LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
Tuần 9 Tiết 43 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
A . Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.)
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu VB và tạo lập văn bản.
- Trao đổi về tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, trau dồi vốn từ, vận dụng linh hoạt từ ngữ trong giao tiếp.
4. Năng lực chủ yếu cần hình thành
- Tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy hình tượng B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Soạn bài, bảng phụ; từ điển thành ngữ, tục ngữ, từ điển Tiếng Việt 2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài, lập bảng hệ thống kiến thức cơ bản C
.Tổ chức các hoạt động
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ : (1’)
- Các tổ báo cáo việc chuẩn bảng hệ thống kiến thức của tổ viên
* Tiến trình bài học: (89’)
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Như chúng ta đã biết, giao tiếp thành công được một phần nhờ vào vốn từ vựng của mỗi người và cách sử dụng vốn từ đó thế nào. Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và sử dụng vốn từ một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
Hoạt động 2: Từ đồng âm
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân loại, trình bày 1 phút
- Thời gian : 7’
? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm
V. Từ đồng âm 1 Khái niệm:
* Phân biệt hiện tượng từ đồng âm và hiện tượng từ nhiều nghĩa.
+ Giống: đều phát âm giống nhau
+ Khác: - Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa. Nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Từ đồng âm: nghĩa hoàn toàn khác nhau,
? Trường hợp nào là hiện tượng từ nhiều nghĩa,trường hợp nào là hiện tượng đồng âm? vì sao?
GV hướng dẫ tra từ điển để hiểu nghĩa của từ "đường"
không hề liên quan gì đến nhau.
2. Bài tập :
a. có hiện tượng từ nhiều nghĩa: vì “lá” (lá phổi) là nghĩa chuyển của từ “lá”(lá xa cành)
b. Có hiện tượng từ đồng âm:
Đường (đường ra trận) Đường ( ngọt như đường)
->Vỏ ngữ âm giống nhau, nghĩa khác nhau.
Hoạt động 3: Từ đồng nghĩa
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân loại, trình bày 1 phút
- Thời gian : 7’
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Em hãy phân biệt hiện tượng đồng nghĩa với hiện tượng nhiều nghĩa trong TV? Cho ví dụ minh họa?
- Tại sao từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”?
- Tác dụng diễn đạt như thế nào?
VI. Từ đồng nghĩa 1. Khái niệm:
- Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Ví dụ:
- chết, toi, bỏ mạng, hi sinh, ngoẻo ( Không hoàn toàn – Ko thể thay thế nhau trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng)
- quả, trái ( Hoàn toàn – thay thế….) 2.Bài tập:
- xuân: năm dùng để tính tuổi (nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ).
- Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả đồng thời tránh được lặp từ “tuổi tác” sau đó.
Hoạt động 4 : Từ trái nghĩa
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân loại, trình bày 1 phút
- Thời gian : 7’
?Thế nào là từ trái nghĩa? Đặc điểm của từ trái nghĩa ? Cho ví dụ?
VII. Từ trái nghĩa 1 Khái niệm:
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
-Từ trái nghĩa được sử dụng theo thể đối,
?Tìm cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ đã cho?
HS thực hành và trình bày (Thảo luận cặp đôi)
tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
2.Bài tập:
a.Các cặp từ trái nghĩa: sống – chết; xấu – đẹp; xa – gần; rộng – hẹp.
b.
- N1: sống - chết; chiến tranh - hòa bình - N2: yêu - ghét; cao- thấp; nông -sâu,…
Hoạt động 5 : Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân loại, trình bày 1 phút
- Thời gian : 10’
? Thế nào là từ có nghĩa rộng? Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
- Giáo viên gọi hs lên bảng vẽ sơ đồ
? Giải thích nghĩa của từ trong sơ đồ bằng cách sử dụng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp?
IV. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
1 Khái niệm: Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi bao hàm các từ khác
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi bị bao hàm bởi từ khác
- Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này nhưng có nghĩ hẹp với từ khác
2 Bài tập:
TỪ
(xét về cấu tạo)
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy Từ ghépĐL Từ ghép CP Từ láy Từ láy
Láy toàn bộ Láy bộ phận - Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng những cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy là từ phức được tạo ra bằng cách hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
Hoạt động 6 : Trường từ vựng
- Phương pháp: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân loại, trình bày 1 phút - Thời gian : 7’
?Thế nào là trường từ vựng?
? Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích
sau ?
V. Trường từ vựng 1.Khái niệm:
- TTV là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Bài tập:
- “tắm”, “bể” => Chỉ sự đàn áp của địch Tăng giá trị biểu cảm của câu nói.
Tắm - bể
Có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
( cùng trường từ vựng “nước”- nói chung) -> làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
*
Củng cố:
Tổ chức trò chơi: nhanh
GV gọi HS (1) lấy 1 từ bất kì -> HS (2) phân loại từ đó theo cấu tạo và nguồn gốc ->HS (3) giải nghĩa -> HS (4) đặt câu
* HDVN:
- HS tiếp tục lập bảng hệ thống phần Tổng kết tiếp theo.
Ngày soạn: 16/ 10/ 2019 Ngày dạy : / / 2019 Tuần 9 - Tiết 44