Hướng dẫn thực hành tóm tắt một văn bản

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 61 - 66)

1.Ví dụ (SGK) 2.Nhận xét

a. Thiếu một sự việc rất quan trọng: Sau khi vợ mất, một đêm Trương Sinh bế con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm...->Mới hiểu vợ bị oan - Có một sự việc chưa hợp lý: Trương Sinh biết Vũ Nương bị oan từ trước khi nghe Phan Lang kể. Thay sự việc 7 bằng đoạn: “ Một đêm Trương

-Học sinh viết tóm tắt theo hướng dẫn của giáo viên (rút ngắn hơn nữa bản tóm tắt). Lựa chọn từ ngữ câu văn phù hợp để hoàn chỉnh văn bản tóm tắt.

- 2HS trình bày, HS khác nhận xét

- Giáo viên hướng dẫn HS khái quát kiến thức, rút ra ghi nhớ

Sinh cùng con trai.Thấu lỗi oan của vợ”

- Cần thay đổi: giữ nguyên các sự việc từ 1.4; bổ sung sự việc vừa nêu là thứ 5; tiếp đó là các sự việc 6, 7, 8.

b. Viết bản tóm tắt” Chuyện người con gái Nam Xương”

* Tóm tắt

3 . Kết luận Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 4 : Luyện tập

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình.

- Thời gian: 20'

- HS đọc bài tập

GV hướng dẫn HS tóm tắt VB "Lão Hạc"

trình bày miệng

GV nhận xét, sửa, bổ sung, đánh giá điểm.

- GV gọi một số em lên bảng tóm tắt miệng câu chuyện. Các HS khác nghe, nhận xét về kĩ năng tóm tắt, nội dung tóm tắt của bạn.

III.Luyện tập Bài 1:

Văn bản "Lão Hạc"

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ chết, con trai duy nhất bỏ đi đồn điền cao su vì không đủ tiền cưới vợ. Lão làm thuê làm mướn sống qua ngày. Lão có "cậu vàng" làm bạn. Sau trận ốm, lão không có việc làm nên đành phải bán "cậu vàng" đi và gửi lại mảnh vườn cho con trai, tiền lo ma cho mình để ông giáo giữ hộ rồi lão ăn bả chó để tự tử.

Bài 2:

Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (2’) - Phương pháp: nêu vấn đề

- Thời gian : 2'

* Bài cũ :

- Tóm tắt VBTS là gì? Tại sao cần phải tóm tắt VBTS.

- VB tóm tắt phải tuân thủ những yêu cầu nào?

- Tập tóm tắt ngắn gọn sự việc làm dẫn chứng cho bài văn Nghị luận

* Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị từ điển

- Ôn lại kiến thức về Từ mượn

Tổ chuyên môn kí duyệt Ngày 13 tháng 9 năm 2018

Ngô Thị Hồng Định

Ngày soạn: 13 / 9 / 2019 Ngày dạy : / / 2019 Tuần 5 - Tiết 21

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG A.Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức :

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Tích hợp một số từ ngữ có nghĩa chỉ môi trường

2. Kĩ năng :

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với : ẩn dụ, hoỏn dụ.

3.Thái độ :

- Giáo dục lòng tự hào và yêu quý tiếng việt, ham học hỏi trau dồi ngôn ngữ.

4. Năng lực chủ yếu cần hình thành

- Năng lực: tự học, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác , sử dụng ngôn ngữ B. Chuẩn bị

1. Giáo viên :

- Soạn bài, bảng phụ, từ điển 2. Học sinh :

- Soạn bài C

.Tổ chức các hoạt động

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ : (2’)

? Nghĩa của từ là gì? Các nét nghĩa của từ ? Cho VD?

* Tiến trình bài học: (43’)

Hoạt động 1: Tạo tâm thế

Tại sao trong TV, có từ có nhiều nghĩa có từ có 1 nghĩa? Tại sao vốn từ vựng lại ngày càng phong phú? Chúng ta cùng giải đáp câu hỏi đó trong bài hôm nay.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung sự phát triển nghĩa của từ - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, thuyết trình, trình bày 1 phút - Thời gian: 1'

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

HS đọc VD SGK.

Gv hướng dẫn HS tra từ điển từ “ kinh tế”=> Nghĩa của từ đó trong câu thơ

? Ngày này từ kinh tế có được hiểu như vậy không?

GVhướng dẫn HS tra cứu từ điển

? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ trong mối quan hệ với thời gian lịch sử?

?Hãy xác nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ xuân”?

? Dựa trên cơ sở nào em hiểu như vậy?

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ 1. Ví dụ:

- SGK 2. Nhận xét:

VD 1:

+ Xưa: Có nghĩa là kinh bang tế thế ( lo việc nước việc đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.)

+ Nay:Không mà hiểu theo nghĩa đó mà là chỉ toàn bộ hành động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.

- Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành

VD 2:

a. Xuân 1: mùa tiếp từ đông sang hạ: thời tiết ấm dần được coi là mở đầu 1 năm. ( gốc)

Xuân 2: Tuổi trẻ ( chuyển )

b. Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai -> các ngón dùng cầm nắm ( gốc)

Tay 2: Người chuyên hoạt động giỏi về 1 môn, nghề nào đó ( chuyển)

=>“ Xuân 2”“ Xuân 3”: có nét tương đồng về nghĩa, tràn căng sức sống ( ẩn dụ)

“ Tay 1”“ Tay 2”: có quan hệ gần gũi cùng chỉ về

? Từ việc tìm hiểu VD2, em có nhận xét gì về nghĩa của từ và phương thức phát triển nghĩa của từ ?

? Em hãy lấy 1 vài ví dụ để minh hoạ cho bài học.

* chú ý: GV giúp HS so sánh

người ( trường nghĩa) lấy bộ phận hay thế toàn thể ( hoán dụ)

3. Kết luận:

Ghi nhớ: SGK

VD: “ chín”: ( quả chín – gốc) + suy ngẫm chín – chuyển + tài năng chín – chuyển + má chín – chuyển

-> ẩn dụ.

- Phương thức chuyển : Nghĩa của từ mang tính cố định, nghĩa từ điển

- Phép tu từ : Nghĩa phong cách, mang tính lâm thời, chủ quan của người viết VD từ “mặt trời”

Hoạt động 3: Luyện tập

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp tái hiện, , trình bày 1 phút, phân tích - Thời gian : 25'

II. Luyện tập:

Bài 1: HS xác định nhanh theo bảng hệ thống trên bảng phụ

Phần Nghĩa Phương thức chuyển

Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Ẩn dụ Hoán dụ

a x / /

b x x

c x x

d x x

Bài 2 : HS đọc -> Trả lời nhanh

“ Trà” trong: trà a – ti – sô, trà hà thủ ô, trà linh chi…được dùng với nghĩa chuyển không phải nghĩa gốc.

“ Trà”: Sản phẩm từ thực vật, chế biến thành dạng khô, dùng pha nước uống ( ẩn dụ) Bài 3:

- “ Đồng hồ”: chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ dụng cụ để đo…

Bài 4:

- GV chia lớp 4 nhóm - HS thảo luận – trình bày - GV định hướng

Tìm nghĩa gốc của mỗi từ: Đặt trong VD cụ thể Tìm nghĩa chuyển của mỗi từ: Đặt trong VD cụ thể a.Hội chứng:

- Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (nghĩa gốc) VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

- Là tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện của tình trạng một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi (nghĩa chuyển)

VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

b. Ngân hàng:

- Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí tiền tệ(gốc) VD: Ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

-Kho lưu trữ những thành phần bộ phận trong cơ thể có thể sử dụng khi cần (chuyển) VD: Ngân hàng máu, ngân hàng gen...

-Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực (nghĩa chuyển)

VD: Ngân hàng dữ liệu...

d.Vua:

- Người đứng đầu nhà nước quân chủ (gốc)

-Người được coi là đứng thứ nhất trong một lĩnh vực nhất định (chuyển)

VD: Vua dầu hoả, vua bóng đá, vua nhạc rốc...(Đối với nữ người ta thường dùng từ Nữ hoàng).

Bài 5:

- “ Mặt trời”: Sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa. Vì sự chuyển nghĩa của từ “ Mặt trời” trong câu thơ chỉ là tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới, không thể đưa vào giải thích trong từ điển.

Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học - Phương pháp: tái hiện, vấn đáp - Thời gian : 3'

* Bài cũ :

- Hoàn thiện bài tập

- Xem lại hệ thống kiến thức về từ

- Sưu tầm 1 số từ ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây.

* Chuẩn bị bài mới

- Soạn và đọc thêm về: Vũ Trung tuỳ bút & Hoàng lê nhất thống chí - Tìm đọc các triều đại Việt Nam

**********************************************************************

Ngày soạn: 13 / 9 / 2019 Ngày dạy : / / 2019 Tuần 5 - Tiết 22,23

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w