Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế ở nước ta

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 42 - 47)

B. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

II. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế ở nước ta

mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao…và gần đây nhất là Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay tập trung vào các nội dung cơ bản dưới đây:

* Huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở y tế công lập

Theo Báo cáo số 65/BC-CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân (Báo cáo số 65), trên cơ sở Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến thời điểm tháng 5 năm 2008 “các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỉ đồng để triển khai các kĩ thuật cao, trong đó các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trên 500 tỉ đồng, các đơn vị thuộc TP Hồ Chí Minh huy động và vay quĩ kích cầu gần 1.000 tỉ đồng; các đơn vị thuộc Hà Nội huy động được trên 100 tỉ đồng, Quảng Ninh gần 50 tỉ đồng...”.

* Phát triển các hình thức cung ứng dịch vụ y tế ngoài công lập Thực hiện chủ trương xã hội hoá dịch vụ y tế của Đảng và các chính sách ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, tính đến tháng 05 năm 2008, cả nước có trên 30.000 phòng khám tư; trên 21.600 quầy thuốc, 450 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền với trên 2.000 chế phẩm đông nam dược... Có 66 bệnh viện ngoài công lập với 4.456 giường bệnh; 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng (theo Báo cáo số 65). Nhìn chung các cơ sở y tế ngoài công lập có qui mô nhỏ, chủ yếu thực hiện các dịch vụ khám, chữa các bệnh thông thường và đa số là điều trị ngoại trú. Tỉ lệ gường bệnh tư nhân còn thấp (3% so với tổng số giường bệnh) và chủ yếu phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao trong xã hội, đủ khả năng chi trả cho dịch vụ buồng

bệnh chất lượng cao. Do đó đã có một số bệnh viện hoạt động theo mô hình

“bệnh viện khách sạn”, như Bệnh viện Phụ sản Quốc tế và Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh tại TP Hồ Chí Minh...

* Ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập

Các chính sách này được quy định trong các văn bản pháp luật mà nội dung thể hiện ở ba vấn đề lớn: chính sách ưu đãi về trụ sở làm việc và tài sản trên đất; chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng và chính sách ưu đãi về nhân lực.

Xã hội hóa cung ứng dịch công trong lĩnh vực y tế ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các cơ sở y tế công lập được kiện toàn và phát triển không chỉ dựa vào nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Các cơ sở y tế ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động hiệu quả ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn và góp phần quan trọng trong khám, chữa bệnh, cung ứng thuốc và thiết bị y tế cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận với các thiết bị, kĩ thuật y tế tiên tiến trên thế giới và sử dụng các dịch vụ y tế với chất lượng ngày càng cao.

Chính điều này đã tạo động lực “cạnh tranh” về chất lượng và tinh thần phục vụ nhân dân giữa cơ sở y tế công lập và ngoài công lập và nhân dân là người được thụ hưởng những thành quả mà xã hội hóa cung ứng dịch công trong lĩnh vực y tế mang lại.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, xã hội hóa cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết, cụ thể là:

- Quản lí nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, chậm được đổi mới, các chính sách khuyến khích phát triển cơ sở y tế ngoài công lập còn thiếu cụ thể. Các chính sách này còn qui định chung đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; dân số, gia đình, bảo vệ

lĩnh vực y tế. Chính sách viện phí được ban hành từ năm 1994, đến nay đã 14 năm chưa được sửa đổi cho phù hợp. 22

- Việc quản lí hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ. Các qui định của pháp luật chưa đầy đủ để khuyến khích và định hướng phát triển thị trường lao động về cung ứng dịch vụ y tế.

- Việc phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ y tế còn chưa hợp lí, kém hiệu quả và không bảo đảm công bằng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Việc đầu tư ngân sách nhà nước còn chưa trực tiếp cho người dân sử dụng dịch vụ y tế đã làm giảm tốc độ xã hội hoá lĩnh vực này.

- Chế độ thanh toán chi phí dịch vụ y tế qua hình thức bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập gây phiền hà cho người dân và cơ sở y tế nhất là đối với các cơ sở y tế ngoài công lập. Chưa có những giải pháp hữu hiệu để mở rộng phạm vi đối tượng mua bảo hiểm y tế, nhất là đối với loại bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Một số cán bộ y tế còn có biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp; chế độ đãi ngộ của Nhà nước chưa tương xứng với tính chất và đặc thù của nghề y.

2. Hướng hoàn thiện chính sách và pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

Để khắc phục những bất cập về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế như đã nêu ở phần trên, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có việc hoàn thiện các quy định pháp luật về các vấn đề có liên quan.

Các chính sách và qui định của pháp luật phải cụ thể và phù hợp với đặc thù của hoạt động cung ứng dịch vụ y tế. Đây là loại hình dịch vụ có tính nhân đạo cao, đòi hỏi người cung ứng dịch vụ phải đề cao đạo đức nghề nghiệp với phương châm chữa bệnh, cứu người không phân biệt giầu nghèo.

Vì vậy, vai trò điều tiết, giám sát việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y

22 Theo số liệu của Báo cáo số 65.

tế cần được đặc biệt chú trọng. Mặt khác, các chính sách, qui định của pháp luật về lĩnh vực này cũng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của các cơ sở y tế đặc biệt là các cơ sở y tế ngoài công lập phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường, bảo đảm qui chế pháp lí bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các cơ sở y tế ngoài công lập hoạt động ở các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa bàn khó khăn khác. Để làm được điều này việc rà soát lại quy định các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế của các cơ sở y tế ngoài công lập là điều cần thiết nhằm:

- Loại bỏ các quy định đã lỗi thời, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, không khuyến khích các đơn vị ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ y tế;

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ y tế của các đơn vị ngoài công lập mà lý tưởng là có thể cho ra đời Luật hành nghề y dược tư nhân với những quy định pháp luật đầy đủ, toàn diện hơn thay cho Pháp lệnh hiện hành về vấn đề này. Việc quản lý này cần thực hiện theo phương châm đa dạng hóa các đơn vị cung ứng dịch công trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cung ứng dịch vụ.

Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cần kịp thời có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2009) nhằm khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia kí hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế;

đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến việc khám, chữa bệnh, chuyển tuyến điều trị và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của những người tham gia bảo hiểm y tế; khắc phục tình trạng mất cân đối về khối lượng, tính chất công việc và đối tượng phục vụ giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; bảo đảm

khai tốt lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Những quy định về chính sách như trên là một trong những nội dung quan trọng để tạo niềm tin, uy tín của người dân với các cơ sở dịch vụ y tế ngoài công lập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)