Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài đối với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 140 - 145)

Ở nước ta, lý luận và thực tiễn về dịch vụ công, cung ứng dịch vụ công và xã hội hóa cung ứng dịch vụ công vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, còn nhiều điều cần bàn. Vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật của nước ngoài về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công để vận dựng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này là điều có ý nghĩa thực

46 Điều 1 của Bộ pháp điển về giao thầu công của CH Pháp ban hành theo Nghị định ngày 07/01/2004 có

tiễn. Tuy vậy, khi vận dụng kinh nghiệm pháp luật nước ngoài ở Việt Nam, nguyên tắc chung cần được quán triệt chung là: một mặt, những kinh nghiệm nước ngoài đó cần được vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam;

mặt khác, việc vận dụng những kinh nghiệm nước ngoài cũng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, không bị lạc hậu so với xu hướng phát triển chung của thế giới. Từ kinh nghiệm pháp luật của nước ngoài liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, một vài gợi ý dưới đây được đưa ra để cân nhắc, xem xét nhằm vận dụng phù hợp trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của Việt Nam trong điều kiện hiện nay:

* Khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của nước ta cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu của xã hội trên cơ sở đó xây dựng những nguyên tắc, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công. Về bản chất, nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội được tận hưởng và sử dụng các dịch vụ công. Vì vậy, pháp luật của các nước đều xác định rất rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Tuy nhiên xu hướng tăng cường đa dạng hóa các chủ thể trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ công mà không chỉ phụ thuộc vào nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Với xu thế xã hội hóa mạnh mẽ việc cung ứng dịch vụ công như vậy, để tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công, các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công được đặc biệt quan tâm. Pháp luật liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế phát triển chung này. Phù hợp với điều này, khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cần phải:

- Xác định phạm vi và mức độ xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công:

loại hình dịch vụ công nào có thể được xã hội hóa; loại hình dịch vụ công nào

bắt buộc nhà nước phải trực tiếp cung ứng; với loại hình dịch vụ công được xã hội hóa thì mức độ xã hội hóa đối với loại dịch vụ này được thực hiện như thế nào;

- Xác định rõ bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy này trong quản lý xã hội hóa cung ứng dịch vụ công;

- Xác định các nguyên tắc khuyến khích mở rộng việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cũng như các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước.

* Với các nước đã có bề dầy kinh nghiệm về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, các quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể việc cung ứng dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước rất phát triển. Ở Việt Nam, quá trình thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ công chưa dài, phạm vi và mức độ xã hội hóa cung ứng dịch vụ công chưa thể so sánh được với các nước có bề dày kinh nghiệm về vấn đề này. Vì vậy, những nội dung đúc rút được từ thực tiễn pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của các nước đi trước Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ gợi ý cho chúng ta xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các quy định pháp luật đáp ứng xu hướng ngày càng mở rộng và tăng cường các hoạt động xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến:

- Các quy định mang tính minh bạch về điều kiện, trình tự thủ tục để được tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tu nhân;

- Các quy định về các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả và các điều kiện có liên quan khác của từng loại hình dịch vụ công mà tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư tham gia cung ứng;

- Các quy định liên quan đến chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao cung ứng dịch vụ công từ nhà nước sang khu vực tư nhân;

- Các quy định liên quan đến các biện pháp xử lý những sai phạm trong việc cung ứng dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân nhằm

* Thực tiễn pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của các nước cho thấy khó có thể pháp điển hóa các quy định liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong các văn bản pháp luật có quy mô nội dung mang tính tổng thể, toàn diện mà các quy định này nằm ở nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ công trong từng lĩnh vực thể. Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam chúng ta cũng cần nhận thức rõ thực tế nêu trên để xác định những bước đi và hình thức phù hợp. Ngoài những vấn đề mang tính nguyên tắc chung có thể được pháp điển trong một văn bản pháp luật (như nguyên tắc bảo đảm trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, khuyến khích mở rộng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, các biện pháp ưu tiên, ưu đãi xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, phưong thức pháp lý chung để chuyển giao cung ứng dịch vụ công...), việc điều chỉnh cụ thể cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực khác nhau được quy định trong từng văn bản pháp luật mang tính chuyên biệt. Chẳng hạn như ở Singapore, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục điều chỉnh bằng Luật về giáo dục ngoài công lập. Các văn bản pháp luật mang tính chuyên biệt này cùng với những nội dung văn bản pháp luật quy định những vấn đề chung của xã hội hóa cung ứng dịch vụ công tạo hành lang pháp lý để tổ chức hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công. Kinh nghiệm nước ngoài cũng cho thấy, do có thể được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như vậy, việc bảo đảm tính thống nhất, tránh có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ công của các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân là điều cần được lưu tâm.

Kết luận

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là xu thế chung mà chính phủ các nước trên thế giới hiện đang tiến hành. Ở nhiều quốc gia mà xã hội hóa cung ứng dịch vụ công đã có bề dày kinh nghiệm, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công tương đối phát triển, gợi mở những nội dung mà pháp luật của

các nước còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Việt Nam học hỏi. Với cách đặt vấn đề như vậy, chuyên đề nghiên cứu này đã khái quát một số nội dung cơ bản của pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của một số nước trên thế giới và đưa ra một vài đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của Việt Nam. Chuyên đề này đã chỉ ra rằng, tuy phạm vi và mức độ xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam còn dừng lại ở mức độ khiêm tốn nhưng những kinh nghiệm pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công của các nước trên thế giới là nguồn tài liệu tham khảo hữu dụng đối với những người làm công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở nước ta.

XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)