TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
D. Nội dung chủ đề
III. Hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa
Câu 1.1. Trình bày hiểu biết của em về thơ ca giai đoạn 1946- 1954, 1955- 1975 (bối cảnh lịch sử, đặc điểm thơ ca).
Câu 1.2. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu.
Câu 1.3. Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng gì đến nội dung tư tưởng của bài thơ?
Câu 1.4. Bài thơ Đồng chí viết theo thể thơ nào? Trình bày đặc điểm của thể thơ ấy.
Câu 1.5. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật.
Câu 1.6. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ảnh hưởng gì đến nội dung tư tưởng của bài thơ?
Câu 1.7. Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết theo thể thơ nào? Trình bày đặc điểm của thể thơ ấy.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 2.1. Bằng hiểu biết của mình, lý giải một vài đặc điểm của thơ ca kháng chiến giai đoạn từ năm 1946- 1954; 1955 – 1975.
Câu 2.2. Em hiểu nhan đề bài thơ Đồng chí như thế nào? Từ đó phát biểu chủ đề của bài thơ.
Câu 2.3. Chỉ ra mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ Đồng chí.
Câu 2.4. Phân tích hiện thực cuộc sống trong bài Đồng chí thể hiện qua các câu thơ sau:
a. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính b. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
c. Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá [...]
Chân không giày.
d. Đêm nay rừng hoang sương muối.
Câu 2.5.
a. Hình tượng người lính chống Pháp được khắc họa qua những phương diện nào trong bài thơ Đồng chí? Chỉ rõ các câu thơ thể hiện.
b. Theo em, cần tiếp cận phương pháp phân tích hình tượng người lính trong thơ kháng chiến như thế nào?
Câu 2.6:
a. Tình đồng chí của những người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp được hình thành trên những cơ sở nào? Chỉ rõ những câu thơ thể hiện.
b. Tình đồng chí của những người lính được biểu hiện ở những phương diện nào trong đoạn 2 của bài thơ Đồng chí (10 câu giữa).
c. Nhận xét về sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện qua câu thơ:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
d. Biểu tượng đẹp về người lính được thể hiện như thế nào qua 3 câu thơ cuối bài Đồng chí của Chính Hữu?
Câu 2.7. Nhận xét về tình đồng chí của những người lính trong bài Đồng chí
Câu 2.8. Nhận xét về giọng điệu của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Từ đó nêu cách đọc bài thơ
Câu 2.9. Phát biểu chủ đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính Câu 2.10
a. Tại sao nói: Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực đến trần trụi nhưng mới lạ và độc đáo?
b. Theo em việc khắc họa hình ảnh những chiếc xe nhằm mục đích gì?
Câu 2.11
a. Hiện thực cuộc sống chiến đấu của những người lính chống Mĩ trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính được khắc họa qua những chi tiết nào?
b. Nhận xét về hiện thực cuộc sống chiến đấu của họ.
c. Lí giải những khó khăn trong hiện thực ấy 3.
4. Mức độ vận dụng thấp
Câu 3.1. So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản về đặc điểm của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Câu 3.2. Phân tích cái hay trong cách khắc họa hiện thực những năm đầu cuộc sống của người lính chống Pháp trong bài Đồng chí
Câu 3.3. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Câu 3.4. Phân tích đoạn thơ sau để thấy được biểu tượng đẹp về những người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
Câu 3.5. Bằng hiểu biết của mình, hãy giải thích vì sao câu thơ cuối bài Đồng chí được lấy làm nhan đề cho cả tập thơ viết về người lính chống Pháp của Chính Hữu.
Câu 3.6. Phân tích cái hay của việc khắc họa hiện thực cuộc sống trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
Câu 3.7. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 3.8. Viết đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp tu từ của khổ cuối bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Câu 3.9. So sánh điểm giống và khác nhau của bài Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) về các yếu tố sau:
a. Hiện thực cuộc sống chiến đấu của những người lính b. Vẻ đẹp của hình tượng người lính chống Pháp và chống Mĩ c. Cách xây dựng hình tượng người lính.
Câu 3.10. So sánh điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đồng chí của Chính Hữu với các bài thơ khác cùng thời viết về hình tượng người lính. Cho ví dụ.
Câu 3.11 . So sánh điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật với các bài thơ khác cùng thời viết về hình tượng người lính. Cho ví dụ.
Câu 3.12. Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật để chứng minh rằng: “Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ.”
Câu 3.13. Chứng minh rằng: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật đâu phải là bài thơ về những chiếc xe, mà là về những con người, những anh bộ đội can trường, dũng cảm trong cuộc sống đầy gian khổ ác liệt nhưng vô cùng đẹp đẽ của họ”.
Câu 3.14. Có ý kiến cho rằng: “Viết về hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, các nhà thơ chủ yếu đi vào khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.”
Qua hai tác phẩm Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
5. Mức độ vận dụng cao
Câu 4.1. Hiện thực cuộc sống và vẻ đẹp của người lính chống Pháp được gợi ra như thế nào qua bài Đồng chí?
Câu 4.2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo"
Câu 4.3. Hiện thực cuộc sống và vẻ đẹp của người lính chống Mĩ được gợi ra như thế nào qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
Câu 4.4. Có ý kiến cho rằng: “Cấu tứ bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được xây dựng trên mối quan hệ giữa cái không và cái có”.
Em có đồng ý không? Vì sao?
Câu 4.5. Nhận xét bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, có ý kiến cho rằng: “Nét sáng tạo của Phạm Tiến Duật là đã khắc họa được hình ảnh chiếc xe không kính có sự vận động ở khổ đầu và khổ cuối nhưng vẫn giữ nguyên thuộc tính của nó”
Suy nghĩ của em về nhận xét trên.
Câu 4.6. Qua việc tìm hiểu chủ đề, hãy rút ra bài học cho bản thân về cách tiếp cận một hình tượng thơ nói chung và cách tiếp cận hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến.
Câu 4.7. Từ việc học chủ đề, em hãy sáng tác một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh về đề tài người lính chống Pháp hoặc chống Mĩ
Câu 4.8. Vẽ bản đồ tư duy hệ thống kiến thức về Hình tượng người lính chống Pháp qua bài Đồng chí, Hình tượng người lính chống Mĩ qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính; hệ thống kiến thức bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 4.9. Vận dụng các kiến thức kĩ năng vừa học, hãy khám phá giá trị nội dung, nghệ thuật một bài thơ viết về hình tượng người lính trong kháng chiến (Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng hoặc Bài ca lái xe đêm của Tố Hữu....).