Ninh Bình có 18m bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa sông Đáy đổ ra biển. Hệ thốngđường thuỷ khá phát triển và giữ vị trí trọng yếu trong vận chuyển hàng hoá trên địa bàn lãnh thổ. Với cảng Ninh Bình sẵn có và triển vọng nâng cấp mở
tế với các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh vùng Tây Bắc và với nước ngoài. Xí nghiệp xây dựng gần con sông đáy và gần cảnh Ninh Bình tạo điều kiện thuận lợi cho tàu ra vào sửa chữa và công tác đóng mới thuận lợi. Vị trí địa lý của tỉnh cho ta thấy tiềm
năng về vận tải đường thuỷ là rất lớn, tiềm năng về khách hàng đóng mới cao. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vì công việc của XÍ nghiệp phụ
thuộc vào thời tiết: Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của Đồng bằng sông hồng, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt; mùa khô từ tháng 11 – 12 năm trướcđến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 – 10. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm thường tập trung vào các tháng 5 - 10. Công việc của Xí nghiệp do nhà xưởng
không khép kín lại làm việc các vật liệu bằng kim loại nên những khi mưa to do an toàn lao động Xí nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc. Hoặc khi có bão nước dâng lên cao không thể làm việc được. Do vậy vào những tháng mưa nhiều hoặc thường
có bão doanh thu của Xí nghiệp giảm.
2.2 CÁC MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Nghiên cứu môi trường bên trong của doanh nghiệp là một nội dung vô cùng quan trọng. Hoạt động trong một cơ chế mở, cơ chế mà mọi thành phần kinh tế đều
có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Sức mạnh của các áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành. Khi áp lực
này càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng của các công ty cùng ngành càng bị hạn chế; ngược lại, khi áp lực này yếu thì đó là cơ hội cho các công ty cùng
ngành thu được lợi nhuận cao. Áp lực cạnh tranh giữa các công ty trong cùng ngành là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến công ty. Khi áp lực cạnh tranh giữa các công ty ngày càng tăng lên thì càng đe doạ về vị trí và sự tồn tại của công ty. Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự khẳng định
mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh
tranh với doanh nghiệp mình để đề ra các chiến lược kinh doanh hợp lý.
Xí nghiệp do qui mô hoạt động còn nhỏ nên đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các công ty tư nhân trong tỉnh và một cho nhánh của Công ty cấp trên ở Ninh Phúc. Đây
là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Xí nghiệp. Hiện nay tỉnh Ninh Bình có 6 công ty hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa và đóng mới tàu bao gồm cả Xí nghiệp 71, các công ty đều nằm trên khu vực sông Đáy. Về qui mô và tay nghề, kinh nghiệm trên thị trường thì các công ty này không được bằng Xí nghiệp, nhưng họ lại có điểm
mạnh hơn Xí nghiệp về trang thiết bị, đặc biệt công ty tư nhân Thành Nhân mới có thiết bị để có thểđóng tàu 2000 tấn. Và do họ có qui mô nhỏ và bộ máy quản lý đơn giản nên có thể linh động hơn Xí nghiệp trong việc đưa ra quyết định về giá cả. Vì vậy để thực sự trở thành dẫnđầu trong lĩnh vực này ở tỉnh và vươn xa hơn ra ngoài tỉnh, phấnđấu có các đơn đặt hàng nước ngoài thì Xí nghiệp cần có biện pháp để lôi kéo các nhà đầu tư, tăng năng lựcđóng mới và lôi kéo được khách hàng hơn nữa.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Mối lo ngại của Xí nghiệp không chỉ dừng lại ở các đối thủ cạnh tranh hiện tại
mà còn là các đối thủ tiềmẩn mới. Bất kỳ một doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề
nói chung đều lo ngại về vấn đề này. Đó chính là các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành nghề sửa chữa và đóng mới tàu và họ có thể là nhân tố làm giảm
lợi nhuận của Xí nghiệp do họ ra đời sau nên có điều kiệnđónđầu những công nghệ
mới. Vì vậy mà hệ thống máy móc thiết bị hiệnđại hơn, đồng bộ hơn, năng suất lao
động cũng tăng lên đáng kể so với công ty ra đời trước. Xí nghiệp phải đốiđầu với
áp lực cạnh tranh mạnh do đó khả năng sinh lời và tăng giá của Xí nghiệp có thể sẽ
bị hạn chế. Bên cạnhđó, các đối thủ tiềmẩn trước khi ra quyết định thành lập công ty bao giờ cũng nghiên cứu tình hình thị trường và những công ty cùng ngành đã có mặt trên thị trường. Do vậy, họ hiểu rất rõ về Xí nghiệp trong khi Xí nghiệp chưa thể tìm hiểu về công ty của họ và khả năng họ đánh vào điểm yếu của Xí nghiệp là hoàn toàn có thể xảy ra.
2.2.2 Sản phẩm thay thế
Xét trên diện rộng, các doanh nghiệp trong cùng ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm của
ngành. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành khác bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các sản phẩm có tính thay thế nhau nên sẽ dẫn đến sự
cạnh tranh trên thị trường. Khi giá cả của sản phẩm chính yếu tăng thì sẽ khuyến
tàu là ôtô, máy bay, tàu lửa và các loại phương tiện vận chuyển khác. Do sức ép của
các sản phẩm này đã hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành vì mức giá cao nhất bị
khống chế. Tuy nhiên, tàu thuỷ là phương tiện vận chuyển và chở hàng siêu trường
siêu trọng, phục vụ nhiều công trình cấp nhà nước ít ảnh hưởngđến môi trường, đầu
tư không lớn nhưng hiệu quả rất cao, vì vậy các loại phương tiện vận tải thuỷ ngày càng gia tang cả về số lượng, trọng tải, công suất và đa dạng về chủng loại. Trong 10 năm (1995 – 2005) số phương tiện tăng 2.82 lần, tấn trọng tải tăng 5.5 lần, số
ghế hành khách tăng 1.76 lần, tổng công suất tăng 7.12 lần, số phương tiện có đăng kí đăng kiểm chiếm 80% tổng số phương tiện thủy. Do đó các loại phương tiện thuỷ khó bị áp lực cạnh tranh của các loại sản phẩm thay thế.
2.2.3 Khách hàng
Vấn đề khách hàng là một vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thành bại của Xí nghiệp. Sản phẩm hàng hoá của các công ty có được chấp nhận hay không đều do khách hàng quyết định. Có thể nói chưa bao giờ khách hàng có được
nhiều sự lựa chọn như bây giờ. Nếu như trướcđây khi sản lượng hàng hoá sản xuất
ra còn ít thì người tiêu dùng chỉ có một cách lựa chọn duy nhất là mua sản phẩm
của hãng đó hoặc là không mua gì hết. Nhưng ngày nay, cùng với sự bùng nổ nền
kinh tế thị trường thì hàng hoá có rất nhiều chủng loại, đa dạng, phong phú về mẫu
mã và do nhiều hãng sản xuất. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn. Do đó, các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình tiêu thụđược thù vấn đề đặt ra là phải
làm sao cho mẫu mã, bao bì phảiđẹp, chất lượng phải cao và giá phải rẻ hơn so với
sản phẩm của hãng khác.
Xí nghiệp với năng lực chính là sửa chữa và đóng mới tàu từ 1000 tấn trở
xuống vì vậy khách hàng chủ yếu của Xí nghiệp là khách hàng trong tỉnh và từ các tỉnh lân cận sang: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá,… Khách hàng ngoài nâng cấp
lớn vượt quá khả năng triền đà mà Xí nghiệp có. Vì vậy dù có đội ngũ lao động tốt
có đủ năng lực thực hiện nhưng vì điều kiện về vật chất không cho phép nên Xí
nghiệp đành từ chối hợpđồng trong sự tiếc nuối.
2.2.4 Nhà cung cấp
Nhà cung ứng vật tư:
Những nhà cung ứngđược coi là một áp lựcđe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm mà họ cung cấp. Qua đó làm
giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Xí nghiệp. Chất lượng và tốcđộ thi công của Xí nghiệp phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệuđầu vào, chính vì vậy mà mối quan hệ
tốt đẹp với các nhà cung ứng và có một hệ thống cung ứng rộng sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Nhà cung cấp vật tư cho Xí nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn, những
công ty tư nhân, các cửa hàng vật tư cơ khí trên địa bàn tỉnh. Công ty có thuận lợi là
đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các nhà cung ứng vật tư. Với
chính sách giá cả hợp lý không bị ép giá, thanh toán sòng phẳng cho nhà cung ứng
vật tư. Xí nghiệp có thểđược lấy vật tư trước rồi đóng và sửa chữa xong mới thanh toán hoặc thanh toán theo kỳ nợ qui định giữa hai bên.
Hiện nay, do chiến lược phát triển chung của ngành đóng tàu, bước đầu ngành
đã quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất các que hàn, dây hàn tự động, … Công ty đã liên hệ với các Công ty này để có nguồn cung cấp ổn định, chất lượng cao và giảm chi phí về giá thành.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tình hình tài chính, khả năng cung ứng và uy tín của
nhà cung cấp là không thể tránh khỏi để đảm bảo cho Xí nghiệp có đủ vật tư cần
thiết cho hoạtđộng của mình.
Nhà cung cấp tài chính:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp mình thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường, cũng như mọi doanh nghiệp nhà nước khác, Xí nghiệp có ngân sách do nhà nước cấp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này thì quá ít nếu như không muốn nói là không đủ để thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Năm 2005 – 2007 là những năm đầu tiên Xí nghiệp hoạt động theo mô hình cổ
phần hoá theo xu hướng phát triển chung của đất nước, với nền kinh tế thị trường,
đổi mới và hoà nhập. Chính vì thế mà cơ chế quản lý Xí nghiệp có nhiều thay đổi
theo, tạo nhiều cơ hội mới đồng thời cũng phát sinh nhiều khó khăn thử thách mới. Hiện nay vốn của Xí nghiệp gần như không có, phụ thuộc vào việc cung ứng vốn
của công ty cấp trên, và nợ khách hàng. Vì vậy, Xí nghiệp đã huy động tất cả các nguồn vốn có thể huy động được như vốn cổ phần, vay của doanh nghiệp khác, vay CBCNV, kêu gọi đầu tư bên ngoài. Đồng thời hiện nay theo xu hướng phát triển
chung của ngành, Xí nghiệp đã được công ty cấp trên cho phép lập chiến lược để
mở rộng qui mô, tăng năng lực đóng mới tàu lên 5000 tấn. Ngoài sự ủng hộ của
công ty cấp trên Xí nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng thông qua công ty cấp
trên. Với việc quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với việc phát triển ngành sửa
chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ nên việc vay vốn sẽ thuận lợi hơn. Và vấn đề về vốn sẽđược giải quyết triệtđể hơn khi Xí nghiệp cổ phần hoá thành công.
2.2.5 Nguồn lao động
Ninh Bình có 3 trường dạy nghề, thu hút rất nhiều học sinh từ các tỉnh khác về
học tập trong đó có trường dậy nghề Lilama. Và đặc biệt trong năm vừa qua, trường
dạy nghề Lilama do nhu cầu thị trường về lao động chất lượng cao đáp ứng cho các doanh nghiệp khi gia nhập WTO đã được đầu tư và chuyển thành trường cao đẳng
dạy nghề. Trường có uy tín trong đào tạo, đào tạođược những thợ có tay nghề quốc
tế. Mỗi năm lượng học sinh trong các trường nghề của tỉnh tốt nghiệp gần 3000, cung cấp số lao động chất lượng cao cho Xí nghiệp.
2.3 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Tuy Xí nghiệp hoạt động với qui mô nhỏ, gần như chỉ gói gọn trong tỉnh chưa có hoạtđộng xuất nhập khẩu, nhưng các yếu tố về môi trường quốc tế có ảnh hưởng
ít nhiềuđến Xí nghiệp.
Vào WTO, Việt Nam thực sự hội nhập kinh tế thế giới. Hiện Châu Á có 3 cường quốc đóng tàu chiếm giữ tới 87.7% thị phần của thế giới. Đó là Hàn Quốc
chiếm 37% (82 triệu tấn tàu), Nhật Bản 33.9% (75 triệu tấn tàu) và Trung Quốc
16.8% (37 triệu tấn tàu). Các quốc gia này đã có kinh nghiệm trong ngành đóng tàu trong khi điểm xuất phát của nước ta còn thấp. Năng lực hiện tại về công nghệ chế
tạo của ngành công nghiệp tàu thuỷ khá lạc hậu so với các nước trong khu vực.Vì vậy khi hội nhập vào thị trường quốc tế, ngành đóng tàu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các nước trong khu vực. Đòi hỏi các công ty đóng tàu Việt nam nếu muốn
cạnh tranh trong lĩnh vực đóng tàu lớn phải đổi mới toàn diện và đồng bộ, trong đó
tập trung đầu tư cho công nghệ, đội ngũ nhân sự và phát triển hệ thống nhà máy
đóng tàu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành,…Nhưng cũng cần phải lưu ý việc giá thành nguyên liệu và thiết bị đang dội
lên rất cao và khoảng cách cung và cầu về các loại tàu cỡ lớn, tàu dầu đang ngày bị
nhưng sau thời điểm này thì khoảng cách giữa đơn đặt hàng và năng lực cung ứng
sẽ bị thu hẹp căn cứ chủ yếu dựa vào việc xét theo kế hoạch xuất xưởng liên tục
trong các năm 2006, 2007 và 2008 chủ yếu là tàu container loại 6000 – 12000 TEU, tàu dầu thành phẩm 40.000 – 80.000 DWT, và tàu hàng rời loại 50.000 – 100.000 DWT từ ba cường quốc đóng tàu hàng đầu thế giới là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Khi mà đơn đặt hàng ít đi và các nhà sản xuất liên tục chào giá thấpđể
cạnh tranh với nhau.
Bên cạnh đó có một thị trường tiềm năng không nhỏ khách hàng nước ngoài với nhu cầu đóng tàu loại nhỏ dưới 10.000 tấn. Vì vậyđể ngành đóng tàu Việt Nam có thể phát triển xa hơn bằng cách cung ứng các loại tàu cỡ nhỏ cho nước ngoài và
điều này giúp cho Việt Nam tránh được sự cạnh tranh trực tiếp từ ba đối thủ mạnh
là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
2.4 XÂY DỰNG MA TRẬN EFE
Qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ta có thể tổng hợp được các danh mục sau:
2.4.1 Danh mục các cơ hội và nguy cơ của Xí nghiệp
2.4.1.1 Danh mục các cơ hội:
Môi trường chính trị ổn định, kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh:
Tạođiều kiện tốt cho Xí nghiệp ổnđịnh hoạtđộng và có cơ hội thu hút đượcđầu tư. Tiềm năng về phương tiện thuỷ lớn: Việc mở rộng cảng Ninh Bình và nằm
trên sông Đáy có cửa ra biển thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hoá Với các tỉnh và nước ngoài, thuận lợi cho những phương tiện vận tải lớn ra vào. Lợi thế này cùng với sự phát triển kinh tế trong vài năm gầnđây, nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng mạnh kéo theo nhu cầu sửa chữa và đóng mới tàu tăng.