2.4.1.1 Danh mục các cơ hội:
Môi trường chính trị ổn định, kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh:
Tạođiều kiện tốt cho Xí nghiệp ổnđịnh hoạtđộng và có cơ hội thu hút đượcđầu tư. Tiềm năng về phương tiện thuỷ lớn: Việc mở rộng cảng Ninh Bình và nằm
trên sông Đáy có cửa ra biển thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hoá Với các tỉnh và nước ngoài, thuận lợi cho những phương tiện vận tải lớn ra vào. Lợi thế này cùng với sự phát triển kinh tế trong vài năm gầnđây, nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng mạnh kéo theo nhu cầu sửa chữa và đóng mới tàu tăng.
Là ngành được nhà nước khuyến khích phát triển: là một trong 10 ngành công nghiệp mũi nhọn mà nhà nướcưu tiên phát triển.
Quan hệ tốt với chính quyền: Nộp thuế đầy đủ và duy trì hoạt động nhằm
tăng cường mối liên hệ vớiđịa phương như: đóng góp đầyđủ vào quỹ an ninh quốc
phòng, tham gia tập huấn quân sự vớiđịa phương tham gia các quỹ công ích, thăm hỏi và chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng. Giữ gìn tốt trật tự, an ninh khu vực, tạo điều kiện tốtđể XN tiến hành SXKD thắng lợi.
Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước: Tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản
xuất kinh doanh tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả
cho Xí nghiệp.
Tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý sau WTO: Hội nhập ta có thểđược
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hoặc học hỏi kinh nghiệm của các nướcđi trước. Biết từ đó biết được những công nghệ, thiết bị mới nhất cho ngành đóng tàu cũng
như các thiết bị trang trí con tàu, đây là cơ hội để ngành công nghiệp tàu thuỷ nói chung và Xí nghiệp nói riêng tiếp thu trình độ khoa học công nghệ mới và đầu tư, nâng cấp để có được những con tàu có chất lượng cao.
Được công ty cấp trên quan tâm đầu tư thêm vốn: Do tình hình phát triển
chung của ngành và đòi hỏi mới của thị trường Xí nghiệpđang được cấp trên có kế
hoạch đầu tư vốn để mở rộng qui mô, tăng năng lực sản xuất. Xí nghiệp cần lập một
chiến lược thích hợpđể công ty cấp trên xét duyệt.
2.4.1.2 Danh mục các thách thức:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ngày càng nhiều: Ngành đóng tàu đang là một
ngành có tiềm năng và thu hút các nhà đầu tư. Trong cơ chế mới, nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạtđộng trong lĩnh vực sửa chữa công nghiệp phát triển trong khu vực tỉnh, đó là một đối tác cạnh tranh gay gắt của Xí nghiệp. Và hiện đang có rất
nhiều dự án xây dựng các công ty đóng tàu sẽ và đang thi công: Nhà máy đóng tàu Sông Hồng, Nhà máy đóng tàu Hoà Bình, Công ty cổ phần công nghiệp Hoàng Anh (Nam Định), Nhà máy đóng tàu Nghi Sơn (Thanh Hoá), …Các nhà máy này dự định sẽđi vào hoạtđộng trong giai đoạn 2007 – 2010.
Mức tăng giá, lạm phát ngày càng cao: Cơ chế hội nhập làm cho giá cả vật tư
của ngành đóng tàu không ngừng tăng lên, dẫn đến việc sửa chữađóng mới phương tiện của Xí nghiệp nhiều lúc gặp khó khăn. Chưa kể là giá các mặt hàng khác cũng
tăng cao: giá xăng, dầu, điện, nước, thực phẩm,… làm giá thành sản phẩm của xí nghiệp tăng, Xí nghiệp gặp khó khăn cho việc trả lương cho người lao động để họ
có thểđảm bảo mức sống, yên tâm công tác, …
Sức ép khách hàng: Khách hàng nâng cấp muốn đóng tàu lớn hơn khả năng triền đà mà Xí nghiệp có, và muốn có tàu nhanh.
Môi trường ngày càng ô nhiễm: Sản xuất sạch đang được chính quyền cũng
như các nước trên thế giới quan tâm. Mà việc sửa chữa và đóng tàu có gây tiếng động và do công tác loại rỉ khỏi vỏ tàu gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Đây là tình trạng chung của ngành nói chung và cả Xí nghiệp nói riêng.
Chiến lược mở rộng của các công ty cùng ngành: Hiện các Công ty cùng ngành do có năng lực về tài chính, họ bắt đầu mở rộngđể có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và xu hướng mới của thị trường.
2.4.2 Ma trận EFE
Qua bảng phân tích ở trên ta có thể xây dựng được bảng đánh giá cơ hội và nguy cơ của Xí nghiệp như sau:
Bảng 4: Ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài Ký hiệu
Mức độ
quan trọng
Xác định
hệ số Tính điểm
1. Môi trường chính trị ổn định, kinh tế đang bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh.
2. Tiềm năng phương tiện thuỷ lớn. 3. Là ngành được nhà nước khuyến
khích phát triển.
4. Quan hệ tốt với chính quyền. 5. Chủ trương cổ phần hoá các DNNN.
6. Tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm
quản lý sau WTO.
7. Được công ty cấp trên quan tâm
đầu tư vốn.
8. Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều.
9. Mức tăng giá, lạm phát ngày càng cao.
10. Hầu hết các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu chưa có trong nước.
11. Sức ép khách hàng.
12. Môi trường ngày càng ô nhiễm. 13. Chiến lược mở rộng của các công ty cùng ngành. O1 O2 O3 O4 O5 O6 O7 T1 T2 T3 T4 T5 T6 0.07 0.11 0.07 0.07 0.09 0.05 0.14 0.05 0.11 0.07 0.09 0.05 0.05 3 2 3 4 3 2 4 3 2 2 2 1 2 0.21 0.22 0.21 0.28 0.27 0.10 0.56 0.15 0.22 0.14 0.18 0.05 0.10 Tổng 1.00 2.69
Chú thích:
Đánh giá phản ứng của Xí nghiệp với các tác động bên ngoài: (Theo phương pháp chuyên gia)
4 = phảnứng tốt nhất; 3 = phảnứng trên trung bình; 2 = phảnứng trung bình; 1 = phảnứng dưới trung bình;
Mức độ quan trọng = Số ý kiến cho yếu tố i là quan trọng / Tổng số kiến cho các yếu tố i là quan trọng.
Hệ số = Tổng điểm đánh giá của các chuyên gia cho yếu tố i / Số chuyên gia tham gia phỏng vấn.
Nhận xét: Qua ma trận với tổng mức điểm quan trọng là 2.69 điểm cho thấy Xí nghiệp vận dụng các cơ hội hiện có cũng như tối thiểu hóa những nguy cơ có thể có mốiđe dọa bên ngoài ở mức trên trung bình. Xí nghiệp có rất nhiều cơ hộiđể có thể
phát triển tốt tuy nhiên vì điều kiện tài chính kém nên đã bỏ lỡ nhiều. Trong thời
gian tới khi đã có sự đầu tư của cấp trên Xí nghiệp có cơ hội trong việc mở rộng
quy mô, mua sắm trang thiết bị mới tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao năng lực
sản xuất.
Hiện nay khi nền kinh tế bước vài hội nhập WTO, khi đó các công ty đóng tàu nước ngoài nhảy vào với khả năng tài chính mạnh và công nghệ hiện đại có thể sản
xuất hàng loạt những tàu cỡ nhỏ sẽ gây khó khăn cho Xí nghiệp. Và tình trạng tăng giá vật tư cũng như các cần có các công ty sản xuất hàng phụ trợ cho ngành đóng
tàu đang là vấnđề cần quan tâm của Xí nghiệp cũng như toàn ngành, chính phủ, nó gây khó khăn cho việc phát triển và tăng lợi nhuận nói chung.
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH MA TRẬN NỘI BỘ CỦA CHI NHÁNH XÍ NGHIỆP 71
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH XÍ NGHIỆP 71
Chi nhánh xí nghiệp 71 là một thành viên trực thuộc Công ty cổ phần vận tải
thuỷ số 2
Thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1983
Trụ sở chính: phường Thanh Bình - Thị xã Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình Lĩnh vực kinh doanh: Sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trong đời sống hàng ngày giao thông vận tải có vai trò vô cùng quan trọng, giúp lưu thông hàng hoá đến mọi miền trong nước và ra cả nước ngoài. Giao thông thông suốt là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển nền kinh tế đất nước.Chính vì lẽ đó, được phép của nhà nước Việt Nam, Bộ giao thông vận tải đã thành lập các công ty vận tải ở địa phương, trong đó có công ty vận tải thuỷ số 2 đóng tại Thị xã Ninh Bình hơn 40 năm qua. Nhiệm vụ của công ty là vận chuyển
hàng hoá của nhà nước trong khu vực phía Bắc Việt Nam. Để đảm bảo đội ngũ phương tiện vận tải, Công ty đã thành lập một đơn vị sửa chữa có tên là: “Xưởng đại tu phương tiện vận tải thuỷ” từ năm 1966. Nhiệm vụ của xưởng này là sửa chữa
bảo dưỡng các phương tiện thuỷ bị hư hỏng do khai thác. Xưởng này hoàn toàn phụ
thuộc công ty về nhiệm vụ và kinh tế( chưa hạch toán độc lập).
Do yêu cầu phát triển của nền kinh tế đến năm 1971 xưởng được nâng cấp, qui
mô mở rộng được đổi tên thành: “Xí nghiệp CK 71” ( Xí nghiệp cơ khí 71)có con
dấu tư cách pháp nhân. Nhiệm vụ của xí nghiệp lúc này là sửa chữa phương tiện
cho Công ty, gia công một số mặt hàng cơ khí khác( Chế độ hạch toán vẫn phụ
thuộc vào Công ty).
Với qui mô ngày càng phát triển về chiều rộng và chiều sâu đến 15/5/1983 Xí
nghiệp được đổi tên là: “Xí nghiệp sửa chữa tàu 71” và được Bộ giao thông vận tải đánh giá là Xí nghiệp loại III cũng từ đây chế độ hạch toán của Xí nghiệp hạch toán độc lập ( Tự chủ).
Đến năm 1991 được Bộ giao thông đánh giá là Xí nghiệp loại II. Nhiệm vụ của
Xí nghiệp là sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải từ 250
tấn trở lên. Xí nghiệp 71 là doanh nghiệp sửa chữa công nghiệp thực hiện hạch toán độc lập có con dấu riêng, được giao dịch và mở tài khoản tại Ngân hàng Công
thương. Nhưng doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân vì trực thuộc công ty vận
tải thuỷ số 2, mọi hoạt động đều theo kế hoạch của công ty giao.
Sau đó chuyển thành “ Chi nhánh Xí nghiệp 71” theo quyết định số 02/TCCB-
LĐ ngày 1/6/2006 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần vận tải thuỷ số 2.
Trong cơ chế mới sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, Xí nghiệp đã gặp nhiều khó khăn từ tiền vốn đến cơ sở vật chất ban đầu, việc làm thiếu hụt, đời sống của
CBCNV còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự năng động và đường lối đúng đắn
của lãnh đạo Xí nghiệp hơn nữa có đội ngũ lao động vững vàng, đội ngũ công nhân
lành nghề đã không ngừng phát triển, từng bước nâng cao được đời sống của người lao động, ổn định và tạo điều kiện việc làm thường xuyên, tiếp cận với thị trường,
cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cạnh tranh với thị trường.
Bước sang giai đoạn cách mạng mới, từ chỗ xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc tồn
tại cầm chừng thì Chi nhánh Xí nghiệp 71 lại khẳng định được vị trí của mình trên
thương trường. Từ chỗ Xí nghiệp chỉ trông chờ vào kế hoạch sửa chữa của Công ty (Đơn vị cấp trên) đến nay Xí nghiệp đã có rất nhiều bạn hàng từ các tỉnh khác đến
kí hợp đồng sửa chữa năm sau cao hơn năm trước, đời sống của CBCNV từng bước được cải thiện.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng: a. Chức năng:
Ngành nghề sản xuất chính là sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ
và các nghề khác theo đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh được Công ty cổ phần vận tải thuỷ số 2 giao quyền chủ động tổ
chức sản xuất và quản lý sản xuất, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc, chịu sự
chỉ đạo và giám sát về mặt nghiệp vụ của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
b. Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty giao. Ngoài ra còn được sửa chữa, đóng mới phương tiện cho khách hàng ngoài khi còn năng lực.
Thực hiện đầy đủ mọi chế độ chính sách của Nhà nước, của Công ty đối với
người lao động.
Đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, không ngừng cải thiện đời
sống vật chất tinh thầnđối với công nhân viên chức.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo nghiệp
vụ,… của Công ty.
Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn được Công ty giao.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho các công việc được thực hiện
nhanh chóng, chuẩn xác và đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra. Cơ cấu tổ
chức bộ máy mà Xí nghiệp đang áp dụng là cơ cấu theo trực tuyến. Đây là cơ cấu tổ
chức hợp lý đối với tình hình cụ thể của Xí nghiệp hiện nay vì Xí nghiệp có qui mô
không quá lớn và việc quản lý không quá phức tạp. Ban lãnh đạo lại là những người
có kiến thức sâu rộng, tổng hợp về các công việc trong Xí nghiệp. Chính vì vậy
doanh thu của Xí nghiệp mỗi năm một tăng, đời sống của người lao động đang dần được nâng lên. Cơ cấu này sẽ giúp cho việc truyền tải thông tin, quyết định từ cấp
trên xuống cấp dưới nhanh chóng và đỡ bị thất thoát do đó mà hiệu quả của thông tin được nâng lên, các quyết định được nhanh chóng thực hiện.
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 71
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Chi nhánh Xí nghiệp 71 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc
lập, được quyền tự mình xây kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài chính trên cơ sở nhiệm
vụ và phương hướng của công ty, của tổng giao, được giao dịch và mở tài khoản tại ngân hàng công thương, được quyền kí hợp đồng kinh tế. Chi nhánh Xí nghiệp 71
có bộ máy tổ chức bao gồm 2 khối như sau:
a. Khối gián tiếp
Khối này có vai trò rất quan trọng trong Xí nghiệp, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của xí nghiệp vì nó là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động của xí
nghiệp.
Khối này bao gồm:
a. Ban giám đốc
Giám đốc Xí nghiệp: Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Xí nghiệp. Giám đốc Ban tổ chức hành chính Ban kế họạch vật tư Phó giám đốc Ban kỹ thuật điều dộ Ban kế toán tài chính 09 tổ sắt hàn 02 tổ cạo gõ rỉ 07 tổ sản xuất khác
Giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc, kế toán trưởng và trưởng phòng kế
hoạch do Giám đốc kiến nghị và được cấp trên bổ nhiệm, được giám đốc phân công
và uỷ nhiệm quản lý điều hành một số lĩnh vực của Xí nghiệp.
- Thay mặt toàn bộ ban lãnh đạo để kí kết hợp đồng: Hợp đồng tuyển người,
hợp đồng gia công mặt hàng cho Xí nghiệp từ công ty và khách hàng ngoài,…
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định và kế hoạch của công ty cấp
trên giao.
- Là người cuối cùng chịu trách nhiệm về các khoản thu chi trong Xí nghiệp.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo đời sống cho CBCNV trong Xí nghiệp, có mức
thu nhập ổn định, mỗi năm một tăng.
- Kiêm bí thư Đảng bộ: Duy trì công tác Đảng trong toàn Xí nghiệp và chỉ đạo
mọi công việc chuyên môn về công tác Đảng tại Xí nghiệp như:
- Xây dựng Đảng bộ Xí nghiệp trong sạch, vững mạnh, kết nạp Đảng viên mới, tổ chức học tập nghị quyết Đảng …