KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. Mục tiêu bài học
III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu Nộ dung Điểm
1 Học sinh viết đoạn văn tóm tắt đầy đủ, đúng yêu cầu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
Nàng Vũ Nương ở Nam Xương – nết na xinh đẹp, lấy chồng Trương nhà giàu tính đa nghi. Trương Sinh phải xa nhà đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi mẹ chồng chu tất. Trương Sinh trở về nghe theo lời nói ngây thơ của đứa con nhỏ, nổi tính ghen tuông, cho là vợ hư một mực đánh đuổi nàng đi, không cho nàng được giãi bày thanh minh. Uất nhục Vũ Nương ra bên Hoàng Giang tự tận. Tình cờ trong một đêm trò chuyện với con, Trương Sinh mới nhận ra mình nghi oan cho vợ nhưng đã quá muộn. Phan Lang – một người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu sống, gặp Vũ Nương dưới thủy cung.
Vũ Nương nhắn chồng giải oan cho mình. Khi chàng Trương lập
3.0
đàn giải oan, Vũ Nương tha thứ nhưng không trở về cuộc sống trần thế.
2 1. HS chép thuộc long 4 câu thơ mở đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du).
Yêu cầu: Đúng chính tả, chữ viết rõ ràng.
“Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang... đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
1.
0 7.0
2. HS nêu được nội dung, nghệ thuật của 4 câu thơ đó:
- Nghệ thuật: Ngòi bút tả cảnh bậc thầy vừa gợi tả, vừa đặc tả, thể thơ lục bát êm ái, nghệ thuật đối kết hợp với đảo trật tự từ.
- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mênh mông, khoáng đạt, mới mẻ, trong trẻo đầy sức sống.
0.
5 0.
5
3. HS viết thành bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài; đảm bảo các ý như sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Nêu vấn đề: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân mênh mông, khoáng đạt, mới mẻ, trong trẻo đầy sức sống qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích.
II. Thân bài - 2 câu đầu:
“Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang... đã ngoài sáu mươi”
Chim én là dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân. Mùa xuân từng đàn chim én bay lượn trên bầu trời nhiều như thoi đưa. Đồng thời gợi lên thời gian mùa xuân đã trôi đi rất nhanh. Hình ảnh ẩn dụ, so sánh gợi tả một không gian mùa xuân khoáng đạt, cao, rộng, gợi tả thời gian trôi đi rất nhanh. Tâm trạng con người bâng khuâng nối tiếc. Qua hai câu thơ đầu đoạn trích vừa giới thiệu thời gian, vừa gợi không gian.
Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn rang bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sang. Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba còn được đặc tả
- 2 câu sau:
“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ngôn từ thuần Việt, đảo từ, giầu hình ảnh, nhạc điệu. Cảnh mùa xuân như một bức họa tuyệt tác với bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh và không gian yên ả, thanh bình, trong sáng, trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết. Hai câu thơ: “Cỏ non... bông hoa” thuộc một trong số những câu thơ hay nhất của Truyện Kiều. Cảnh sinh động, có hồn.
- So sánh với 2 câu thơ cổ của Trung Quốc để thấy được tài năng tả cảnh của Nguyễn Du.
Khái quát nâng cao: Đặc sắc nghệ thuật: ngòi bút tả cảnh bậc thầy vừa gợi tả, vừa đặc tả, thể thơ lục bát êm ái, nghệ thuật đối kết hợp với đảo trật tự từ. Nội dung: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mênh mông, tươi tắn, khoáng đạt, mới mẻ, trong trẻo đầy sức sống.
III. Kết bài:
- Đánh giá của em về tài năng của tác giả trong đoạn trích.
- Suy nghĩ và rút ra bài học cho bản thân.
* Chú ý: Những bài viết có sự sáng tạo của học sinh
0.
5
1.
5
2.
0
0.
5
0.
5
Tổng 10
* Củng cố
- Gv thu bài,nhận xét ý thức giờ kiểm tra
*HDVN
- Ôn phần văn học trung đại.
- Soạn bài: Đoàn thuyến đánh cá theo phiếu học tập - Soạn tiết “Tổng kết từ vựng” (Tiếp theo)
**************************************
Tổ chuyên môn ký duyệt Ngày 17 tháng 10 năm 2019
Ngô Thị Hồng Định Ngày soạn: 5/ 11/ 2019
Ngày dạy:
Tuần: 12 Tiết: 56 - 57
Văn bản: BẾP LỬA Bằng Việt A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2.Kĩ năng:
- Nhận diện, ptích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.
3.Thái độ:
Gdục học sinh tình yêu thương, trân trọng tình cảm thiêng liêng trong gia đình, xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS
NL tư duy, NL sử dụng ngôn ngũ, NL cảm thụ thẩm mĩ, NL tạo lập văn bản.
B.Chuẩn bị:
1. GV: Các tư liệu, tranh chân dung tác giả.
2. HS: soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Tổ chức các hoạt động I. Khởi động (5’)
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Cảm nhận của em về hình tượng thiên nhiên trong bài "Đoàn thuyền đánh cá
"?
? Công việc lao động của con người có gì đặc sắc?.
3. GT bài
Giới thiệu bài: Xuân Quỳnh từ tiếng gà trưa gợi nhớ về bà, gợi nhớ những kỉ niệm về những ngày được sống bên bà đã viết lên bài: Tiếng gà trưa đầy xúc động. Khi đang sống tại nước Nga xa xôi, nhớ về bếp lửa bà nhen, nhớ mùi khói bếp quen thuộc Bằng Việt xúc động viết bài thơ: Bếp lửa.