Một số kinh nghiệm xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong giáo dục, đào tạo thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 156 - 160)

Qua hơn mười năm thực hiện chính sách xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong giáo dục, đào tạo có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, quá trình xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thể hiện rõ sự

nhà nước, nhiều quyết định, nhiều biện pháp quản lí không có độ bền về thời gian, không lường hết những tác động không mong muốn có thể xảy ra.

Chẳng hạn, việc trao quyền cho các trường đại học chủ động trong ra đề, tổ chức thi, chấm bài thi tuyển sinh đại học đã gây lãng phí rất lớn cho xã hội để rồi sau mấy năm áp dụng lại phải chuyển thành “ba chung”. Bộ Giáo dục và đào tạo hô hào chống bệnh thành tích nhưng mầm bệnh thành tích được nảy sinh ngay trong các chính sách quản lí về giáo dục, đào tạo như đánh giá, xếp loại trường, đánh giá, xếp loại giáo viên có căn cứ vào các tiêu chuẩn như tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ học sinh khá, giỏi. Dư luận xã hội hẳn chưa quên những trường hợp được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin học sinh lớp bốn mà chưa đọc thông, viết thạo nhưng các em vẫn phải lên lớp ngay cả khi cha mẹ yêu cầu cho các em học lại lớp dưới. Chính điều này đã gây ra tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” và các con số về tỉ lệ học sinh khá, giỏi nhiều khi không phản ánh đúng trình độ của học sinh. Những tác động không mong muốn của các quyết định, biện pháp quản lí đôi khi lại đặt ra những tình huống mới khó giải quyết. Ví dụ, nhà nước cấm dạy thêm, học thêm nhưng cả xã hội và chắc hẳn các nhà quản lí cũng nhận thấy dạy thêm, học thêm ngày càng phổ biến hơn đến mức phần lớn phụ huynh không thể yên tâm về quá trình học tập của con cái nếu không cho con học thêm. Những ví dụ nói trên cho thấy nhà nước chưa có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu xã hội, quản lí nhà nước vẫn mang nặng tính hành chính, chủ quan, duy ý chí. Cần xác định rõ mục đích của giáo dục, đào tạo nói chung, của từng cấp học nói riêng để xây dựng chương trình, định ra phương pháp dạy, học thích hợp, xác định rõ vai trò của nhà nước, của nhà trường, của xã hội trong giáo dục, đào tạo, coi trọng đúng mức các quy luật của thị trường nhưng nhà nước không để mất quyền kiểm soát, phải đảm bảo công bằng và vì sự phát triển xã hội.

Thứ hai, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong giáo dục, đào tạo chưa thực sự quan tâm đến người thụ hưởng dịch vụ, chưa đặt người dân vào trung tâm của các chính sách. Nếu hiểu dịch vụ theo đúng nghĩa thì người

cung cấp dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ đều phải hướng vào người thụ hưởng dịch vụ, hơn nữa người học không chỉ là người thụ hưởng dịch vụ mà còn là người hưởng quyền, đó là quyền học tập - một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Do vậy, mọi chính sách liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ trong giáo dục, đào tạo đều phải xuất phát chủ yếu từ điều kiện thực tế và nhu cầu thụ hưởng của người học và của những người liên quan mật thiết (ví dụ phụ huynh học sinh) chứ không chỉ là điều kiện, nhu cầu của người cung cấp dịch vụ hay của nhà nước. Nhà nước cần giảm bớt tính hành chính trong các biện pháp quản lí, nên kết hợp hài hòa giữa quản lí của nhà nước với tác động của quy luật thị trường. Chẳng hạn, chủ trương khuyến khích mở các trường ngoài công lập ở khu vực thành phố, thị xã là đúng nhưng không nên hạn chế mở trường công lập ở các khu vực này.

Bởi vì, mặc dù nói chung thu nhập của người dân ở thành phố, thị xã cao hơn so với nông thôn, do vậy, nhu cầu thụ hưởng dịch vụ phân hóa rõ rệt hơn nhưng rõ ràng mật độ dân cư ở thành phố, thị xã rất cao và tốc độ tăng dân số ở những nơi đó nhanh hơn nông thôn, hơn nữa thu nhập của người dân ở thành phố, thị xã rất không đồng đều, nhu cầu học trong các trường công của học sinh vẫn rất lớn. Nếu hạn chế mở trường công một cách không phù hợp sẽ gây mất cân bằng cung cầu tạo sức ép buộc phải cho mở trường ngoài công lập dù điều kiện chưa chín muồi và thiệt thòi sẽ do học sinh gánh chịu đầu tiên. Mặt khác, sự bình quân trong việc cung ứng dịch vụ trong giáo dục, đào tạo còn phổ biến, không thể hiện những nét khác biệt rõ rệt về dịch vụ giáo dục, đào tạo giữa các cơ sở đào tạo hay giữa các dịch vụ ngay trong một cơ sở đào tạo nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người thụ hưởng dịch vụ. Hiện tượng dạy thêm, học thêm dù bị cấm vẫn ngày càng phổ biến cũng ít nhiều có nguyên nhân từ thực tế này, hay nhiều gia đình chấp nhận chi phí rất lớn cho con em đi du học nước ngoài do giáo dục, đào tạo trong nước không đáp ứng được nhu cầu của họ. Quá trình xã hội hóa cũng chưa thể hiện rõ nét đặc thù của cung ứng dịch vụ công trong giáo dục, đào

quyết 90/CP, Nghị định 73/1999/NĐ-CP, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, Nghị định 69/2008/NĐ-CP nói trên chưa thể hiện rõ nét sự khác biệt trong quản lí nhà nước nhằm xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong giáo dục, đào tạo với xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong y tế, văn hóa, thể thao. Giáo dục, đào tạo có nhiều điểm khác với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác trong đó điều quan trọng là giáo dục, đào tạo xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội, là tính liên tục trong thụ hưởng dịch vụ, là sự thống nhất cao trong cung cấp dịch vụ của toàn ngành giáo dục, đào tạo. Sự khác biệt trong quản lí nhà nước phải xuất phát từ những đặc trưng này của dịch vụ công trong giáo dục, đào tạo.

Thứ ba, xã hội hóa còn coi trọng số lượng hơn chất lượng, chưa đồng bộ, chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội, chưa coi trọng quy luật của thị trường. Việc đưa ra chỉ tiêu số lượng trường ngoài công lập và hạn chế mở trường công lập ở thành phố, thị xã nói trên là một ví dụ về việc quá coi trọng số lượng, thiếu tôn trọng quy luật của thị trường. Nếu theo đúng quy luật thị trường thì ở đâu có “cầu” ở đó sẽ có “cung”, chỉ cần nhà nước tạo khung pháp lí thích hợp thì nơi nào có nhu cầu mở trường ngoài công lập chắc chắn sẽ có trường ngoài công lập xuất hiện, ngược lại, nơi nào không có nhu cầu mở trường ngoài công lập thì bắt ép trường ngoài công lập ra đời hẳn sẽ phản tác dụng. Việc đưa ra chỉ tiêu trường ngoài công lập và chủ trương áp dụng một số chính sách tài chính trong giáo dục, đào tạo như tăng học phí cho thấy dường như nhà nước chú ý xã hội hóa đầu tư cho giáo dục hơn xã hội hóa các nội dung khác (như xã hội hóa chương trình giáo dục, đào tạo chẳng hạn) khiến nhiều người có cảm giác nhà nước đang đẩy gánh nặng tài chính sang cho người dân53. Việc xóa trường chuyên, lớp chọn ở phổ thông vừa hạn chế quá trình đa dạng hóa dịch vụ trong giáo dục, đào tạo, vừa không đồng nhất với việc mở loại hình đào tạo chất lượng cao ở các trường đại học, việc cấm dạy thêm, học thêm nhưng không loại trừ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dạy thêm, học thêm ngay cả khi chương trình học chính khóa đã bị coi là quá tải, việc thay đổi sách giáo khoa quá thường xuyên… đều cho thấy thiếu

53 http://www.diendan.org/viet-nam/xa-hoi-hoa-giao-duc/

chính sách dài hơi trong giáo dục, đào tạo, các giải pháp mang tính tình thế, chắp vá và vẫn phảng phất tư duy không điều chỉnh được thì cấm mà không tính đến lợi ích của người dân, của xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở việt nam (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)