Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 35 - 40)

B. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

I. Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta

1. Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta

Giáo dục - đào tạo là loại dịch vụ khá đặc biệt vì cung ứng dịch vụ này cũng đồng thời là đầu tư tạo nguồn nhân lực cho tương lai nên chất lượng dịch vụ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người thụ hưởng dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội. Ở nước ta, trong thời kì tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước đã bao sân toàn bộ việc cung ứng dịch vụ trong giáo dục - đào tạo. Việc làm này đã bộc lộ những bất cập như đặt gánh nặng quá lớn lên ngân sách hạn hẹp của nhà nước, ít nhiều tạo nên sự thụ động, bình quân chủ nghĩa trong giáo dục - đào tạo. Hiện nay, bối cảnh xã hội

18 Xem, Tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=127&article=165728

19 Xem Vũ Mai, Thành lập năm Văn phòng thừa phát lại đầu tiên của Việt Nam http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/05/3BA1C1A6/

trong nước và quốc tế đã thay đổi rất căn bản dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong nhận thức về vai trò của nhà nước đối với xã hội nói chung và đối với việc cung ứng các dịch vụ công nói riêng, đồng thời nhu cầu về giáo dục - đào tạo mở rộng cùng với sự chủ động, nhạy bén trong việc tham gia giải quyết các công việc xã hội của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng đã làm cho nhà nước nhìn nhận lại việc cung ứng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo. Hàng loạt văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của nhà nước từ năm 1986 đến nay như Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về giáo dục - đào tạo, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật Giáo dục, Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, Nghị quyết 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo.

Xã hội hóa giáo dục - đào tạo ở nước ta tập trung vào những nội dung nổi bật sau đây:

Một là, xã hội hóa việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Xã hội hóa đầu tư cho giáo dục - đào tạo được thể hiện ở hai phương thức chính là mở rộng hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập và huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội đầu tư cho cả hệ thống trường công lập và ngoài công lập.

Hai là, xã hội hóa chương trình giáo dục - đào tạo, theo đó việc xây dựng chương trình giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội và để phục vụ xã hội.

Ba là, xã hội hóa việc giải quyết đầu ra cho giáo dục - đào tạo theo đó các cơ sở giáo dục - đào tạo phải có trách nhiệm rất lớn về chất lượng sản phẩm mà mình tạo ra cho xã hội và đó là điều kiện sống còn của cơ sở giáo dục - đào tạo trước quy luật đào thải nghiệt ngã của thị trường.

Những tác động tích cực của xã hội hóa giáo dục đào tạo

Với những nội dung cơ bản như đã trình bày ở trên, sau hơn chục năm thực hiện, xã hội hóa giáo dục đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống xã hội ở nước ta:

Thứ nhất, xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của người dân. Với nhu cầu học tập ngày một gia tăng nếu chỉ có nhà nước là người duy nhất cung ứng dịch vụ thì không thể cung ứng đủ hoặc ít nhất cũng không thể cung ứng đủ các dịch vụ đó theo đúng nhu cầu của xã hội. Việc huy động các lực lượng xã hội khác tham gia cung ứng dịch vụ đã góp phần tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội hiện đại.

Thứ hai, xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã tạo nên sự cạnh tranh để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ được cung ứng. Khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc cạnh tranh buộc các bên cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dịch vụ để tồn tại, để có được chỗ đứng chắc chắn trong thị trường. Điều này không chỉ tác động đến các trường ngoài công lập - các trường phải tự trang trải mọi hoạt động bằng nguồn tài chính của mình - mà ngay cả hệ thống trường công lập dù ít bị sức ép từ vấn đề tài chính nhưng vì nhiều lí do khác cũng vẫn phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Thứ ba, xã hội hóa giáo dục đã tạo ra nhiều khả năng cho người sử dụng dịch vụ lựa chọn dịch vụ giáo dục - đào tạo phù hợp với nhu cầu.

Thứ tư, xã hội hóa giáo dục đã huy động được nhiều lực lượng xã hội khác nhau tham gia và phát huy thế mạnh vốn có cùng giải quyết vấn đề chung của xã hội. Sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước không chỉ làm giảm gánh nặng cho nhà nước mà còn tránh khả năng định hướng giáo dục - đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội do nhìn nhận, đánh giá thiếu khách quan, phiến diện.

Những bất cập nảy sinh trong xã hội hóa giáo dục – đào tạo

Mặc dù đã mang lại nhiều tác động tích cực cho đời sống xã hội, xã hội hóa giáo dục - đào tạo ở nước ta không tránh khỏi những khó khăn, bất cập cần được xử lý, khắc phục kịp thời nhằm tránh để lại những hậu quả tiêu cực trong xã hội.

Thứ nhất, xã hội hóa giáo dục ở nước ta khó tránh khỏi nguy cơ thương mại hóa. Điều 2 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao quy định nhà nước khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở ngoài công lập “hoạt động không theo mục đích thương mại hóa”. Tuy vậy, nếu như không có các biện pháp quản lý thích hợp đây là nguy cơ khó ngăn chặn bởi vì:

- Các cơ sở ngoài công lập luôn có vốn góp của các cá nhân, tổ chức và các cá nhân, tổ chức này được chia lợi nhuận hoặc được phân phối phần chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm tài chính sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, bổ sung nguồn vốn, chi tăng cường cơ sở vật chất, giảm mức thu phí…20 nên khó có thể khẳng định các cá nhân, tổ chức này vô tư với thu nhập của mình đến mức không gây nên một sức ép nào đối với hoạt động của cơ sở mà họ góp vốn;

- Giáo dục - đào tạo tạo ra sản phẩm phi vật thể, đó là tri thức, là kĩ năng sống, kĩ năng làm việc của người được giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên,

20 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động

trên thực tế, chất lượng giáo dục - đào tạo đôi khi được đánh giá dựa trên những dấu hiệu mang tính hình thức như điểm số trong quá trình học hay chứng chỉ, bằng cấp nhận được sau mỗi chương trình học. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ thương mại hóa giáo dục - đào tạo đúng như nhận định của ông Mel Blunt cố vấn trưởng về kĩ thuật thuộc Dự án Hỗ trợ cải cách hành chính Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) “Việc cung cấp các dịch vụ của nhà nước thường chú trọng đến chất lượng, nhưng lại có quá ít sự lựa chọn. Còn việc cung cấp các dịch vụ theo cơ chế thị trường lại ít quan tâm đến chất lượng, mà chú trọng đến lợi nhuận thu được”.21

Thứ hai, cũng vì xu hướng nêu trên nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã chạy theo nhu cầu của xã hội mà xa rời mục tiêu chân chính của giáo dục - đào tạo.

Nếu nhà nước không có cách quản lí thích hợp thì xã hội hóa cung ứng dịch vụ trong giáo dục - đào tạo khó tránh khỏi những trường hợp bị lệch lạc do đáp ứng những nhu cầu không chính đáng đó.

Thứ ba, khi thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo việc kiểm soát chất lượng giáo dục - đào tạo khó khăn. Do mối quan hệ giữa các trường ngoài công lập với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo rất khác so với mối quan hệ giữa các cơ quan đó với trường công lập nên làm thế nào để kiểm soát được chất lượng giáo dục - đào tạo mà không tạo ra phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa cơ sở giáo dục - đào tạo công lập và cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập là vấn đề không dễ dàng.

Thứ tư, xã hội hóa giáo dục làm sâu sắc thêm sự phân hóa trong thụ hưởng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo. Trên thực tế, giá dịch vụ ở hệ thống trường ngoài công lập cao hơn so với trường công lập và có sự chênh lệch đáng kể ngay giữa các trường ngoài công lập với nhau. Thông thường, chất lượng dịch vụ càng cao thì giá dịch vụ càng cao, do vậy những người có thu nhập cao có nhiều cơ hội thụ hưởng các dịch vụ có chất lượng cao và

21 http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/Vietnam//CommentsPress/869200603131646000

người có thu nhập thấp thì có ít khả năng lựa chọn dịch vụ cho mình. Đồng thời, vì giáo dục - đào tạo là tạo nguồn nhân lực cho tương lai nên sự hạn chế trong lựa chọn dịch vụ đối với một bộ phận lớn dân cư không chỉ là sự thiệt thòi của chính họ mà còn là sự tổn thất cho chính xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)