Một số nội dung cơ bản của xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 182 - 191)

a. Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao

Khi nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thưởng thức các giá trị tinh thần của thể thể dục, thể thao và tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao

chính đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao là một trong những nội dung quan trọng của xã hội hóa trong lĩnh vực này. Đây là việc làm nhằm giảm áp lực tài chính cho ngân sách của Nhà nước đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, khơi dậy những tiềm lực sẵn có trong xã hội để thúc đẩy các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng phát triển ở Việt Nam.

Thực tiễn ở nước ta cho thấy việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ở nước ta được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú đa đạng như:

- Việc tự nguyện đóng góp kinh phí, tài trợ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Chẳng hạn, trong lĩnh vực văn hóa, việc tự nguyện đóng góp của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cho việc trùng tu, tôn tạo các dịch tích lịch sử, khôi phục các lễ hội truyền thống đã tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể trực tiếp đầu tư cho các hoạt động văn hóa trong lĩnh vực này.

Theo thống kê, để thực hiện mục tiêu chống xuống cấp đối với các di tích lịch sử văn hóa, trong khoảng thời gian 2001 đến 2005 số kinh phí đóng góp của nhân dân vì mục đích này lên đến trên 500 tỉ đồng; riêng trong địa bàn Hà Nội, từ năm 2002 đến năm 2008, hơn 900 di tích lịch sử của Hà Nội đã nhận được khoảng 449 tỉ đồng kinh phí đóng góp của cộng đồng.68 Trong thời gian vừa qua, nhất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào việc tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa diễn ra ở nhiều phương trong cả nước. Tương tự nhu vậy, trong lĩnh vực thể dục, thể thao việc tài trợ của các các doanh nghiệp, các hiệp hội cho các giải thi đấu thể dục, thể thao, cho các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền… đã đóng góp một phần kinh phí quan trọng cho sự thành công của các phong trào thể dục, thể thao diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.69 Lẽ đương nhiên, việc các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể

68 Xem Hoàng Tuấn Anh, Xã hội hóa hoạt động văn hóa – Những thành tựu và giải pháp, Tạp chí cộng sản số 810 (4-2010)

69 Xem trang web về xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch http://www.tdtt.gov.vn/tabid/92/Default.aspx.

dục, thể thao cũng là nhằm mục đích quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình và suy cho cùng việc làm này cũng nhằm mục đích thương mại;

- Sự phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao với các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân trong việc góp vốn để đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Hình thức xã hội hóa nguồn vốn đầu tư này thường thấy ở các lĩnh vực hoạt động cụ thể như: xuất bản và phát hành sách (công tư phát hành sách tư nhân phối hợp với nhà xuất bản do Nhà nước quản lý), điện ảnh (sản xuất phim), thư viện, xây dựng và khai thác các cơ sở hạ tầng văn hóa, thể dục, thể thao (hệ thống rạp hát, địa điểm biểu diễn nghệ thuật, các câu lạc bộ, sân bãi, nhà tập, nhà thi đấu, các hạ tầng thể thao khác). Thông qua các hình thức cùng đầu tư góp vốn này, rất nhiều hoạt động về văn hóa, thể dục, thể thao đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đóng góp đáng kể cho việc sự nghiệp phát triển văn hóa, thể dục, thể thao của nước nhà;

- Cho phép các tổ chức, cá nhân với tư cách là những doanh nghiệp trực tiếp bỏ vốn đầu tư để thành lập các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao hoạt động theo quy định pháp luật đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao bằng các hình thức nêu trên dù đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều đáng bàn bạc để tìm ra giải pháp khắc. Các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa có tính đặc thù riêng khác với một số loại dịch vụ công khác, bởi lẽ văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội, mang giá trị tinh thần không thể thương mại hóa như những hàng hóa, dịch vụ thông thường khác. Muốn bảo toàn được tính chất này, việc tổ chức các hoạt động văn hóa phải thoát ly khỏi các tính toán chi phí bù đắp và kiếm lợi nhuận và điều kiện lý tưởng để thực hiện công việc này là được bao cấp toàn bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi xã hội hóa hoạt động văn hóa, chấp nhận

vốn đầu tư thông qua các hình thức như đã nêu trên, yếu tố thương mại luôn có nguy cơ lấn át những giá trị tinh thần mà các hoạt động văn hóa mong muốn đẹm lại. Thực tế cho thấy rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật nhận được sự tài trợ của các doanh nghiệp và để có được khoản tiền trợ đó người ta phải chấp nhận quảng cáo cho thương hiệu của nhà trợ. Việc quảng cáo này đương nhiên gắn với mục đích thương mại và chính điều này đã gây ra nhiều phản cảm đối với các chương trình nghệ thuật đó – những chương trình có mong muốn đem lại những xúc cảm thẩm mỹ cho khán giả. Cũng tương tự như vậy, do mục đích thương mại việc kết hợp giữa nhà xuất bản với các công tư phát hành sách tư nhân nhiều khi đã dẫn đến việc cho phát hành những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, nhằm vào thị hiếu tầm thường của một bộ phận người đọc. Việc xã hội các hoạt động văn hóa bằng con đường nhận tài trợ của các doanh nghiệp với mục đích nhằm quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp này trong các hoạt động văn hóa hay kết hợp với các đơn vị tư nhân để phát hành sách nhằm phục vụ nhu cầu đọc là một chủ trương đúng. Tuy nhiên cách thức tổ chực hiện như thế nào, cần phải có những quy chế, luật lệ gì để bảo toàn các giá trị văn hóa tinh thần trước nguy cơ bị thương mại hóa lấn át là điều luôn cần được quan tâm.

b. Đa dạng hóa các tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ngoài công lập

Xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ở nước ta có mục tiêu hướng việc mở rộng các đơn vị ngoài công lập tham gia vào việc cung ứng dịch công trong lĩnh vực này. Ngay từ khi có chủ trương xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, đặc biệt là khi có những văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thành lập và khuyến khích thành lập các đơn vị thuộc khu vực tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, hàng loạt các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao thuộc khối ngoài công lập đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Theo Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa

hoạt động văn hóa đến năm 2010 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao), vào thời điểm năm 2010, các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa phải đảm nhiệm 40% đến 60% nhu cầu dịch vụ văn hóa và huy động vốn từ xã hội chiếm đến 49/%.70 Trong lĩnh vực văn hóa, các đơn vị này phải kể đến các công ty phát hành sách, các hãng phim tư nhân, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật tư nhân, phòng tranh tư nhân, trung tâm sản xuất băng, đĩa nhạc ngoài công lập, rạp hát tư nhân, rạp chiếu phim tư nhân, các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ do tư nhân quản lý… Trong lĩnh vực thể dục, thể thao có sự xuất hiện của nhiều cơ sở thể thao tư nhân và các doanh nghiệp thể thao trực tiếp thực hiện công việc tổ chức các giả thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế, tham gia vào quá trình đào tạo các vận động viên, xây dựng và tổ chức khai thác hạ tầng thể dục, thể thao… Pháp luật hiện hành cũng có những quy định tương đối cụ thể nhằm khuyến khích các đơn vị ngoài công lập tham gia vào việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.71

Sự tham gia của các đơn vị ngoài công lập vào việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng đông đảo là biểu hiện rõ nét của việc xã hội hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực này hiện nay ở nước ta. Các đơn vị này đã đóng góp rất tích cực vào việc làm thay đổi diện mạo của đời sống văn hóa, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao của nước nhà. Tuy nhiên, ngoài những đóng góp tích cực như đã nêu, việc đa dạng hóa các đơn vị ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao hiện nay cũng còn những bất cập. Như đã phân tích ở phần trên, việc cho phép các đơn vị tư nhân được phép cung ứng dịch công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao khó tránh khỏi yếu tố thương mại hóa các hoạt động này vì mục đích lợi nhuận. Vì mục tiêu lợi

70 Xem Bộ Văn hóa – Thông tin, Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010.

71 Xem Thông tư số 01/2007/TT-TDTT ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao hướng

nhuận, các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập có thể để xảy ra tình trạng cung ứng các dịch vụ không lành mạnh, phá vỡ các giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập có thể quá chú trọng đến việc nâng cao giá cả dịch vụ theo đó chỉ một bộ phận có thu nhập cao mới có điều kiện thụ hưởng dịch vụ đó trong khi số đông lại không có được những cơ hội này. Bên cạnh đó, chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở ngoài công lập cũng dễ bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận và như vậy trong nhiều trường hợp không được hưởng các dịch vụ tương xứng với chi phí mà họ phải bỏ ra.

c. Các chính sách khuyến khích cơ sở ngoài công lập cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao nhằm tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực trong xã hội tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Để tạo điều kiện cho các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, tạo thể bình đẳng với các cơ sở công lập rất cần có các chính sách khuyến khích các cơ sở này. Hiện tại, pháp luật của nước ta đã có nhũng quy định liên quan đến chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, cụ thể là:72

- Ưu đãi về việc giao đất, cho thuê đất làm mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao: về căn bản Nhà nước có những ưu đãi về chính sách đất đai để các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao có cơ hội được giao đất, thuê đất với điều kiện ưu tiên phục vụ cho việc xây dựng trụ sở và nhũng cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho hoạt động của mình;

72 Xem Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủvề chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

- Ưu đãi về chính sách thuế, tài chính - tín dụng: Các cơ sở được ưu tiên áp dụng chính sách miễn, giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được huy động vốn để thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ của mình;

- Ưu đãi về nhân lực: pháp luật hiện hành bảo đảm cho người lao động làm việc tại các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập được hưởng đầy đủ chế đố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ một cách bình đẳng như bất cứ một cơ sở cung ứng dịch vụ công lập nào khác.

Những quy định về các chính sách ưu đãi nêu trên đã có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập tham gia vào việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao. Tuy vậy, trên thực tế việc thực thi những chính sách ưu đãi này còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Điều dễ nhận thấy là so với việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục và y tế, việc đầu tư vốn và cơ sở vật chất vào việc cung ứng dịch trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao có phần kém hấp dẫn hơn xuất phát từ quan niệm chung rằng đầu tư trong lĩnh vực cung ứng các loại hình dịch vụ này chậm thu hồi được vốn và trang trải các khoản chi cần thiết phục vụ cho việc hoạt động của cơ sở cung ứng dịch vụ. Trong khi mức độ ưu đãi để khuyến khích xã hội hóa cung ứng dịch vụ nói chung được đánh giá là còn thấp thì những ưu đãi đối với các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao lại càng được đặc biệt lưu ý.

Nhà nước cần xuất phát từ những yêu cầu mang tính đặc thù về xã hội của việc cung ứng các dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao để có nhiều ưu đãi hơn nữa cho các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng loại hình dịch vụ này. Để thực hiện được điều này, các quy định về ưu đãi đối với các cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ nói chung và dịch vụ về văn hóa, thể dục, thể thao nói chung cần phải cụ thể và thường xuyên được xem xét để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với những biến động chung của

tiên xem xét để có thể cắt giảm những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết cản trở đến việc vận hành của các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập cũng nên được xem là một ưu đãi để khuyến khích việc xã hội hóa trong cung ứng dịch công ở nước ta hiện nay.

d. Xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và trách nhiệm của Nhà nước

Trong cung ứng dịch vụ công, Nhà nước bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo kể cả khi việc xã hội hoạt động cung ứng dịch vụ công đã đạt đến tầm mức cao. Trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao điều này lại càng được thể hiện một cách rõ nét. Do đặc thù, trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao nhiều loại hình hoạt động khó có thể thu hút được việc đầu tư, xã hội hóa của các đơn vị ngoài công lập. Để gìn giữ những giá trị tinh thần cho xã hội mà những loại hình hoạt động này mang lại Nhà nước luôn phải chủ động đầu tư và tìm kiếm các nguồn lực trong xã hội thúc đẩy các loại hình hoạt động này phát triển.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực văn hóa, nếu Nhà nước không chủ động mà chỉ trông chờ vào xã hội hóa nhiều bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống khó có thể được gìn giữ do rất ít các đơn vị tư nhân bỏ vốn để đầu tư vào lĩnh vực này. Cũng tương tự như vậy, rất nhiều hoạt động văn hóa thông tin văn hóa cơ sở như cổ động, tuyên truyền, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa luôn cần có sự đầu tư của nguồn vốn ngân sách nhà nước chứ không thể trong chờ vào nguồn vốn được xã hội hóa. Như vậy, một mặt cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút các cơ sở ngoài công lập tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao; mặt khác Nhà nước luôn cần chú trọng đến việc đầu tư cho các đơn vị công lập để những đơn vị này có thể chủ động và tích cực phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cũng đồng nghĩa với việc phải tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động văn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 182 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)