Tuần 7 Tiết 32,33 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
II. Đọc ,hiểu văn bản
2. Bố cục: 3phần (2')
+ Sáu câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
+ Tám câu tiếp : Nỗi nhớ thương người thân.
+ Tám câu cuối : Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
GV gọi HS đọc 6 câu thơ đầu.
? Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh như thế nào ?
? Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
?Cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào?
? Hình ảnh thiên nhiên thể hiện Kiều rơi vào cảnh ngộ như thế nào ?
? Thời gian ở lầu Ngưng Bích qua cảm nhận của Thuý Kiều được thể hiện qua câu thơ nào ?
? Cụm từ mây sớm đèn khuya gợi điều gì?
? Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
3. Phân tích :
a. Sáu câu đầu : gợi tả hoàn cảnh cô đơn , tội nghiệp của Kiều . (15')
- “Khoá xuân”: giam lỏng
* Không gian:
- Non xa, trăng gần - Bốn bề bát ngát
- Cát vàng , bụi hồng…
-> Từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, ước lệ tượng trưng.
-“Bốn bề bát ngát xa trông”-> 6 chữ, cái rợn ngợp của không gian. “Non xa”, “trăng gần’’:
Hình ảnh lầu Ngưng Bích chơ vơ giữa mênh mang trời nước
-Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa , những cồn cát bụi bay mù mịt . Cái lầu chơ vơ ấy giam một thân phận trơ trọi không một bóng người không sự giao lưu giữa người – người .
-“Non xa , trăng gần , cát vàng , bụi hồng”
=> Cảnh thiên nhiên hoang sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người.
- Mênh mông rợn ngợp của không gian ->
- Lẻ loi, cô đơn .
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình, nửa cảnh…
* Thời gian : “mây sớm, đèn khuya’’tuần hoàn , khép kín
- Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều thui thủi quê người một thân một mình. Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây sớm đèn khuya
=>Giam hãm con người
- Bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng => Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp.
? Nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ là gì?
GV gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
? Trong cảnh ngộ ấy Kiều đã nhớ đến ai trước tiên và tại sao lại như vậy ?
?Tại sao Nguyễn Du lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
? Khi miêu tả nỗi nhớ của Thuý Kiều với Kim Trọng tác giả dùng những từ ngữ hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
? Vì sao, khi nhớ về tình yêu, Kiều vẫn cảm nhận “ tấm lòng son” của mình cho dù thân phận này đã bơ vơ ?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ hình thức ngôn ngữ nào trong lời của nhân vật?
?Qua nỗi nhớ chàng Kim em thấy Kiều đang ở trong tâm trạng ntn ?
=> Tả cảnh ngụ tình diễn tả tâm trạng buồn, lo âu, thao thức, ngổn ngang trăm mối tơ vò.
b. Nỗi nhớ th ương của Kiều:
b1.Nỗi nhớ Kim Trọng: (15')
- Nhớ người yêu,cha mẹ. Nhớ Kim Trọng trước - Kiều nhớ đến Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Sự hợp lí, tinh tế ở chỗ Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép phải tiếp khách nên nỗi đau đớn lớn nhất lúc này của Kiều là mối tình đầu bị dang dở. Với Kim Trọng nàng cho rằng mình là người có lỗi, là kẻ phụ tình.
- “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”: Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm.
Chén rượu như còn đây mà nay mỗi người mỗi ngả. Nàng xót xa ân hận như kẻ phụ tình.
- “Tin sương luống những rày trông mai chờ”:
Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích. Nàng nhớ về Kim Trọng với một tâm trạng xót xa.
- “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Có hai cách hiểu: Tấm lòng thương nhớ Kim Trọng không bao giờ quên, hoặc tấm lòng son trong trắng của kẻ bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa hết được.
- Vì : Dù không đền đáp được tình yêu với Kim Trọng nhưng nàng vẫn nặng lòng với chàng Kim, vẫn không quên được mối tình đầu trong trắng đẹp đẽ giữa hai người.
- sử dụng tiểu đối, ngôn ngữ độc thoại - Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh gợi tả, ẩn dụ.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Nàng là người con gái thế nào ?
=> Nhớ thương, đau đớn, dằn vặt, ân hận.
- Thuỷ chung, son sắt.
Tiết 33
Tiếp theo mạch tâm trạng nhớ về người yêu, Kiều rơi vào tâm trạng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếptrong tiết học hôm nay.
b2. Nỗi nhớ cha mẹ (7')
GV gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
?Tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào nói về nỗi nhớ của Kiều với về cha mẹ ? Qua đó em hình dung ra Kiều đang ở trong tâm trạng ntn?
? Bằng việc vận dụng từ ngữ, điển tích cho thấy tình cảm nào của Thúy Kiều đối với cha mẹ?
? Khi miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ nhà thơ đã dùng từ ngữ trực tiếp nào? Chỉ ra ý nghĩa của từ ngữ đó?
? So sánh cách dùng từ khi miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho chàng Kim và cha mẹ?
( HS thảo luận trình bày theo cặp (3’ )
? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?
? Từ đó, cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp nào ở nàng được bộc lộ ? GV gọi HS đọc 8 câu thơ cuối.
? Cảnh là thực hay hư ? Mỗi cảnh có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều.
Tâm trạng ấy được thể hiện như thế nào ?
* HS thảo luận nhóm 2 phút:
( 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày một ý )
- Xót người tựa cửa hôm mai
- Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân lai. Gốc tử.
- Nàng lo lắng không có ai chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, về già.
-Tưởng tượng cảnh thay đổi ở quê nhà : “gốc tử đã vừa người ôm’’-> cha mẹ ngày một già yếu .“cách mấy nắng mưa”->Thời gian cách xa - > Sức mạnh tàn phá của tự nhiên.
- Kiều xót thương khi nhớ tới cha mẹ già sáng , chiều nơi quê hương đang ngóng trông chờ đợi tin con mà vẫn bặt vô âm tín.
- Dùng từ: Xót
- Xót: xót thương, xót xa, đau xót. Cảm xúc này thường xuất hiện trong quan hệ mẫu tử, phụ tử
- Người yêu : Tưởng ( nhớ) - Cha mẹ : Xót ( thương)
=>ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật ẩn dụ, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ =>sự đau xót, lo lắng cho cha mẹ, sự hiếu thảo của Kiều.
=>Tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
c.
Tâm trạng buồn lo của Kiều (20') - Buồn trông.
+ Cảnh con thuyền với cánh buồm lẻ loi, nhỏ nhoi trong bao la như có như không. Từ láy
“thấp thoáng”, “xa xa” không chỉ gợi hình mà còn gợi tình, gợi cảm . Sự lẻ loi, đơn chiếc, lênh đênh của cánh buồm hay chính là sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương của Thúy Kiều.
+ Hình ảnh cánh hoa trôi giữa dòng nước gợi nỗi buồn đau xót cho một đoá hoa phải lìa
III. Hoạt động luyện tập(5’)
HS đọc yêu cầu bài tập 1, trình bày. HS nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, kết luận.
HS thực hiện yêu cầu bài tập 2
III. Luyện tập Bài 1:
- Cảm thương nhân vật TK:
+ Tình cảnh đáng thương +Tương lai mờ mịt
- Cảm phục con người hiếu nghĩa đủ đường.
Bài 2:
IV. Hoạt động vận dụng(3’)
? Trong các đoạn trích đã học: Chị em Thuý Kiều, Kiều ỏ lầu Ngưng Bích,
Nguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những bút pháp nghệ thuật khác nhau như thế nào?
V. Hoạt động mở rộng (4’) Đọc phần đọc thêm sgk tr 96.
* Củng cố (2’)
Nhắc lại về ND, NT chính của văn bản.
*HDVN(1’)
- Học bài , nắm chắc nội dung.
- Sưu tầm một số câu thơ, đoạn thơ trong truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm và tả cảnh ngụ tình.
- Chuẩn bị tiết sau: Miêu tả trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 30 / 9/ 2019 Ngày dạy : / / 2019
Tuần 7 - Tiết 34