Tự học có hướng dẫn NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 174 - 178)

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

Tiết 70 Tự học có hướng dẫn NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Kiến thức :

- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong TP truyện.

- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số Vb - Đặc điểm của mỗi hình thức kể chuyện.

2 . Kĩ năng:

- - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học

- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bản tự sự hiệu quả.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc.

- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, lựa chọn điểm nhìn hợp lí khi tạo dựng văn bản tự sự

B.Chuẩn bị:

1. GV:

- Nghiên bài, soạn giáo án 2. HS: :

- Học bài cũ, đọc trước ở nhà C

. Phương pháp, kĩ thuật:

-Nêu vấn đề, vấn đáp, thực hành, phân tích ngữ liệu, KT động não.

D.Tiến trình các hoạt động dạy - học:

I. Khởi động (5’)

*Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ : 3'

?Nêu vai trò, tác dụng của các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự ?

* Giới thiệu bài mới

Trong một tác phẩm tự sự, việc sử dụng thành công ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng chân dung nhân vạt và chủ đề tác phẩm. Song bên cạnh đó còn có một yếu tố không thể thiếu góp phần vào sự thành công trong một tác phẩm tự sự. Yếu tố đó chính là người kể chuyện trong văn bản tự sự. Vậy trong văn bản tự sự người kể chuyện có vai trò như thế nào, được thể hiện dưới những hình thức ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

II. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

- HS đọc đoạn 1- SGK.

- HS thảo luận nhóm /bàn theo câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV

? Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì? Ở đây ai là người kể chuyện?

? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?

I.Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự (15’)

1.Ví dụ SGK

2.Nhận xét

+ Chuyện kể về phútt chia tay của 3 người:

Ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên.

+ Người kể vắng mặt, không xuất hiện trong câu chuyện.

+các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả

? Những câu”giọng cười như đầy tiếc rẻ”,”những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai?

? Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: Người kể câu chuyện dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật.

HS rút ra nhận xét, GV tổng hợp nội dung cơ bản của phần ghi nhớ.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

một cách khách quan . Trong đoạn văn , ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan:”anh thanh niên vừa vào vừa kêu”,”cô kĩ sư mặt đỏ ửng”,”bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”… Nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc xưng”tôi”hoặc phải xưng tên 1 trong 3 nhân vật đó để kể lại chuyện.

+ Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện đó hoá thân vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.

- Căn cứ :

+ Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn , tức là đứng ở bên ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để

“hoá thân” vào từng nhân vật (Thực ra đây là vốn sống, sự từng trải và trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn)

+ Đối tượng được miêu tả một cách khách quan ba nhân vật và những suy nghĩ, hành động của 3 nhân vật ấy.

+ Ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.

3.Kết luận - ghi nhớ.

III. Hướng dẫn l uyện tập (10’) Bài 1

- Gọi HS đọc đoạn trích.

? Cho biết người kể chuyện trong đoạn trích là ai?

? Theo em, ngôi kể này có ưu điểm gỡ và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

+ Nhân vật”Tôi” (ngôi thứ nhất)- chú bé Hồng- trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ sau những ngày xa cách.

+ Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật”Tôi”.

+ Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật”Người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.

IV. Hoạt động vận dụng (10’)

- Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở đoạn văn thành 1 đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

- GV chấm 1 số bài

VD: Kể bằng lời kể của cô kĩ sư

Nghe tiếng chàng trai kêu to:“Trời ơi, chỉ còn có 5 phút” và sau đó là 1 giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến thật rồi sao? Tôi và chàng trai kia chưa nói được với nhau điều gì! và cả nhà họa sĩ đáng kính nữa.

Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà rồi trở lại ngay với một chiếc làn trên tay. Nhà họa sĩ già trặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt cảm thấy lúng túng, bèn đưa tay đặt lại chiếc ghế, thong thả đến chỗ nhà họa sĩ.

V. Hoạt động mở rộng (3’)

Chọn ra 1 VBTS đã học, chỉ rõ ng kể chuyện và vai trò của ng kể chuyện trong vb đó.

*Củng cố

?Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

?Tác dụng và hạn chế của ngôi kể thứ 3 và ngôi thứ nhất.

*HDVN:

- Hoàn thiện bài tập nếu chưa xong

- Nhận xét về cách lựa chọn ngôi kể trong một số truyện ngắn mà em đã học.

Ngày soạn: 20/ 11/ 2019 Ngày dạy : / 11/ 2019 Tuần 15 - Tiết 71,72

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 174 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w