Kiểm tra hậu nghiệm đối với chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh xí nghiệp 71 tại ninh bình (Trang 103 - 108)

Các bộ phận quản lý cần phải xác định xem xét các chiến lược có tiến triển theo

đúng kế hoạch đã vạch ra hay không? Kết quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu chiến lượcđã đề ra hay không? Các kết luận rút ra sẽ là những bài học kinh nghiệm

dùng cho các giai đoạn kế hoạch tiếp theo.

Tóm lại: Việc kiểm tra chiến lược cần thiết được tiến hành thường xuyên và liên tục từ khâu thiết lập các điều kiện của môi trường, xác định các mục tiêu, xây dựng các chính sách, các chương trình cho đến khi lập các kế hoạch thường xuyên và triển khai thực hiện đúng chúng. Nếu một yếu tố nào đó thay đổi hoặc có một

biến động lớn của môi trường hoặc có một biếnđộng lớn của môi trường xảy ra thì Xí nghiệp phải xem xét và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với sự thay đổiđó.

Kiến nghị

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tại Chi nhánh Xí nghiệp 71, Ninh Bình em xin trình bày một số ý kiến nhằm

góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Xí nghiệp.

 Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần chú trọngđầu tư nghiên cứu và xây dựng các nhà máy sản

xuất thiết bị, phụ kiện, động cơ cho ngành đóng tàu nhằm tăng tỷ lệ nộiđịa hóa của

sản phẩm: Nhà máy thép cho vỏ tàu, nhà máy chế tạo các động cơ máy chân vịt, nhà máy chế tạo các sản phẩm lắp ráp khác.

- Đầu tư phát triển công nghệ, tiếp thu chuyển giao nhanh các công nghệ

tiên tiếnđể nhanh chóng nắm bắt được công nghệ.

- Đối với nguồn vốn, bên cạnh việc có những cơ chế, chính sách đặc biệt

khuyến khích đầu tư vào ngành cần phải có sự hỗ trợ và đặc biệt quan tâm của Đảng

và nhà nước.

 Đối với Xí nghiệp:

- Cổ phần hóa: Trong điều kiện nền kinh tế đổi mới và hòa nhập có nhiều

biến động mới tạo cho Xí nghiệp nhiều cơ hội và thử thách mới. Các doanh nghiệp

nhà nước hầu hết là làm ăn chưa có hiệu quả, chưa tự chủđược về vốn, chưa có chế độ khuyến khích, kích thích người lao động, lôi cuốn họ tự giác làm việc. Vì vậy Xí nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện công tác cổ phần hóa tại Xí nghiệp. Nó giúp Xí nghiệp giải quyết hai vấn đề cơ bản:

Gắn liền với lợi ích tập thể của người lao động đối với Xí nghiệp, làm cho họ gắn bó với Xí nghiệp hơn vì họ chính là người chủ thật sự của Xí nghiệp.

Giải quyết được vấn đề về vốn: thao hình thức cổ phần hóa thì doanh nghiệp nhà nước sẽ chuyển đổi thành công ty cổ phần. Một vấn đề cho mọi công ty hiện nay là thiếu vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Nếu như việc cổ phần hóa thành công sẽ giúp cho Xí nghiệp huy độngđược nhiều vốn nhàn rỗi dùng vào sản

xuất kinh doanh.

Để tiến trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời phải có sự

phối hợp của tập thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ

- Đẩy mạnh doanh thu và tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí chung và chi phí quản lý: Hiện nay chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí nghiệp còn khá lớn, nó

ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Xí nghiệp. Vì vậy Xí nghiệp nên sắp xếp lại cơ

cấu tổ chức sao cho phù hợp nhất và chi tiêu phù hợp trong các khoản chi phí khác: tiền hội họp, tiền điện thoại,…

- GVHB của Xí nghiệp còn khá cao chiếm tỷ trọng hơn 90% trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Xí nghiệp cần có những biện pháp cải tiến kỹ

thuật, tiết kiệm vật tư nâng cao năng suất lao động.

- Chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu phát triển để tiếp thu công nghệ mới và phát triển sản phẩm mới trong tương lai.

- Ngày nay thông tin được coi là yếu tố quan trọng phục vụ quá trình sản

xuất kinh doanh, vì vậy Xí nghiệp nên tăng cường công tác marketing thu tập thông tin để có thể cung cấp sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Củng cố cơ sở hạ tầng làm cho cơ ngơi Xí nghiệp phù hợp với qui mô

KẾT LUẬN

Xí nghiệp hoạt động lâu năm trên thị trường đã trải qua bao thăng trầm Xí nghiệp đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, đã xây dựngđược uy tín trên thị trường

tỉnh. Tuy nhiên là doanh nghiệp nhà nướcđang ở trong giai đoạn đổi mới sang hình thức sở hữu mới hình thức cổ phần hoá, bước sang mô hình hoạt động mới sẽ gặp

nhiều khó khăn, đồng thời kinh tếđất nướcđang bước sang một giai đoạn mới, cạnh

tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt giờ đây khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức

thương mại thế giới WTO, đưa lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Xí nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc xây dựng cho mình một chiến

lược kinh doanh đúngđắn với Xí nghiệp 71 là điều tất yếu nhằm phát huy thế mạnh

vốn có, tận dụng những cơ hội , hạn chế, né tránh nguy cơ đểđạt hiệu quả cao hơn. Qua đợt thực tập này em đã củng cố kiến thức về lí luận chung trong công tác xây dựng chiến lược và thực trạng xây dựng chiến lược ở Xí nghiệp. Qua đó em thấy công tác hoạchđịnh chiến lượcở Xí nghiệp chưa được quan tâm nhiều. Do đó, thông qua cuốn đề tài này, mong rằng ban lãnh đạo Xí nghiệp xem như là một tài liệu trong việc hoạchđịnh chiến lược phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới.

Một lần nữa em xin cảmơn các thầy cô trường Đại học Nha Trang, tập thể Ban lãnh đạo Xí nghiệp 71, đặc biệt là thầy Võ Đình Quyết đã tạo điều kiện thuận lợi

giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Chiến lược và chính sách kinh doanh

Nhà xuất bản Thống Kê 2. Chiến lược phát triển ngành cơ khí đóng tàu tới năm 2010

Bộ kế hoạch và đầu tư

3. Bài giảng quản trị chiến lược

Thầy Lê Chí Công 4. Luận văn tốt nghiệp các khóa trước

5. Thông tin từ mạng Internet

6. Các báo cáo của Chi nhánh Xí nghiệp 71 7. Các báo, tạp chí

- Tạp chí hàng hải Việt Nam

- Thời báo kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh xí nghiệp 71 tại ninh bình (Trang 103 - 108)