Hoạt động mở rộng (3’) Đọc thêm

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 137 - 147)

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

V. Hoạt động mở rộng (3’) Đọc thêm

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

1982

* Củng cố: Nắm chắc ND, NT của văn bản.(2’)

*HDVN (1’)

- Hoàn thiện bài tập 2 - Học thuộc lòng bài thơ

- Gv hướng dẫn HS soạn bài " Làng" của Kim Lân , dựa theo cấu trúc soạn bài tác phẩm truyện.

Tổ chuyên môn ký duyệt Ngày 7 tháng 11 năm 2019

Ngô Thị Hồng Định

Tuần 13 Ngày soạn : 4/11/2019 Tiết 61 Ngày bắt đầu dạy: /11/2019

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

I. Kiến thức

- Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.

II. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện được từ và hiểu nghĩa của từ để sử dụng từ vựng Tiếng Việt phù hợp.

- Phân tích được tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.

- Rút ra được những bài học cho bản thân khi sử dụng từ vựng Tiếng Việt.

III. Thái độ

- Có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

IV. Những năng lực chủ yếu cần hình thành

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B/ Chuẩn bị :

* Giáo viên: bài soạn.

* Học sinh: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu và thực hiện các bài tập sgk.

C. Các hoạt động dạy học:

1) Ổn định tổ chức( 1’) 2) KT bài cũ(2')

? Kể tên những nội dung kiến thức liên quan đến từ vựng đã được tổng kết ở những tiết tổng kết từ vựng trước?

GV: Gọi 1 đến 2 HS liệt kê.

3)Tiến trình bài học( 43’) Hoạt động 1: Giới thiệu bài(1’)

- Từ hoạt động kiểm tra bài cũ-> GV chốt vào bài mới:

Qua phần liệt kê của hai bạn chúng ta có thể thấy qua các tiết tổng kết trước cô và các em đã cùng nhau ôn lại rất nhiều các đơn vị kiến thức về từ vựng. Và hôm nay cô và các em lại tiếp tục tìm hiểu một tiết tổng kết từ vựng nữa nhưng là bài luyện tập tổng hợp.

Hoạt động 2: Luyện tập(38’)

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thực hành ngữ liệu, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

- Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

GV khái quát nội dung kiến thức tiết học: Ở tiết học này cô và cả lớp mình sẽ cùng huy động các đơn vị kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương qua việc lần lượt thực hiện các bài tập trong SGk từ trang 158-> trang 160.

? Cô mời một bạn đọc cho cô bài tập 1.

? Qua phần bài tập bạn vừa đọc hãy xác định cho cô yêu cầu bài tập.

HS: So sánh hai dị bản ca dao xem từ "gật đầu" hay "gật gù" thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. Vì sao?

? Để thực hiện yêu cầu của bài tập này các em sẽ huy động những đơn vị kiến thức nào đã học?

HS: Đơn vị kiến thức nghĩa của từ.

?Để thực hiện được yêu cầu đó của bài tập các em cùng quan sát vào hai dị bản và chỉ ra điểm khác nhau của hai dị bản trên?

HS: dị bản 1( từ gật đầu) dị bản 2 ( từ gật gù)

? Dựa vào kiến thức đã học về nghĩa của từ đã học ở lớp 6 em hãy giải nghĩa cho cô từ " gật đầu"

? Thế còn "gật gù" là một từ tượng hình. Vậy từ này gợi tả tư thế như thế nào?

? Theo em từ "gật gù"thể hiện thái độ như thế nào của hai vợ chồng trẻ trong bài ca dao trên?

HS: thích thú

GV chốt: từ "gật gù" là từ tượng hình thường dùng để bày tỏ sự đồng tình, tán thưởng, sự thích thú.

? Đọc lại hai bài ca dao và cho biết em thấy cuộc sống của 2 vợ chồng trong bài ca dao trên như thế nào?

HS: nghèo.

? Cuộc sống của đôi vợ chồng nghèo nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ như thế nào?

HS: hạnh phúc

? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

HS: vì món ăn của họ là râu tôm, ruột bầu , những thứ thường bị bỏ đi khi chế biến. Món ăn thật dân dã, đạm bạc nhưng chồng chan vợ húp, khen ngon, họ thật tâm đầu ý hợp, thật hạnh phúc bên nhau.

? Vậy theo em trong văn cảnh này từ " gật đầu" hay từ " gật gù" thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt?

HS: gật gù

? Vì sao?

1) Bài tập 1:

Dị bản 1 Dị bản 2 Gật đầu

cúi đầu xuống ngẩng đầu lên

ngay

Gật gù gật nhẹ, nhiều lần

=> thích hợp hơn

HS: vì nó thể hiện sự thích thú, vui vẻ của hai vợ chồng với món ăn dân dã, đạm bạc.

GV chốt: Như vậy ta thấy trong văn cảnh này từ "gật đầu" không thích hợp bằng từ "gật gù"

trong việc thể hiện ý nghĩa cần biểu đạt. "Gật đầu" là bằng lòng, "gật gù" không chỉ là bằng lòng mà là đồng tình, tán thưởng, là tâm đầu ý hợp. Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng, thích thú vì họ đã biết sẻ chia những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. Và cô nghĩ rằng niềm vui đó xuất phát từ tình yêu thương. Đó chính là hạnh phúc gia đình đấy các em ạ!

? Cô nhờ một bạn lớp mình đọc diễn cảm cho cô câu chuyện của bài tập 2?

GV: Ở bài tập này sách giáo khoa giới thiệu với chúng ta một câu chuyện vui từ đó chúng ta nhận xét về cách hiểu từ ngữ của các nhân vật trong truyện cười.

? Theo em từ ngữ nào là từ ngữ đầu mối để dẫn dắt câu chuyện đi đến các tình tiết gây cười từ đó tiếng cười được bật ra?

HS: Một chân sút.

Gv: Từ chi tiết " Một chân sút" mà ý của người chồng và cách hiểu của người vợ không giống nhau.

? Vậy với cách nói " một chân sút" ý của người chồng là gì?

? Thế còn người vợ hiểu như thế nào?

? Vậy với cách hiểu như vậy người vợ đã hiểu đúng ý của người chồng chưa? Vì sao?

HS: hiểu sai vì: người vợ hiểu theo nghĩa gốc + người chồng hiểu theo nghĩa chuyển

( phương thức hoán dụ)

? Đặt cuộc hội thoại của hai vợ chồng trong hoàn cảnh người chồng đang xem bóng đá, đang bàn luận về đội bóng thì người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

? Vì sao?

HS: hiểu sai ý của chồng.

+ Do thiếu kiến thức thực tế ( vì trong môn bóng đá không có cầu thủ nào một chân được

2) Bài tập 2 :

Một chân sút

- Ý của người chồng: cả đội chỉ có một cầu thủ giỏi ghi bàn.-> nghĩa chuyển( hoán dụ)

- Vợ hiểu: cầu thủ chỉ có một chân -> nghĩa gốc

-> hiểu sai

-> vi phạm PC quan hệ

tham gia đá bóng cả)

? Kết thúc bài tập 2 cô và các em cùng đến với bài tập 3 qua một đoạn thơ trích từ bài thơ

" Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu.

? Cô mời một bạn đọc diễn cảm cho cô đoạn thơ.

? Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?

GV: Bài tập yêu cầu chúng ta chú ý đến các từ:

vai, chân, tay, đầu, miệng trong đoạn thơ.

GV cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn( thời gian 2 phút) câu hỏi trong sách giáo khoa.

GV gọi các nhóm báo cáo-> nhận xét-> chốt.

GV chuyển: Bài tập 3 cô trò mình đã tìm hiểu xong, bây giờ ta cùng chuyển sang BT 4 với bài thơ hay của Vũ Quần Phương.

? HS đọc bài tập

? Để làm bài tập này em cần vận dụng những đơn vị kiến thức nào?

HS: Trường từ vựng

? Một bạn hãy nhắc lại cho cô khái niệm trường từ vựng?

? Vậy dựa vào kiến thức đã học về trường từ vựng các em hãy xác định cho cô các trường từ vựng được dùng trong khổ thơ?

? Theo em 2 trường từ vựng này có liên quan đến nhau không?

? Em hãy chỉ ra cho cô sự liên quan ấy?

HS: Hai trường từ vựng này cùng trường liên tưởng từ màu đỏ, hồng-> liên quan đến lửa

? Đọc bài thơ em thấy nội dung bài thơ viết về điều gì?

HS: Tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.

?Các em ạ! đây chính là lời tỏ tình của chàng trai. Vậy nếu chàng trai nói với cô gái rằng:

Em mặc áo đỏ đi giữa phố đông đã làm say đắm trái tim mọi người trong đó có anh. Thì em thấy cách nói này với cách diễn đạt của bài thơ "Áo đỏ" cách diễn đạt nào hay và ấn tượng hơn?

HS: Cách diễn đạt của bài thơ đã gây ấn tượng mạnh

3) Bài tập 3 :

- Những từ dùng theo nghĩa gốc:

Miệng , chân , tay

- Những từ dùng theo nghĩa chuyển:

vai , đầu ( vai : hoán dụ ; đầu : ẩn dụ )

4) Bài tập 4 :

- Các từ : đỏ, hồng, xanh thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc.

- Các từ : lửa, cháy, tro thuộc trường từ vựng lửa và những sự vật hiện tượng liên quan tới lửa.

=> hai trường từ vựng liên quan chặt chẽ.

? Vậy em hãy chỉ ra ấn tượng của em với bài thơ?

- GV gọi HS trình bày.

GV : Như vậy với vốn từ vựng phong phú của mình, Vũ Quần Phương đã vận dụng trường từ vựng một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở đó còn tạo ra một biện pháp tu từ nữa theo em đó là biện pháp nào?

HS: Ẩn dụ

( Gv gợi ý: màu áo đỏ của cô gái như một ngọn lửa, đốt cháy trái tim chàng trai. Không phải là ngọn lửa thực mà là ngọn lửa tình yêu.) GV bình: Các từ trong hai trường từ vựng liên quan chặt chẽ với nhau: Màu áo đỏ rực rỡ của cô gái đã làm rực hồng cả không gian, thay đổi sắc màu của cây lá" cây xanh như cũng ánh theo hồng". Màu áo đỏ ấy không chỉ làm biến chuyển không gian mà còn làm say đắm trái tim chàng trai, khiến cho chàng trai đứng ngắm nhìn cô gái tưởng chừng như màu áo đỏ của cô gái như ngọn lửa thiêu cháy trái tim chàng trai thành tro.

?Vậy qua bài tập này em rút ra bài học gì cho mình khi sử dụng vốn từ vựng Tiếng Việt?

? GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ( sgk)

? Em hãy tìm cho cô các sự vật hiện tượng được gọi tên trong đoạn trích?

HS: Rạch mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía

? Các em cùng chú ý vào lời văn của Đoàn Giỏi để tìm cho cô xem tại sao lại gọi là rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía?

HS: dựa vào sgk để trả lời.

? Vậy qua lời giải thích của Đoàn Giỏi các em thấy các sự vật, hiện tượng ở đây được gọi tên theo cách nào trong các cách sau đây?

A. Đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật đó

B. Dùng từ ngữ có sẵn theo nội dung mới dựa vào đặc điểm sự vật hiện tượng được gọi tên.

Gv gọi 2 HS-> Gv chốt ý kiến.

GV: Từ một từ ngữ có sẵn đó là: rạch, kênh dựa vào đặc điểm riêng biệt của sự vật hiện tượng người ta đã tạo ra các từ ngữ mới để gọi

-> Sử dụng linh hoạt, sáng tạo vốn từ vựng Tiếng Việt làm cho câu văn, lời thơ sinh động, hấp dẫn, làm nổi bật nội dung muốn nói.

5) Bài tập 5 :

tên sự vật, hiện tượng ấy.

? Bây giờ mỗi bạn trong lớp mình tìm cho cô 2-5 ví dụ nữa ( ngoài những ví dụ cô đã lấy) Các em ạ! Thế giới quanh ta vô cùng phong phú đúng không nào? Về nhà các em tiếp tục sưu tầm thêm cho cô những từ khác và đây cũng là một cách để các em trau dồi vốn từ và mở rộng tầm hiểu biết của mình.

GV chuyển: Bài tập cuối cùng cô và các em sẽ cùng tìm hiểu đó là bài tập 6 sgk trang 159- 160

? GV đọc truyên cười trên

? Các em chú ý vào từ " sính". Em hiểu " sính"

là gì?

HS: sính là thích đến mức lạm dụng quá đáng.

? Em thường gặp từ " sính" trong những trường hợp nào?

HS; sính hàng hiệu, sính đồ ngoại.

? Quay trở lại truyện cười và cho biết tiếng cười của câu chuyện được bật ra từ chi tiết gây cười nào?

HS: Chi tiết người sính chữ lên cơn đau ruột thừa mà không cho gọi "bác sĩ" bắt gọi "đốc tờ".

? Tại sao đó là chi tiết gây cười?

HS: Vì bác sĩ và đốc tờ : từ đồng nghĩa chỉ khác nhau về nguồn gốc đốc tờ là từ mượn ngôn ngữ Châu Âu.

? Theo em điều đáng cười hơn nữa còn thể hiện ở chi tiết nào?

HS; ông sính chữ thốt lên trong cơn đau ruột thừa.

? Vây qua câu truyện cười này tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?

HS: phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài GV: Bác sĩ và đốc tờ là những từ đồng nghĩa.

Thay vì dùng từ "bác sĩ" kẻ sính chữ sắp gặp nguy hiểm kia vẫn cái nết không chừa một mực đòi dùng từ " đốc tờ". Từ đó em rút ra lưu ý gì khi sử dụng từ mượn?

GV liên hệ thực tế: Trong học tập cũng như trong cuộc sống có khi nào các em cũng vô tình thành người sính dùng chữ nước ngoài

- Các sự vật hiện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ đã có sẵn với 1 nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.

6) Bài tập 6 :

* Chi tiết gây cười :

Dù đang đau quằn quại vẫn sính dùng từ nước ngoài.

không?

HS tự liên hệ

GV chốt: Các em thân mến! Cô và các em đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập và phát triển. Học và sử dụng ngoại ngữ trở thành yêu cầu bắt buộc của con người Việt Nam mới trong thế kỉ mới. Có những lúc các em vô tình sử dụng ngoại ngữ không phù hợp , , có những lúc các em dùng nhiều những biệt ngữ tuổi ten trong giao tiếp nhưng cô hi vọng rằng qua bài tập này các em sẽ tự nhắc nhở bản thân mình: sử dụng từ mượn đúng lúc, đúng chỗ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ- Tiếng Việt thân yêu của chúng ta các em nhé!

 Phê phán thói sính dùng từ mượn của 1 số người.

==> Lưu ý: Sử dụng từ mượn phù hợp, không nên lạm dụng

Hoạt động 3: Củng cố (3’) GV chốt nội dung tiết học:

GV: Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ ta không biết dùng tiếng ta. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt bằng việc sử dụng đúng, phù hợp Tiếng Việt để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Hoạt động 4: HD về nhà (1’)

- Ôn lại các kiến thức về từ vựng đã học có liên quan đến phần bài hoc.

- Làm các bài tập vào vở.

Ngày soạn: 10/ 11/ 2019 Ngày dạy:

Tuần: 13 Tiết: 62

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.

2 . Kĩ năng:

- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.

- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự 3.Thái độ:

Giáo dục cho học sinh có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào trong văn bản tự sự.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS

NL tư duy, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tạo lập văn bản.

B.Chuẩn bị:

1. GV: : Một số bài văn, đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

2. HS: Học sinh ôn lại kiến thức về văn tự sự và nghị luận.

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:

I. Khởi động (4’) 1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?

? Cách sử dụng yếu tố NL trong văn bản tự sự?

3. GV gt bài.

II. Hoạt động luyện tập(30’)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 137 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w