KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Tuần 16 Tiết 78 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Kiến thức:
- Qua tiết kiểm tra, giúp học sinh củng cố và thực hành các kiến thức tiếng Việt đã được học : biện pháp tu từ, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp, trường từ vựng. Rèn kĩ năng phát hiện các biện pháp tu từ, phân tích ý nghĩa tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
- Tích hợp với phần văn, tập làm văn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng trình bày các kiến thức Tiếng Việt đã học, kĩ năng vận dụng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài.
4. Phát triển năng lực
NL tư duy, NL nhận thức, NL tạo lập văn bản II. Hình thức đề kiểm tra:
- Tự luận
III. Thiết lập ma trận Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao Cộng
Chủ đề 1 Phương châm hội thoại
Nhận biết khái niệm
Số câu Số điểm.
Tỉ lệ
1 2 20%
1 2đ 20%
Chủ đề 2 Biện pháp tu từ
Xác định được bp tu từ
Tìm và chỉ ra cái hay của bptt
Số câu Số điểm.
Tỉ lệ
1 0,75 7.5%
1 3,25 32,5%
2 4đ 40%
Chủ đề 3 Thành ngữ
Tìm thành ngữ có liên quan đến pc hội thoại
Hiểu thành ngữ liên quan đến p/c hội thoại
Số câu Số điểm.
Tỉ lệ
1 1 10%
1 1 10%
2 2đ 20%
Chủ đề 4:
Nghĩa của từ
Xác định
nghĩa gốc, nghĩa chuyển, Số câu
Số điểm.
Tỉ lệ
1 2đ 20%
1 2đ 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm Tỉ lệ
2 3 30%
3 3,75 37,5%
0 0 0
1 3,25 32,5%
6 10 100%
IV. Đề kiểm tra
Câu 1 (2 điểm). Ghi kết quả vào cột A sao cho phù hợp:
A B
1. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
2.
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu .
Khi giao tiếp mình đừng nói những điều mình không tin là có thực, không có bằng chứng xác thực
Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Câu 2 (2 điểm): Hãy tìm ít nhất 3 thành ngữ hoặc tục ngữ có liên quan đến các phương châm hội thoại đã học? Chỉ rõ các thành ngữ hoặc tục ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại nào ?
Câu 3 (2điểm). Xác định đâu là nghĩa gốc , đâu là nghĩa chuyển của từ chân ? Chuyển theo phương thức nào ?
a. Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
b. Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
c. Nó có chân trong đội tuyển học sinh giỏi.
Câu 4 (4 điểm) .Chỉ ra và phân tích cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật ) V. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu Nội dung Điểm
1
2 -HS tìm được ít nhất 3 thành ngữ hoặc tục ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại . Xác định đúng phương châm hội thoại của các thành ngữ hoặc tục ngữ
0.75 0.75
3 Từ chân trong phần a được dùng theo nghĩa gốc . Từ chân trong phần b,c được dùng theo nghĩa chuyển.
Từ chân trong phần b được chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Từ chân trong phần c được chuyển theo phương thức hoán dụ.
0,5 0,5 0,5 0,5 4 a. Yêu cầu về hình thức : viết thành bài văn ngắn , diễn đạt lưu
loát , dùng từ chính xác , không mắc lỗi chính tả.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự méo mó, biến dạng của những chiếc xe, làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh và những gian khổ trên đường Tr- ường Sơn mà người lính phải trải qua.
+ Trái tim là hình ảnh hoán dụ thể hiện lòng yêu nước, nhiệt huyết cách mạng, sức mạnh chiến đấu của những người lính lái xe.
1 0.75
1 1.25
* Củng cố :
- Nhận xét giờ kiểm tra
* HDVN :
- Chẩun bị tiết : Ôn tập Tập Làm văn ( xem lại kiến thức về các kiểu VB, văn tự sự, miêu tả lớp 6; biểu cảm ,nghị luận ở lớp 7; thuyết minh ở lớp 8 )