Tiết 49 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 251 - 254)

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tuần 10 Tiết 49 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

(Sự phát triển của từ vựng…Trau dồi vốn từ) A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Các cách phát triển từ vựng của TV.

- Các khái niệm từ mượn, từ HV, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được từ mượn, từ HV, thuật ngữ, biệt ngữ xh.

- Hiểu và sử dụng từ chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc học tập, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV 4. Năng lực chủ yếu cần hình thành

- Tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, thẩm mĩ văn học.

B. Chuẩn bị:

1.Giáo viên :

- Soạn bài, lập bảng hệ thống theo sơ đồ trên bảng phụ - bảng phụ, từ điển tiếng Việt

2. Học sinh :

- Soạn bài, ôn tập nội dung kiến thức theo đơn vị bài học - Lập bảng hệ thống, chuẩn bị từ điển

C

.Tổ chức các hoạt động

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ ( 1’ )

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

* Tiến trình bài học: (44)

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

GV nhận xét việc chuẩn bị bài của HS-> vào bài mới Hoạt động 2 : Hệ thống kiến thức

- Phương pháp:vấn đáp, tái hiện, thuyết trình, thảo luận, tổng hợp - Thời gian: 20

Hoạt độngcủa thầy và trò Nội dung cần đạt

GV chia nhóm HS thảo luận trình bày vào bảng-> NX, HS đối chiếu phần hệ thống ở nhà -> Hoàn thiện bảng

- Tổ 1: Nhóm 1: Điền vào bảng phụ

- GV phát bảng – HS kẻ ô và điền

? Có thể có ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

- Nhận xét – Kết luận

Nhóm 2: Thảo luận và trình bày bảng phụ

- Khái niệm từ mượn

- Phân loại từ mượn cho VD:

A. Hệ thống kiến thức

I .Sự phát triển của từ vựng

Các cách phát triển từ vựng

Phát triển nghĩa của từ Phát triển số lượng từ ngữ

Tạo từ ngữ mới Mượn từ - Không vì số lượng các sv, hiện tượng là vô hạn, số lượng từ ngữ là có giới hạn và nếu cứ tăng từ ngữ thì ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con người

- Cần thêm nghĩa mới cho từ ngữ và vay mượn từ ngữ nước ngoài.

II. Từ mượn:

1. Khái niệm:

- Từ mượn là từ mượn của ngôn ngữ khác.

2. Phân loại:

- Từ mượn ngôn ngữ Hán (từ HV) - Từ mượn ngôn ngữ Ấn - Âu.

Nhóm 3: Thảo luận - Trình bày bảng phụ - Khái niệm từ Hán Việt - Nghĩa của từ Hán Việt - Phân loại?

Nhóm 4: Thảo luận

- Trình bày bảng phụ theo mẫu

GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS trả lời

III. Từ Hán Việt:

1. Khái niệm:

- Từ có nguồn gốc tiếng Hán đọc theo âm của người Việt.

2. Phân loại:

- Từ ghép đẳng lặp - Từ ghép chính phụ - Từ đơn

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Thuật ngữ Biệt ngữ

V. Trau dồi vốn từ:

- Các hình thức trau dồi vốn từ.

- Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của các từ và cách dùng từ.

- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm giàu vốn từ.

Hoạt động 3

- Phương pháp: vấn đáp, tái hiện, thuyết trình, thảo luận, tổng hợp.

- Thời gian: 20’

B. Luyện tập :

GV hướng dẫn HS làm nhanh các BT (SGK) theo các mục lí thuyết đã ôn tập.

Bài 2(II):

HS đọc và chọn đáp án: Đáp án đúng (C ) Bài 2 ( III):

- Đáp án đúng (B) Bài 3( III):

- Những từ: Săm, lốp, xăng, phanh, ga: Từ mượn đã được việt hoá hoàn toàn:

về âm, nghĩa, cách dùng.

- axit, rađio…: Vẫn là từ mượn còn nhiều yếu tố ngoại lai chưa được Việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết. Mỗi âm tiết chỉ có cn cấu tạo vỏ âm thanh chứ không khác nghĩa.

Bài 3 ( IV):

Liệt kê 1 số từ ngữ là biệt ngữ: cớm, sọi, bỉ vỏ….

Bài 2 (V): GV hướng dẫn HS giải nghĩa và tra từ điển.

Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.

Dự thảo : - Thảo ra để đưa, thông qua. (Đ) - Bản thảo để đưa, thông qua (Đ) Hậu duệ : Con cháu của người đã chết.

Bài 3 ( V): GV hướng dẫn HS phát hiện từ sai và sửa lại

a. + " béo bổ" -> béo bở = dễ mang lại nhiều lợi nhuận.

b. + " đạm bạc" -> tệ bạc

C + " tấp nập" -> tới tấp = liên tiếp, dồn dập Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học - Phương pháp: nêu vấn đề, tái hiện.

- Thời gian: 4’

* Củng cố:

? Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng Trong các yếu tố Hán Việt dùng để cấu tạo từ, có những ếu tố được dùng độc lập như: Hoa trong “ hoa quả”, bút trong “ bút đàm”, học trong “ học tập”, tập trong “ tập luyện”,...Nhiều yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập mà chỉ là yếu tố có nghĩa dùng để cấu tạo từ ghép. VD: đế trong “ Nam đế”, cư trong “ dân cư”,...?

- Sở dĩ có hai hiện tượng như trên là vì có một số từ đơn tiếng Hán khi du nhập vào tiếng Việt do tiếng Việt không có từ đồng nghĩa nên nó được dùng độc lập, còn từ nào có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt thì không được dùng độc lập.

Trong từ ghép Hán Việt có những yếu tố đồng âm nhưng nghĩa khác nhau. Vì vậy hiểu yếu tố Hán Việt thì mới hiểu được chính xác nghĩa của từ Hán Việt.

VD: Đại ( lớn) trong đại Nam, đại dân đồng âm với đại ( thay) đại diện.

Thiên ( trời) trong thiên thư đồng âm với thiên ( nghìn) trong thiên lí.

? Nguyên tắc vay mượn là gì?

- Mượn là một cách làm giàu cho hệ thống từ ngữ chúng ta. Tuy vậy để đảm bảo sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện, từ mượn đôi khi phải được Việt hoá và phải dùng thích hợp với hệ thống ngữ pháp tiếng Việt. Sử dụng từ mượn phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích.

? Từ mượn và từ Thuần Việt khác nhau như thế nào?

- Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra. Còn từ mượn là những từ chúng ta phải vay mượn của tiếng nước ngoài như: Tiếng Anh; Pháp; Nga; Trung,...

trong đó một số bộ phận từ mượn phong phú nhất trong tiếng Việt là mượn tiếng Hán.

* HDVN:

- GV nhắc HS ôn lại bài học kĩ lí thuyết

- HS soạn bài : Đoàn thuyến đánh cá (Tìm hiểu về tác giả Huy Cận, trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu 1 số bài thơ về biển)

**********************

Ngày soạn: 21/ 10 / 2019 Ngày dạy : / 10 / 2019

Tuần 10 - Tiết 50

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 251 - 254)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w