Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực của chủ đề

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 227 - 230)

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

D. Nội dung chủ đề

I. Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực của chủ đề

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN (3 tiết: 46, 47, 48)

A. Tên chủ đề: "Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến"- Ngữ Văn 9.

B. Cơ sở hình thành chủ đề

Chủ đề: "Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến- Ngữ Văn 9 được xây dựng trên cơ sở từ kiến thức phần Văn bản của chương trình SGK Ngữ Văn 9 tập 1, dựa trên cuốn Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn (Phạm Thị Ngọc Trâm (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục- 2010), "Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Tập 2" do GS.TS Trần Đăng Suyền"chủ biên (Nxb Đại học sư phạm)

C. Thời gian dự kiến: 3 tiết

Tiết Nội dung Ghi chú

46

- Giới thiệu chủ đề;

- Giới thiệu chung văn bản "Đồng chí", "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính";

- Hiện thực cuộc sống qua hai bài thơ.

47 Hình tượng người lính chống Pháp qua "Đồng chí"

48

- Hình tượng người lính chống Mỹ qua "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính".

- Luyện tập, tổng kết. Kiểm tra đánh giá chủ đề

Kiểm tra 15 phút

D. Nội dung chủ đề

I. Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực của chủ đề

1. Kiến thức

- Nắm được những thông tin ngoài văn bản của bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính: tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và vẻ đẹp chân thực, giản dị của hình tượng anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ Đồng chí; cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật ở hai bài thơ: hình ảnh thơ chân thực, giản dị mà giàu giá trị biểu cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm súc (Đồng chí) và hình ảnh sáng tạo độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).

- Tích hợp kiến thức kỹ năng một số môn vào đọc – hiểu các văn bản của chủ đề.

Tích hợp nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh (Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh).

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản thơ ca kháng chiến.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3. Thái độ

- Bồi đắp tình cảm yêu nước, lòng yêu mến, trân trọng, tự hào về hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như thời nay.

- Giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Cố gắng học tập tốt để xứng đáng với thế hệ cha anh. Từ đó, các em có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn".

- Yêu mến, trân trọng giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca kháng chiến.

4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự học, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản

II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Mức độ

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

1. Những kiến thức chung về người lính trong thơ ca kháng chiến

- Nắm được đặc điểm cơ bản về thơ ca kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ

- Hiểu được mối quan hệ giữa hoàn cảnh lịch sử với nội dung tư tưởng tác phẩm.

- Lí giải được một số đặc điểm của thơ ca kháng chiến - Phân biệt được điểm khác nhau giữa người lính chống Pháp và chống Mĩ.

- Phân tích đặc điểm nội dung nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca kháng chiến - So sánh thơ ca kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ - So sánh hình tượng người lính, cách xây dựng hình tượng trong các bài thơ

- Tạo lập được văn bản cảm nhận về hình tượng văn học, suy nghĩ về dấu ấn sáng tạo của tác giả

- Rút ra bài học, vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tiễn

- Sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh, hát múa… lấy cảm hứng từ các tác phẩm đã học.

- Khám phá giá trị của một tác phẩm thơ ca kháng chiến Câu 1.1 Câu 2.1

Câu 2.13 Câu 2.14

Câu 3.1 Câu 3.14

Câu 4.7 Câu 4.8 Câu 4.10 2. Hình

tượng người lính chống Pháp qua bài Đồng chí

(Chính Hữu)

- Nhận biết được những thông tin ngoài văn bản

- Nhận diện, chỉ ra các yếu tố nghệ thuật:

ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu....

- Nắm chắc chủ đề của bài - Hiểu được hình ảnh đất

nước, con

người Việt Nam những năm đầu chống Pháp.

- Hiểu được vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ.

- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

- Phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Khái quát đặc điểm phong cách sáng tác của tác giả.

- Tạo lập được đoạn văn / văn bản phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật bài thơ

- Tạo lập văn bản gắn với việc đưa ra được những quan điểm, cách xử lí tình huống trong thực tiễn liên quan đến văn bản.

- Đưa ra những bình luận, nhận xét thể hiện quan điểm riêng về giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản

Câu 1.2 Câu 1.3 Câu 1.4

Câu 2.2 Câu 2.3 Câu 2.4 Câu 2.5 Câu 2.6 Câu 2.7

Câu 3.2 Câu 3.2 Câu 3.4 Câu 3.5 Câu 3.6 Câu 3.10

Câu 4.1 Câu 4.2 Câu 4.9

3. Hình tượng người lính chống Mĩ qua bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- Nhận biết được những thông tin ngoài văn bản

- Nhận diện, chỉ ra các yếu tố nghệ thuật ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu....

- Nắm chắc chủ đề; hiểu được nội dung ý nghĩa của bài - Hiểu được hình ảnh đất

nước, con

người Việt Nam những năm chống Mĩ.

- Hiểu được nét đặc sắc về nghệ thuật.

- Phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Khái quát đặc điểm phong cách sáng tác của tác giả.

- Tạo lập được đoạn văn/ bài văn phân tích/

cảm nhận bài thơ hoặc đoạn thơ

- Tạo lập văn bản gắn với việc đưa ra được những quan điểm, cách xử lí tình huống trong thực tiễn liên quan.

- Đưa ra được những bình luận, nhận xét thể hiện quan điểm riêng về giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản Câu 1.5

Câu 1.6 Câu 1.7

Câu 2.8 Câu 2.9 Câu 2.10 Câu 2.11 Câu 2.12

Câu 3.6 Câu 3.7 Câu 3.8 Câu 3.9 Câu 3.11 Câu 3.12 Câu 3.13

Câu 4.3 Câu 4.4 Câu 4.5 Câu 4.6

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án 5 hoạt động ngữ văn 9 (Trang 227 - 230)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(273 trang)
w