư. Theo đó, tổng vốn cần đầu tư cho các dự án ước tính trên 61 tỷ USD bao gồm: khoảng 53 tỷ USD cho 109 dự án công nghiệp - xây dựng; trên 7,8 tỷ USD cho 47 dự án thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ và số còn lại dành cho 6 dự án về nông - lâm - ngư nghiệp. Những số liệu này cho thấy điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục thu hút đầu tư là ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đặc biệt, có đến 47 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Trong danh sách này, nhiều dự án kêu gọi lượng vốn đầu tư rất lớn như: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) khoảng 5 tỷ USD; Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa Vũng Tàu) cần 5 đến 6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) khoảng 5 tỷ USD cho giai đoạn I; Khu cảng Lạch Huyền (Hải Phòng) khoảng 2 tỷ USD; đường vành đai 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính khoảng 1,55 tỷ USD…

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% nhất là việc, gia nhập WTO, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ phải tăng lên khoảng 11 - 12% GDP thay vì mức 9 - 10% như hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực huy động nguồn lực từ ngân sách và vốn ODA nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Với những hạn chế về ngân sách và nhất là khi Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi thì khả năng tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho cơ sở hạ tầng (ước tính khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm) sẽ trở thành vấn đề cấp bách.

Về đầu tư tư nhân, đến nay mới có khoảng 60 dự án đầu tư theo hình thức BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào cơ sở hạ tầng; trong đó đầu tư xây dựng công trình giao thông chiếm đến 43 dự án. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án dành cho lĩnh vực điện, nước và bưu chính viễn thông. Điều này cũng bộc lộ mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: ngân sách nhà nước, ODA, vay ngân hàng thương mại quốc doanh, vốn FDI... Ngoài ra, thực hiện chủ trương sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương cũng đã phát huy có hiệu quả phương án “đổi đất lấy hạ tầng”. Một số tỉnh, thành phố đã lựa chọn đất giao cho các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng; nâng cao giá trị sử dụng đất trước khi giao và cho thuê để đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng hoặc xây dựng nhà ở để bán, cho thuê.

Từ khi bắt đầu thực hiện nền kinh tế thị trường, nhất là khi tập trung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh những thành tựu to lớn, chúng ta lại phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức, trong đó nhu cầu phát triển mạng lưới hạ tâng kỹ thuật về giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, vệ sinh môi trường, điện, nước ....ngày càng tăng. Nhận thức được điều đó, và nhất là khi Nhà nước chưa đủ khả năng để giải quyết những vấn đề này ở cơ sở, nhiều địa phương trong nước đã tìm một số biện pháp nhằm huy động lực lượng cộng đồng cùng góp sức vào giải quyết một số vấn đề xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở địa phương. Các phong trào chung do các cơ quan, đoàn thể phát động trong những ngày lễ như ngày Môi trường Thế giới, ngày làm sạch thế giới, vệ sinh đường làng ngõ xóm, đường phố ven sông, xây dựng mạng lưới đường theo mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm, đưa thông tin liên lạc lên vùng cao... được hưởng ứng sâu rộng. Các mô hình này thời gian qua đã được thực hiện ở nhiều vùng và địa phương khác nhau, từ khu vực đô thị, nông thôn cho đến trung du, miền núi và ven biển.

So với nhiều lĩnh vực hoạt động khác thì hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật mang tính xã hội cao bởi loại hình dịch vụ công này liên quan đến tất cả mọi người, mọi nơi và mọi lúc. Khuyến khích dân cư, tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật và coi hoạt động này là một phần trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội chính là nền

thuật. Việc xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho xã hội như:

- Khi nguồn lực về con người và vật chất được huy động thêm, kết cấu hạ tầng có điều kiện phát triển nhanh hơn, góp phần giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước; tham gia giải quyết một số công việc còn bất cập ở cơ sở mà Nhà nước chưa đủ khả năng làm tốt;

- Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng được xã hội hóa sẽ nâng cao được hiệu quả đầu tư xây dựng và vận hành kết cấu hạ tầng, hạn chế được thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ…

- Tạo được sự năng động xã hội trong hoạt động cung ứng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, tự lo toan cùng nhau góp phần giải quyết các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật theo nhu cầu của từng địa phương, bên cạnh đó tạo thêm công ăn việc làm ở địa phương;

- Khi người dân được tham gia ý kiến vào các quyết định, chủ trương, chính sách xây dựng, cung ứng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật (nhất là các vấn đề trực tiếp liên quan đến cộng đồng địa phương) sẽ giúp cho người ra quyết định cân nhắc kỹ hơn để có quyết sách phù hợp. Mặt khác, đó cũng là điều kiện làm tăng thêm tính khả thi và đồng thuận xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước

2. 2 Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước, vệ sinh môi trường)

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với quan điểm khuyến khích việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đã có nhiều thay đổi trong cách thức tổ chức cung ứng các dịch vụ vốn dĩ trước đây chi do Nhà nước thực hiện. Sự tham gia của các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vào việc thực hiện những hoạt động này đã trở nên phổ biến. Lẽ đương nhiên, vai trò quản lý của Nhà nước vẫn hết sức quan trọng, nhưng được thực hiện theo một cơ

chế mới, năng động và hiệu quả hơn.. Một trong những đổi mới đáng chú ý là vấn đề "tư nhân hóa" được nhìn nhận theo một quan điểm mới, trong đó việc chuyển giao một số dịch vụ công cộng do Nhà nước đảm trách sang cho khu vực tư là một nội dung đáng quan tâm. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan.

Dịch vụ bưu chính viễn thông trước đây là một lĩnh vực chỉ do Nhà nước cung cấp. Điều này đã dẫn đến tình trạng độc quyền và người dân phải chịu một mức phí khá cao. Từ sau khi có chính sách cho phép các nhà cung cấp mới tham gia vào thị trường, dịch vụ này đã có sự thay đổi đáng kể.

Ngoài nhà cung cấp VNPT trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tại, người dân còn được cung ứng dịch vụ này bởi các nhà cung cấp khác như:

Viettel, HT,... Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chấm dứt tình trạng độc quyền và người tiêu dùng được sử dụng các dịch vụ tốt nhất với giá thành rẻ hơn.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, một thực tế dễ dàng nhận thấy là sự bùng nổ của các hãng taxi, các hãng vận tải hành khách do tư nhân đảm nhiệm giúp cho việc đi lại của người dân trở nên thuận tiện. Cũng tương tự như vậy, bên cạnh dịch vụ hàng không do Vietnam Airlines cung cấp, với sự ra đời của các hãng hàng không khác tại Việt Nam như Pacific Airlines, Indochina Airlines,... người dân đã được sử dụng dịch vụ hàng không với giá rẻ, chất lượng phục vụ tốt.

Việc cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị - một loại hình dịch vụ công cộng hết sức cần thiết trong đời sống xã hội trước đây phần lớn vẫn do các đơn vị công lập đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các đơn vị công lập không cao: chẳng hạn, việc thu gom rác chỉ được thực hiện ở một số đường phố chính và các chợ trong khu vực; rác thải ở nơi công cộng, cơ quan, trường học và các hộ dân chỉ được thu gom một phần rất nhỏ hoặc chưa được thu gom nên vẫn tồn đọng nhiều trên đường phố, trong các ngõ

nghiệp tư nhân có một bộ máy điều hành gọn nhẹ, cách điều hành, phân công công việc khoa học, tổ chức công việc hợp lý đã giúp triển khai công việc tốt hơn, góp phần làm cải thiện môi trường trong khi người dân không phải trả chi phí quá lớn. Sự ra đời của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Huy Hoàng, thành phố Lạng Sơn, được Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cho phép thành lập năm 1993 là ví dụ. Đây là mô hình đầu tiên thực hiện chuyển giao việc cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị và đã đem lại những thành công ban đầu. Công ty TNHH Huy Hoàng đảm nhiệm dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn theo hình thức "Hợp đồng giao nhận thầu dịch vụ vệ sinh đô thị" mà trước đây do Đội quản lý công trình đô thị (một đơn vị quốc doanh) thực hiện. Công ty đã thực hiện giao khoán công việc cho từng công nhân, từ đó gắn trách nhiệm của từng người lao động với công việc được giao, sử dụng tốt các công cụ kinh tế (thưởng, phạt...) trong việc khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Lợi nhuận được tạo ra chủ yếu do Công ty thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng tối đa năng lực thiết bị, tăng vòng quay vốn hoạt động. Từ khi Công ty được thành lập và đi vào hoạt động, môi trường thành phố Lạng Sơn và một số thị trấn, khu vực cửa khẩu được cải thiện nhanh chóng, tạo cho người dân ý thức tự giác hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Công ty đảm nhiệm thu gom rác trên các tuyến đường với tổng chiều dài là 36.000m, (thu gom bình quân 70 - 150m3 rác/ngày), nạo vét trên 500 hố ga và hệ thống cống ngầm của 27 tuyến đường (nạo vét bình quân trên 100m3 bùn đất/tháng), tưới nước trên 27 tuyến phố chính và chăm sóc gần 3.000 cây xanh tại trung tâm thành phố. Công ty còn thực hiện ký hợp đồng dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trụ sở một số cơ quan. Cho đến nay, khối lượng các công việc mà Công ty thực hiện đều tăng 5 - 8 lần so với ngày mới thành lập. Địa bàn hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng, từ chỗ chỉ thu gom rác thải trên địa bàn thành phố, Công ty phục vụ hầu hết các thị trấn và các khu vực cửa khẩu của tỉnh với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Phương thức thu

gom rác cũng được cải tiến, từ chỗ chỉ thu gom tại một số địa điểm (dân tự gom rác mang đến) theo giờ nhất định, đến việc phát thùng đựng rác và thực hiện thu gom tận nhà dân, thực hiện ký hợp đồng phục vụ tại các cơ quan, đơn vị trong thành phố... Có thể đánh giá đây thực sự là một mô hình hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường. Hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng từ khi thành lập đến nay đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thành phố, của một số thị trấn và khu vực cửa khẩu, nơi tập trung đông dân cư sinh sống, giao lưu, buôn bán và du lịch, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Sự hình thành một mô hình mới trong thực hiện chuyển giao dịch vụ vệ sinh môi trường như Công ty TNHH Huy Hoàng là phù hợp với xu thế đổi mới, nhằm mục tiêu tinh giản bộ máy hành chính, đổi mới quản lý doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ công cộng, tận dụng được các nguồn lực kinh tế từ khu vực ngoài quốc doanh, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đánh giá trên nhiều mặt, việc áp dụng mô hình này thực sự là một phương thức đem lại hiệu quả cao, cần được tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong giai đoạn mới, khắc phục được tình trạng nhà nước ôm đồm trong cung ứng các dịch vụ công.

Xã hội hóa các dịch vụ đô thị ở nước ta cho phép các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu vực kinh tế nhà nước được kinh doanh các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị, đặt các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước vào môi trường cạnh tranh ngày càng đầy đủ và trực tiếp hơn. Đồng thời, xã hội hóa cũng đã cho phép chuyển các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ đô thị công ích sang hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với việc chuyển quản lý ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cung cấp dịch vụ đô thị từ cấp phát trực tiếp mang tính bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước, sang cơ chế đấu thầu cung cấp dịch

nước, hay ngoài nhà nước. Đồng thời xã hội hóa cung ứng dịch công trong lĩnh vực này đã tạo điều kiện cho người dân và các đối tượng được thụ hưởng dịch vụ - những người đóng góp tài chính (thuế, cước phí dịch vụ, thậm chí cả một phần vốn đầu tư ban đầu...) được tham gia giám sát việc cung ứng dịch vụ một cách rộng rãi, dân chủ để được hưởng các dịch vụ đô thị đa dạng hơn, chất lượng cao hơn, thuận tiện và phù hợp nhu cầu của mình.

Tuy đã đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ, việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập mà điển hình là:

* Tốc độ và quy mô xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng chưa tương xứng với nhu cầu, tiềm năng và đòi hỏi của xã hội:

- Nhiều loại hình dịch vụ trong lĩnh vực chưa được xã hội hóa hoặc xã hội hóa triệt để triệt để:

+ Kinh doanh điện hiện vẫn còn là sự độc quyền của Nhà nước. Dù không thể xoá hoàn toàn độc quyền trong lĩnh vực điện nhưng việc tách khâu truyền tải, phân phối, điều độ điện khỏi EVN (Điện lực Việt Nam) và giao cho một đơn vị độc lập khác của nhà nước quản lý là rất cần thiết để có một thị trường điện cạnh tranh bình đẳng, giá điện được xác định ở mức hợp lý, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia;

+ Dịch vụ kinh doanh nước sạch còn trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp trong khi nhu cầu về loại dịch vụ này ngày một gia tăng;

+ Ngược lại, do mục đích thu lợi nhuận một số loại dịch vụ lại có xu hướng “bung ra” gây ra ra những khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát chất lượng cung ứng dịch vụ như các dịch vụ viễn thông;

* Chất lượng cung ứng dịch vụ và giá cả cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cũng lầ điều rất đáng bàn hiện nay: nhiều loại dịch vụ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đã được xã hội hóa nhưng chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 200 - 208)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)