Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.(15’)

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 101 - 105)

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Tuần 8 Tiết 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.(15’)

1. Ví dụ:

- SGK

2. Nhận xét:

VD1:

a. Những câu thơ tả cảnh:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Hoặc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm ...

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Căn cứ : Cảnh sắc thiên nhiên là đối tượng ta có thể quan sát được ( ngoại hình con người, sự vật…)

b. Những câu thơ tả tâm trạng - “Tưởng…người ôm”

? Những câu thơ tả cảnh có quan hệ ntn với những câu thơ tả tâm trạng?

? Theo em trong văn tự sự miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật?

HS trình bày-> GV nhận xét và lí giải theo định hướng lí luận VH.

Học sinh đọc mục 2 SGK.

? Đoạn văn cho ta thấy tâm trạng gì của lão Hạc? Vì sao em biết được điều đó?

HS trình bày-> GV nhận xét và lí giải

? Từ các bài tập tìm hiểu trên, em hãy cho biết người ta có thể miêu tả nhân vật bằng cách nào?

+ Vì: Miêu tả suy nghĩ của Kiều những điều ta không quan sát được :

=>Suy nghĩ của Kiều : Nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.( Không quan sát được )

*Quan hệ mật thiết : Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình ( tả cảnh ) ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng người đọc cảm nhận được, hiểu được hình thức bên ngoài.( nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)

c. Tác dụng:

- Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm ( thế giới tâm hồn ). Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “ chân dung tinh thần” của nhân vật.

Tái hiện lại những đau đớn, buồn vui, trăn trở, lo âu, dằn vặt những rung động trong tư tưởng tình cảm . Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn.

( nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình)

VD2 :

- Nỗi đau đớn của Lão Hạc khi phải bán chó => Thể hiện qua nét mặt cử chỉ của nhân vật ("ép","mếu ","có" và các tính từ

"rúm","nhăn","món mén "để miêu tả bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại việc bán chó.

Tất cả gợi gương mặt cũ kĩ , già nua khô héo, một tâm hôn đau khổ cạn kiệt nước mắt) => Miêu tả nội tâm gián tiếp

3. Kết luận:

Ghi nhớ ( SGK) a) Miêu tả bên ngoài:

- Đối tượng là cảnh vật thiên nhiên và con người với diện mạo, hành động, ngôn ngữ.

- HS đọc.- GV nhấn mạnh

- Có thể quan sát trực tiếp b) Miêu tả nội tâm:

- Đối tượng miêu tả là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.

- Không quan sát được trực tiếp

Hoạt động 3 : Luyện tập (15’) II. Luyện tập

Bài 1,2

- HS chọn đoạn trích và chuyển thành văn xuôi : Có thể chọn đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" hoặc " Kiều ở lầu Ngưng Bích"

- Hãy xác định những câu thơ miêu tả nội tâm của nhân vật Thuý Kiều VD trong đoạn " mã Giám Sinh mua Kiều"

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.

....

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày"

GV: Đọc cho HS tham khảo đoạn văn (Sách thiết kế-218) - HS làm bài

- GV chấm điểm và sửa lỗi trực tiếp : 5HS -> nhận xét chung IV. Hoạt động vận dụng (5’)

Bài 3

?Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn ?

GV gợi ý học sinh làm bài tập và nhắc HS phân biệt: Kể việc và miêu tả nội tâm - Tư liệu tham khảo :

+ Văn bản : “ Bài học đường đời đầu tiên” ( Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) + Văn bản : Một vụ cãi lộn ( Ngữ văn 9)

- Yêu cầu :

+ Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào ? + Miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.

+ Kể việc ở đoạn nào, kết hợp miêu tả nội tâm của nhân vật.

*Củng cố

? Nhân vật được xây dựng trên những phương diện nào? Khi miêu tả nhân vật người ta chú ý tới điều gì? Sự khác nhau giữa miêu tả nội tâm trực tiếp và miêu tả gián tiếp?

* HDVN:

- Học thuộc phần ghi nhớ để nắm kiến thức cơ bản của tiết học - Phân biệt được miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm

- Chuẩn bị tài liệu cho tiết:

- Chương trình địa phương phần văn: soạn bài phá vây.

*****************************

Tổ chuyên môn ký duyệt Ngày 10 tháng 10 năm 2019

Ngô Thị Hồng Định

Tuần 9 Ngày soạn : 15 /10/2019

Tiết 41 Ngày bắt đầu dạy: / /2019

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN BÀI: PHÁ VÂY A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

- Cảm nhận được tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu quê hương của quân và dân khu tả ngạn sông Hồng. Qua đó thấy được tình yêu quê

hương, đất nước của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện độc đáo, diễn biến tâm lý và ngôn ngữ nhân vật....

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện hiện đại Việt Namđược sáng tác trong giai đoạn (1954-1965)

- Vận dụng kiến thức thể loại, các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

3. Thái độ

- Tình yêu quê hương, đất nước

4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành

- Năng lực đọc hiểu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản, năng lực hợp tác, chia sẻ, năng lực tự học.

B/ Chuẩn bị :

* Giáo viên: bài soạn.

* Học sinh: trả lời câu hỏi đọc – hiểu

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w