Nhà cung ứng vật tư:
Những nhà cung ứngđược coi là một áp lựcđe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm mà họ cung cấp. Qua đó làm
giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Xí nghiệp. Chất lượng và tốcđộ thi công của Xí nghiệp phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệuđầu vào, chính vì vậy mà mối quan hệ
tốt đẹp với các nhà cung ứng và có một hệ thống cung ứng rộng sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Nhà cung cấp vật tư cho Xí nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn, những
công ty tư nhân, các cửa hàng vật tư cơ khí trên địa bàn tỉnh. Công ty có thuận lợi là
đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các nhà cung ứng vật tư. Với
chính sách giá cả hợp lý không bị ép giá, thanh toán sòng phẳng cho nhà cung ứng
vật tư. Xí nghiệp có thểđược lấy vật tư trước rồi đóng và sửa chữa xong mới thanh toán hoặc thanh toán theo kỳ nợ qui định giữa hai bên.
Hiện nay, do chiến lược phát triển chung của ngành đóng tàu, bước đầu ngành
đã quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất các que hàn, dây hàn tự động, … Công ty đã liên hệ với các Công ty này để có nguồn cung cấp ổn định, chất lượng cao và giảm chi phí về giá thành.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu tình hình tài chính, khả năng cung ứng và uy tín của
nhà cung cấp là không thể tránh khỏi để đảm bảo cho Xí nghiệp có đủ vật tư cần
thiết cho hoạtđộng của mình.
Nhà cung cấp tài chính:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp mình thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là vốn. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường, cũng như mọi doanh nghiệp nhà nước khác, Xí nghiệp có ngân sách do nhà nước cấp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này thì quá ít nếu như không muốn nói là không đủ để thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Năm 2005 – 2007 là những năm đầu tiên Xí nghiệp hoạt động theo mô hình cổ
phần hoá theo xu hướng phát triển chung của đất nước, với nền kinh tế thị trường,
đổi mới và hoà nhập. Chính vì thế mà cơ chế quản lý Xí nghiệp có nhiều thay đổi
theo, tạo nhiều cơ hội mới đồng thời cũng phát sinh nhiều khó khăn thử thách mới. Hiện nay vốn của Xí nghiệp gần như không có, phụ thuộc vào việc cung ứng vốn
của công ty cấp trên, và nợ khách hàng. Vì vậy, Xí nghiệp đã huy động tất cả các nguồn vốn có thể huy động được như vốn cổ phần, vay của doanh nghiệp khác, vay CBCNV, kêu gọi đầu tư bên ngoài. Đồng thời hiện nay theo xu hướng phát triển
chung của ngành, Xí nghiệp đã được công ty cấp trên cho phép lập chiến lược để
mở rộng qui mô, tăng năng lực đóng mới tàu lên 5000 tấn. Ngoài sự ủng hộ của
công ty cấp trên Xí nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng thông qua công ty cấp
trên. Với việc quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với việc phát triển ngành sửa
chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ nên việc vay vốn sẽ thuận lợi hơn. Và vấn đề về vốn sẽđược giải quyết triệtđể hơn khi Xí nghiệp cổ phần hoá thành công.