3. Xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam
3.1 Nhận thức chung về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam
ứng dịch vụ công trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là một giải pháp quan trọng để cải tiến việc cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam, xã hội hóa không đồng nhất với quá trình tư nhân hóa đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới.
Sự khác biệt giữa hai khái niệm này thể hiện ở những đặc trưng sau:
- Tư nhân hóa được tiến hành đối với mọi lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khái niệm xã hội hóa chỉ được dùng với lĩnh vực cung ứng dịch vụ công
- Tư nhân hóa là quá trình chuyển giao hoạt động từ khu vực công sang khu vực ngoài nhà nước; xã hội hóa không chỉ là quá trình chuyển giao hoạt động như trên, mà còn bao hàm cả việc huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công của Nhà nước.
- Xã hội hóa cung ứng dịch công bao hàm cả việc cho phép tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công nhưng việc tham gia này luôn được đặt trong việc tăng cường trách nhiệm của nhà nước đối với việc thực hiện các công việc liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng.
Việc huy động sự đóng góp của các tổ chức và công dân bao gồm hai phương thức cơ bản:
- Huy động kinh phí đóng góp của dân vào việc cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước.
- Động viên, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động và tích cực của các tổ chức và công dân vào quá trình cung ứng dịch vụ công, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công trên cơ sở phát huy công sức và trí tuệ của dân.
Việc xã hội hóa dịch vụ công cộng thường đem lại hiệu quả cao hơn so với sự cung ứng bao cấp của Nhà nước. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Việc chuyển giao một số dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức này và tạo cơ hội cho người
tiêu dùng lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất. Những tổ chức được nhận thầu cung ứng độc quyền một loại dịch vụ công cộng nào đó luôn có nguy cơ bị xoá bỏ hợp đồng nếu làm ăn kém hiệu quả. Các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng các dịch vụ công cộng cũng sẽ bị rút lại giấy phép nếu hoạt động sai quy định của Nhà nước. Vì vậy, các tổ chức này luôn luôn phải đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả để có thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh.
- Việc xã hội hóa các dịch vụ công cộng tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động này, phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính sáng tạo và chủ động tích cực của người dân, nhờ đó đa dạng hóa và tăng nguồn cung ứng các dịch vụ công cộng cho xã hội.
- Xã hội hóa các dịch vụ công cũng bao hàm ý nghĩa động viên sự đóng góp kinh phí của mỗi người cho hoạt động cung ứng dịch vụ công của Nhà nước. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hết sức hạn hẹp, khối lượng dịch vụ công cộng cần phải cung ứng cho xã hội lại quá lớn thì việc huy động một phần đóng góp của nhân dân sẽ làm giảm gánh nặng cho Nhà nước, tập trung ngân sách vào những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Xã hội hóa dịch vụ công cộng trong điều kiện phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong cơ chế thị trường ở nước ta là một giải pháp cần thiết để góp phần tạo ra sự công bằng trong tiêu dùng các dịch vụ công. Điều đó có nghĩa là những ai tiêu dùng nhiều dịch vụ công cộng thì phải trả tiền nhiều hơn.
Riêng trong những trường hợp cung ứng các dịch vụ tối cần thiết cho những người thuộc diện khó khăn, nghèo đói hoặc là đối tượng chính sách, Nhà nước cần có những quy định ưu đãi phù hợp để bảo đảm sự công bằng xã hội.
Điều cần lưu ý ở đây là: tất cả những hoạt động cung ứng dịch vụ công dù được tiến hành dưới hình thức nào thì Nhà nước vẫn là người chịu trách
hàng hóa và dịch vụ thông thường khác, các dịch vụ công chịu ảnh hưởng quan trọng của Nhà nước trong việc hình thành, phân phối, chi phí và giá cả.
Nói cách khác, Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát đối với việc cung ứng các dịch vụ này nhằm đảm bảo đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu của nhân dân.
- Quá trình đa dạng hóa các phương thức cung ứng dịch vụ công, mở ra cơ hội để mọi người chủ động và bình đẳng tham gia. Dịch vụ công không còn chỉ được cung ứng bởi Nhà nước nữa, mà được mở rộng cho sự tham gia của các tổ chức ngoài Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú (có thể hoạt động độc lập, liên kết với Nhà nước hoặc quan hệ bạn hàng với Nhà nước) và bình đẳng.
- Quá trình đa dạng hóa các nguồn đầu tư để thu hút, khai thác mọi tiềm năng trong xã hội, gắn với việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động cung ứng dịch vụ công là quá trình đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong xã hội. Cùng với Nhà nước, các tổ chức ngoài Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.
- Xã hội hóa dịch vụ công bao gồm cả xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công, huy động toàn xã hội và thu hút cả đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động này và cả xã hội hóa hưởng thụ dịch vụ công, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cho mọi người dân được hưởng những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.
Nhà nước và phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát các cơ sở cung ứng dịch vụ công. Mục tiêu của các hoạt động xã hội hóa dịch vụ công là nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận với các dịch vụ công có chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nội dung cụ thể của cơ chế xã hội hóa được thể hiện ở những điểm chính sau đây:
- Thứ nhất, chuyển đổi các cơ sở công lập cung ứng dịch vụ công đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận. Các cơ sở này có đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu - chi;
thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng. Gắn liền với việc chuyển đổi là sự đổi mới chế độ thu phí dịch vụ. Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù hợp với từng lĩnh vực.
- Thứ hai, chuyển các cơ sở công lập cung ứng dịch vụ công sang hình thức dân lập, tư nhân hoặc sang doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc cơ chế lợi nhuận. Tài sản Nhà nước sẽ được chuyển giao (giao, bán hoặc cho thuê) cho các chủ thể ngoài Nhà nước. Quyết định chuyển giao do các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Thứ ba, khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ công ngoài công lập với các loại hình dân lập, tư nhân và doanh nghiệp. Các cơ sở này có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để đảm bảo lợi ích hợp lý của nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, còn lại phần lớn lợi nhuận được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế.
- Thứ tư, huy động mọi nguồn lực sẵn có trong xã hội để tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội.
Vai trò chủ đạo của Nhà nước được thực hiện thông qua việc tiếp tục tăng đầu tư từ ngân sách đi đôi với phát huy các khả năng đầu tư, đóng góp
Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ công được xã hội hóa.
3.2. Bối cảnh Việt Nam và vấn đề xã hội hóa dịch vụ công
* Điều kiện kinh tế - xã hội Thuận lợi:
- Nền kinh tế thị trường đã dần được hình thành tạo cơ hội cho đầu tư của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vào thực hiện các dịch vụ công.
- Yêu cầu của dân chúng phải thay đổi cách thức tổ chức và cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của đa số dân chúng và xã hội;
- Xuất hiện nhu cầu của dân chúng cần có các tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức phi nhà nước để giúp dân chúng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện của mình.
Những khó khăn:
- Các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế thị trường ở nước ta còn chưa hình thành đầy đủ và đồng bộ. Điều này gây khó khăn cho việc tìm ra mô hình tối ưu để chuyển giao thực hiện dịch vụ công và cung cấp dịch vụ công đến người hưởng thụ;
- Tâm lý hưởng thụ dịch vụ công bao cấp từ nhà nước còn nặng nề với đa số người dân Việt Nam. Quan niệm chưa tin cậy vào chất lượng dịch vụ do tư nhân cung cấp còn khá nặng nề làm cho đa số nhân dân không tin sử dụng các dịch vụ công của tổ chức phi nhà nước. Suy nghĩ dịch vụ tư luôn đòi hỏi chi phí cao hơn so với dịch vụ công do nhà nước thực hiện cũng cản trở nhân dân tiếp nhận rộng rãi các dịch vụ do cá nhân, tổ chức cung cấp.
* Điều kiện chính trị, tổ chức nhà nước và hệ thống pháp luật Thuận lợi:
- Tình hình chính trị ổn định là yếu tố thuận lợi căn bản để phát triển kinh tế - xã hội cũng như khuyến khích đầu tư cho thực hiện các dịch vụ
công. Chính trị ổn định cũng tạo điều kiện để nhà nước thực thi chính sách xã hội hóa một cách thuận lợi;
- Bộ máy nhà nước đã có những cải cách cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính điều này đã đặt ra và thúc đẩy quá trình xã hội hóa dịch vụ công;
- Ý thức phục vụ nhân dân đã được hình thành trong phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là yếu tố thức đẩy quá trình xã hội hóa;
- Hệ thống pháp luật được xây dựng và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, cơ sở pháp lý trực tiếp cho xã hội hóa các dịch vụ công đã được ban hành và bước đầu đáp ứng được với đòi hỏi của thực tiễn.
Khó khăn:
- Sự thích nghi của bộ máy nhà nước với các yếu tố mới vẫn còn hạn chế. Bộ máy hành chính vẫn còn được tổ chức để thuận tiện cho việc quản lý hơn là cho mục tiêu phục vụ nhân dân;
- Năng lực và thái độ các cán bộ, công chức, nhân viên trong các tổ chức dịch vụ công của nhà nước còn chưa đáp ứng được đỏi hỏi của nhân dân. Yếu tố này có thể khiến người yêu cầu, hưởng thụ dịch vụ tìm đến với các tổ chức dịch vụ phi nhà nước nhưng nó lại hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực nhà nước với khu vực tư;
- Còn nhiều yếu tố của xã hội hóa chưa được pháp luật quy định cụ thể như quyền lợi của người thực hiện dịch vụ, trách nhiệm bảo trợ, bảo vệ của nhà nước, các ưu đãi … chưa tạo ra đảm bảo pháp lý để quá trình xã hội hóa dịch vụ công đạt dược kết quả như mong muốn.
3.3. Phương hướng xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam
Trong điều kiện Việt Nam, xã hội hóa dịch vụ công được thực hiện theo những định hướng lớn dưới đây:
Thứ nhất, xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam không phải là quá
Ở nhiều nước, chuyển giao dịch vụ công là quá trình tư nhân hóa, nhà nước giao toàn bộ việc thực hiện các dịch vụ công cho tư nhân thực hiện nhà nước chỉ can thiệp (bằng pháp luật) để bảo đảm giá, chất lượng dịch vụ phù hợp với đa số dân chúng đồng thời nhà nước mua lại các dịch vụ công để phục vụ các hoạt động công cộng của chung cộng đồng và cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng bị thiệt thòi. Điều kiện thực tế của Việt Nam không cho phép tư nhân hóa vì: Điều kiện kinh tế Việt Nam còn nghèo nên khi nhà đầu tư bỏ vốn họ sẽ nhằm đến mục tiêu lợi nhuận, khi đó giá cả của dịch vụ sẽ không phù hợp với đa số dân chúng. Mặt khác khi thực hiện tư nhân hóa, nhà nước cũng không thể đặt một chế độ kiểm soát, can thiệp trực tiếp để hướng các dịch vụ công theo ý chủ quan của nhà nước và đòi hỏi của dân chúng.
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay các đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hóa dịch vụ công còn chiếm số lượng lớn nên đòi hỏi sự tham gia của nhà nước vào dịch vụ phải là duy trì sự tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ công. Khả năng và điều kiện của khu vực tư nhân ở Việt Nam còn hạn chế để có thể tiếp nhận việc thực hiện dịch vụ công một cách đầy đủ, toàn diện.
Thứ hai, xã hội hóa dịch vụ công phải được thực hiện đồng bộ từ xã hội hóa đầu tư cho dịch vụ công, xã hội hóa thực hiện và xã hội hóa hưởng thụ dịch vụ công.
Nhiều quan niệm về xã hội hóa cho rằng xã hội hóa chỉ bao gồm việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau ngoài ngân sách nhà nước cho thực hiện dịch vụ công. Mặc dù thu hút đầu tư là điều kiện tiên quyết để làm thay đổi diện mạo của dịch vụ công và san sẻ trách nhiệm với nhà nước nhưng chỉ chú trọng thu hút đầu tư thì chưa thể nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để phát huy trí tuệ, năng lực của mọi cá nhân, tổ chức Việt Nam thì xã hội hóa thực hiện dịch vụ công cũng phải được thực hiện, có nghĩa là nhà nước có thể đầu tư cho cá nhân, tổ chức có khả năng hoặc cho phép họ nhận đầu tư từ cá nhân, tổ chức khác để tổ chức thực hiện các dịch vụ công phù hợp. Với cách thức này, người đầu tư và người trực tiếp thực hiện dịch vụ công không
đồng nhất nhưng cả hai vẫn tham gia vào dịch vụ công theo khả năng của mình.
Xã hội hóa dịch vụ công là nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tuy nhiên xã hội hóa không chỉ hướng đến phục vụ đa số dân chúng mà còn phải chú ý phục vụ nhu cầu của những nhóm xã hội hội nhỏ. Đó có thể là nhóm những người bị hạn chế hưởng thụ dịch vụ do điều kiện bản thân như người nghèo, người tàn tật, gia đình chính sách, những nhóm người này hiện vẫn chiếm số lượng lớn trong xã hội Việt Nam do hậu quả của chiến tranh.
Nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ có chất lượng cao, thuận tiện của một bộ phận nhỏ người có khả năng kinh tế cũng cần được khuyến khích vì đây là cơ sở để phát triển các dịch vụ có chất lượng cao làm tiền đề nâng cao chất lượng dịch vụ. Để bảo đảm công bằng và hạn chế tác động tiêu cực do phân hóa giàu nghèo thì nhà nước sẽ can thiệp đến nhu cầu hưởng thụ của dân chúng thông qua các chính sách miễn thuế, trợ giá cho các đối tượng chính sách xã hội, đánh thuế cao với các dịch vụ không khuyến khích. Như vậy, xã hội hóa dịch vụ công còn là xã hội hóa hưởng thụ dịch vụ công theo hướng đảm bảo cho mọi cá nhân, tổ chức được hưởng thụ dịch vụ theo khả năng của mình hài hòa với lợi ích chung của xã hội.
Thứ ba, xã hội hóa dịch vụ công phải được tiến hành thận trọng, hợp quy luật.
Xã hội hóa dịch vụ công là một vấn đề phức tạp và còn mới ở Việt Nam nên xã hội hóa dịch vụ công của chúng ta phải được thực hiện thận trọng, từng bước có “làm thí điểm với sự chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm trước khi mở rộng”.27
Xã hội hóa dịch vụ công nhằm đặt được ba mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; thỏa mãn nhu cầu và nâng cao chất lượng các hoạt động phục vụ nhu cầu của nhân dân; thu hút đầu tư của cá