Tiết 18 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 54 - 57)

1. Kiến thức :

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV

- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong TV 2. Kĩ năng :

- Phân tích để thấy rõ mqh giữa việc sd từ ngữ xưng hô trong Vb cụ thể - Sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp cho phù hợp

- Rèn KN sống : + Trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng & đặc điểm giao tiếp.

+ Ra quyết dịnh: lựa chọn cách sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp 3.Thái độ :

- Có ý thức lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp 4. Năng lực chủ yếu cần hình thành

- Năng lực: tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác , sử dụng ngôn ngữ

B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên :

- Soạn bài,bảng phụ 2. Học sinh :

- Soạn bài. Tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học C

.Tổ chức các hoạt động I. Hoạt động khởi động

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ : 3'

? Vẽ sơ đồ cácPCHT đã học ? Qua tiết học trước em rút ra cho mình bài học gì gì khi sử dụng các PCHT ? Vì sao em rút ra bài học ấy?

* Tạo tâm thế (2’)

Gv yêu cầu 2 HS tham gia giao tiếp cùng mình = 1 đoạn hội thoại về thời tiết - HS tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn hội thoại của cô và trò

- Nhận xét về từ ngữ xưng hô của các đối tượngt ham gia hội thoại

? Vì sao cùng một chủ thể mà từ xưng hô lại khác nhau ?Từ đó GV dẫn vào bài

II. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thấy và trò Nội dung cần đạt

I. Từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ

?Kể tên một số từ ngữ xưng hô trong T và cho biết cách sử dụng một số từ ngữ đó.

HS trình bày-> bổ sung-> Gv chốt bằng thong tin trên bảng phụ -> Gv chốt

(GVgiúp hs hiểu ngôi gộp, ngôi trừ Có thể so sánh với cách dùng từ xưng hô trong Tiếng Anh (I, you) sự tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của tiếng Việt)

? Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô?

? Vì sao lại có sự thay đổi đó?

? Qua đó em rút ra nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng tù ngữ xưng hô?

HS đọc,GV nhấn mạnh.

xưng hô.

1 Ví dụ: SGK 2 Nhận xét:

VD 1: Bảng phụ:

- Đại từ : +Tôi, tao, tớ, mày, mi... (số ít) +Chúng tôi, chúng tao, chúng mày, bọn.. (số nhiều)

- Danh từ: + Ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, em... ( quan hệ gia đình )

+ Thủ trưởng, Bác sĩ, gia sư, ( chức vụ, nghề nghiệp)

+ Bạn... ( quan hệ XH)

- DT riêng: Trang, Hùng, Hoa… xưng hô bằng tên riêng

=>Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, có những cặp từ khác nhau

- Có những từ xưng hô ngôi gộp, ngôi trừ ( Ta, chúng ta..)

VD2

a.‘Em- anh ’; “ Ta- Chú mày “  Cách xưng hô không bình đẳng: Kẻ vị thế yếu nhờ vả kẻ vị thế mạnh kiêu căng hách dịch.

b.“ Tôi- Anh”: bình đẳng, ngang hàng.

 Thay đổi do tình huống giao tiếp. Dế Choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn mà trăng chối với tư cách là một người bạn.

3.Kết luận:

- Ghi nhớ SGK

* Chú ý: trong những tình huống giao tiếp cụ thể có những từ không thuộc hệ thống từ vựng xưng hô vẫn được sử dụng..

Hoạt động 3: Luyện tập - Phương pháp: vấn đáp, phân tích

- Thời gian : 23' II. Luyên tập:

Bài 1

+Lỗi:Dùng sai từ chúng ta, nhầm chúng tôi, chúng em

- Chúng ta chỉ cả người nói và người nghe ( ngôi gộp số nhiều ) - Chúng em chỉ người nói ( ngôi trừ số nhiều )

Bài 2:

GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ xưng hô. và lí giải nguyên nhân.

-Yêu cầu HS làm nhanh

+ Vì là VBKH nên để đảm bảo tính khách quan của các luận điểm khoa học và để thể hiện sự khiêm tốn.

Bài 3:

HS đọc và phân tích

+Cậu bé xưng hô với mẹ: mẹ – con: Bình thường +Cậu bé xưng hô với sứ giả: Ông – ta: Khác thường

Mục đích: Nhấn mạnh sự lì lạ về nhân vật của cổ tích: Nhân vật không bình thường.

Bài 4 : Hoạt động nhóm cặp

Vị tướng trong câu chuyện tuy có quyền cao chức trọng nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình: Thầy xưng em, ngay cả khi thầy giáo gọi mình là ngài.

= Cách xưng hô ấy thể hiện thái độ “ Tôn sư trọng đạo “- lòng kính trọng, biết ơn thày giáo cũ.

Bài 5:

- Trước 1945 đất nước ta còn là nước PK. Đứng đầu nhà nước là Vua. Xưng với dân chúng “ Trẫm” (Vai xã hội: trên- dưới)

- Bác Hồ: Xưng “ Tôi” và “ đồng bào” tạo sự gần gũi, thân thiết, tôn trọng. Đó là quan hệ bình đẳng (Vai xã hội ngang hàng)

=>Bác xưng hô “ Tôi “ và “ Đồng bào “ tạo nên sự gần gũi thân thiết giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân. Mối quan hệ giữa con người và con người trong mộit nền dân chủ.

IV, Hoạt động vận dụng

Bài 6: - Các nhân vật ở địa vị khác nhau xưng hô khác nhau.

- Hoàn cảnh ……….

- Có thái độ khác nhau……….

* Gợi ý

Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách. Cách xưng hô của chị Dậu ban đầu hạ mình, nhẫn nhục (nhà cháu-ông), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn: tôi-ông, rồi bà-mày thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.

Dựa vào gợi ý trên, học sinh áp dụng làm bài tập -> Gv chấm bài : 03 HS.

V. Hoạt động mở rộng

* Bài cũ :

? Khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại cần căn cứ vào những yếu tố nào?

- Hoàn thiện bài tập bổ sung trong Vở bài tập

* Chuẩn bị bài mới

- Ôn lại hệ thống kiến thức về: dấu ngoặc kép, PCHT - Tìm một số đoạn văn nghị luận về một tác phẩm văn học

******************************

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w