1. Kiến thức :
- Hiểu được mối quan hệ giữa các PCHT và tình huống giao tiếp - Những trường hợp không tuân thủ PCHT
2. Kĩ năng :
- Lựa chọn đúng các PCHT trong quá trrình giao tiếp
- Đánh giá hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ ( hoặc vi phạm )PCHT trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
- Ra quyết định: lựa chọn cách dùng các PCHT trong giao tiếp.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các PCHT.
3.Thái độ :
- Có ý thức lựa chon và sd PCHT phù hợp khi giao tiếp 4. Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Năng lực: tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác , sử dụng ngôn ngữ
B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên :
- Soạn bài, bảng phụ
- Sưu tầm 1 số tình huống hội thoại trong thực tế liên quan đến ND bài học 2. Học sinh :
- Soạn bài C
.Tổ chức các hoạt động
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ : 3’
? Vẽ sơ đồ tư duy các PCHT đã học. Đọc 1 câu ca dao hoặc tục ngữ, thành ngữ liên qun đến PCHT và cho biết ý nghĩa của cấu đó liên quand dến PCHT cụ thể như thế nào?
* Tiến trình bài học: (42’)
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
Như chúng ta đã biết, các phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc một cách cứng nhắc đối với những người tham gia hội thoại. Việc tuân thủ hay không tuân thủ chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về điều đó.
Hoạt động 2 : Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày 1 phút - Thời gian : 10’
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HS đọc
? Việc chào hỏi của chàng rể phản ánh anh ta đang tỏ ra tuân thủ PCHT nào? Ý định đó của anh ta có đạt hiệu quả giao tiếp ko? Vì sao?
? Qua đó em rút ra được bài học gì trong việc tuân thủ phương châm hội thoại?
HS lấy VD minh hoạ
GV treo bảng phụ 1 vài VD
HS đọc ghi nhớ – GV nhấn mạnh
I Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
- Chàng rể có ý định tuân thủ PCLS - Không đạt hiệu quả giao tiếp
- Vì: Câu hỏi đặt trong hoàn cảnh giao tiếp khác thì lịch sự, nhưng trong trường hợp này người ta đang làm việc trên cây cao mà chàng rể gọi leo xuống để hỏi tức là đã quấy rối, gây phiền hà cho người đó.=> Vi phạm PCLS
+ Phải chú ý đến đặc điểm, tình huống giao tiếp. Vì 1 câu nói có thể thích hợp với tình huống này nhưng không thích hợp với tình huống khác nên cần chú ý nói với ai, khi nào, ở đâu?
3.Kết luận ( ghi nhớ SGK )
Hoạt động 3 : Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình, trình bày 1 phút - Thời gian : 18’
HS đọc lại các ví dụ trong tiết 3,8
? Các trường hợp nào vi phạm phương châm hội thoại?
Hs đọc đoạn đối thoại
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không? Vì sao?
GV mở rộng:Không phải sự nói dối nào cũng đáng chê trách, lên án. HS lấy VD minh hoạ.
? Qua đó em rút ra kết luận gì?
? Nói như vậy, có phải là không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
?Vậy phải hiểu câu này như thế nào?
?Hãy tìm một số câu nói tương tự ?
HS lấy VD
? Theo em, việc không tuân thủ
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1.Ví dụ:
SGK
2. Nhận xét:
* VD1:
- Tất cả các VD, ngoại trừ VD trong phương châm lịch sự “ Người ăn xin’’
* VD2:
Không.( Không tuân thủ phương châm về về lượng ) vì Ba không biết CX chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo năm nào.để tuân thủ phương châm về chất, Ba phải trả lời chung chung.
VD 3.
+Phương châm về chất: Nói điều mình không tin là đúng vì nhằm mục đích nhân đạo và cần thiết cho bệnh nhân ( thủ pháp nói giảm ).
+Trong tình huống giao tiếp nào,có 1 yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phong cách hội thoại thì phong cách hội thoại có thể không được tuân thủ.
VD 4.
+ Không.Vì xét về nghĩa tường minh thì nó không tuân thủ PCVL nhưng xét về ý nghĩa hàm ẩn thì vẫn có nội dung của nó.
+ “Tiền bạc bằng tiền bạc”: chỉ phương tiện để sống chứ phông phải là mục đích cuối cùng của con người. Muốn khuyên con người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi những thứ khác trong cuộc sống còn quan trọng hơn, thiêng liêng hơn.
+VD: Chiến tranh là chiến tranh Nó vẫn là nó
Nó là con của bố nó mà.
3.Kết luận ( Ghi nhớ SGK )
- Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hoá.
các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
-HS trả lời, GV nhấn mạnh
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác, yêu cầu khác.
- Người nói muốn gây sự chú ý, hàm ý nào đó.
Hoạt động 4 : Luyện tập
- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, , trình bày 1 phút, phân tích - Thời gian : 12’
III. Luyện tập:
GV hướng dẫn HS giải quyết các bài tập ( SGK). Sau mỗi bài tập khắc sâu và nhấn mạnh ý
Bài 1
- Những câu tục ngữ đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
- Uốn câu: không ai dùng vàng ( Kim loại quí hiếm) để uốn lưỡi câu.
- Tìm thêm một số câu TN, ca dao khác.
Bài 2
Phép tu từ vựng có liên quan có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh.
Ví dụ: + Bức tranh này anh vẽ xấu.
+ Bức tranh này anh vẽ chưa đẹp Bài 3:
Bảng phụ – HS điền nhanh
Ví dụ Phương châm
A. ………..Nói mát Lịch sự
B………Nói hớt Lịch sự
C………Nói móc Lịch sự
D. ……….Nói leo Lịch sự
E………Ra đầu ra đũa Cách thức
Bài 4:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu của bài tập
a. nhóm 1 b. nhóm 2 c. nhóm 3
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
GV tổng kết chung :
- Đôi khi người nói phải trình bày:
a.Nhân tiện đây xin hỏi: hỏi không đúng đề tài 2 người đang trao đổi.=> .Để tránh vi phạm PCQH
b.Tôi nói điều này có gì không phải: nói điều mà có thể làm tổn thương người nghe=>
Để tránh vi phạm PCLS
c.Đừng nói leo…: không tuân thủ phương châm hội thoại: PCLS => Báo cho người nói đã vi phạm PCLS, phải điều chỉnh
Bài 5:
- GV tổ chức hội thoại theo cặp.
- HS hội thoại theo yêu cầu: Tôn trọng hoặc vi phạm 1 trong 5 PCHT đã học Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
- Phương pháp: tái hiện, trình bày 1 phút - Thời gian :2’
* Củng cố:
- Vẽ sơ đồ tư duy các phương châm hội thoại đã học
*HDVN:
Bài cũ :
- Hoàn thiện bài tập
- Xem lại hệ thống kiến thức bài học Chuẩn bị bài mới
- Ôn tập lại phương thức thuyết minh, miêu tả
- Chuẩn bị viết bài số 1 : Tìm hiểu đề tài : Cây lúa Việt Nam, Mùa Rươi ở Thanh Hà, Cây vải trong đời sống của người dân Thanh Hà
**************************************
Ngày soạn: 05/ 9/ 2018 Ngày dạy : / / 2018 Tuần 3 - Tiết 14,15