Công tác chuẩn bị sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh xí nghiệp 71 tại ninh bình (Trang 67 - 71)

Xuất phát từ đặc điểm riêng của Xí nghiệp là chuyên sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ, nó đa dạng nhưng lại mang tính đơn chiếc, mỗi phương tiện sửa

chữa được xây dựng định mức riêng tại mỗi thời điểm nhất định.

a. Chuẩn bị công nghệ

Muốn tổ chức thi công đạt và vượt tiến độ đề ra thì yêu cầu công tác chuẩn bị

hết sức tỉ mỉ, chính xác và chu đáo.

Công tác chuẩn bị công nghệ cho quá trình sản xuất chính là việc xác định đúng đắn các mối quan hệ tương quan và việc sử dụng giờ công, nguyên vật liệu chính

phụ, các máy móc trang thiết bị, năng lượng ở mọi dạng nhằm mục đích tiết kiệm

thời gian và được sản phẩm có giá thành rẻ nhất và có chất lượng cao nhất.

Việc chuẩn bị công nghệ thường của Xí nghiệp bao gồm những vấn đề cơ bản

sau:

+ Phân loại, chia nhóm chi tiết, chuẩn bị vật tư, thiết bị.

+ Mua sắm vật tư thiết bị cho tàu.

- Vật tư khi mua phải đúng yêu cầu, kích thước ghi trong bản vẽ, đúng

mẫu mã và đảm bảo chất lượng.

- Ngoài ra cán bộ kỹ thuật phải xác định đường kính dây hàn, que hàn theo chiều dầy của tôn. Cấp mối hàn thao tiêu chuẩn và bản vẽ. Vật liệu que hàn phải đúng mẫu mác, chất lượng tốt và được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

+ Phân tích công nghệ của kết cấu và thảo ra công trình công nghệ tối ưu.

+ Thiết kế và chế tạo các dụng cụ, thiết bị lắp chuyên dùng phục vụ cho

+ Soạn thảo danh mục nguyên liệu đồng bộ cho mỗi bộ phận công nghệ,

soạn thảo chương trình, tiến độ để đóng con tàu theo điều kiện thực tế của nhà máy. Sau khi lập tiến độ để đóng tàu thì việc tổ chức thi công theo tiến độ sản xuất ban chỉ đạo thi công phải am hiểu mọi công nghệ trong quá trình đóng tàu, đồng

thời chắp nối các mối liên hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ cũng như các phân xưởng, tổ đội sản xuất ở từng thời điểm phải nhịp nhàng.

+ Cân đối lực lượng lao động và các thiết bị hợp lý để phục vụ cho quả

trình đóng mới ví dụ: hầm máy, buồng điều khiển, thượng tầng của tàu bao gồm

nhiều công việc lắp giáp và trang bị phòng ở (trên thượng tầng) nhưng lại không tập trung được nhiều nhân lực trong cùng một thời điểm làm kéo dài thời gian chung của việc đóng tàu. Vì vậy chế tạo thượng tầng đồng thời với việc đóng thân chính

của tàu có thể rút ngắn được thời gian đóng tàu.

Quá trình từ khi thi công đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng thời gian được định theo cấp sửa chữa của phương tiện (Cấp đại tu, cấp trung tu, cấp tiểu tu) tuỳ

thuộc vào mức độ thay thế và tính chất kỹ thuật của từng loại phương tiện. Quá

trình thi công để sửa chữa và đóng mới một phương tiện được chia thành 3 giai

đoạn:

- Giai đoạn đầu: Đưa phương tiện lên triền đà, vào vị trí sửa chữa sau đó

kỹ thuật viên sẽ tiến hành khảo sát và lên phương án sửa chữa.

- Giai đoạn hai: Tiến hành thi công thực hiện theo phương án.

- Giai đoạn ba: Giai đoạn kết thúc khi phương tiện hoàn thành tiến hành nghiệm thu, tính toán giá thành và thanh toán hợp đồng cho xuất xưởng.

Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất chung

Nguồn: Phòng kỹ thuật điều độ

Sơ đồ 5: Gia công một chi tiết máy

Nguồn: Phòng kỹ thuật điều độ

Trong đó:

Đúc phôi: Vật liệuđem nấu chảy đổ vào khuôn ( Phần thô). Rèn: Tạo được hình dáng của sản phẩm (Thẳng, cong, uốn,…). Tiện: Tạođộ bóng bề mặt cho chi tiết.

Phay, bào: Tạo ngàm, rãnh các góc cạnh của chi tiết. Lắp ráp: Hoàn chỉnh một chi tiết.

Phương án Cắt phá Lắp ghép Cạo gõ rỉ

Nghiệm thu Sơn

Sơ đồ 6:Công nghệ chế tạo tàu thuỷ Nguyên vật liệu nhập Các chi tiết dạngống Kho Nắm phẳng Đánh sạch Sơn lót chống rỉ Vạch dầu Cắt Xếp loại, nhóm Chế tạo tổngđoạn Lắp ráp thân tàu Chế tạo phân đoạn

Đưa tàu xuống nước

Hoàn chỉnh đườngống ống Lắp ráp trang T.bị Trang trí đồ mộc Cắt Uốn Sơn hoàn chỉnh Số liệu từ P. điều độ

Chi tiết Phi K.loại Trang TBMM Gia công thép

Máy chính

b. Chuẩn bị mặt bằng sản xuất

Trước khi đóng mới Xí nghiệp vệ sinh sạch sẽ toàn bộ mặt bằng cần đóng mới

bề mặt cũng như độ cứng của nền để đảm bảo sao cho trong suốt quá trình thi công

đóng mới bề mặt của nền không bị bong cũng như không bị lún. Ngoài ra phải chọn

khu vực đóng hợp lý để thuận tiện trong quá trình thi công, vận chuyển vật tư, thiết

bị máy móc phục vụ cho quá trình đóng mới và hạ thuỷ được dễ dàng.

Chuẩn bị bệ hàn, bệ khuôn và đế kê

- Bệ hàn, bệ khuôn được đặt ở nơi bằng phẳng, thuận tiện cho việc vận

chuyển vật liệu cũng như công việc gia công chi tiết sau này. Chiều cao của bệ

không nhỏ hơn 800mm.

- Bệ hàn và bệ khuôn được chuẩn bị đảm bảo vững chắc, không bị biến dạng

trong quá trình thi công. Phải tiến hành kiểm tra bệ trước khi lắp ráp, luôn duy trì

đường kiểm tra và đường chuẩn, nếu thấy mờ phải kẻ lại ngay.

- Đế kê: Chuẩn bị đầy đủ, tính toán số lượng đế kê phù hợp. Đế kê chắc

chắn, đúng quy cách và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình thi công.

Các vật tư, thiết bị phụ

Ngoài các vật tư chính bắt buộc phải chuẩn bị thì các vật tư thiết bị phụ cũng được Xí nghiệp chuẩn bị một cách chu đáo. Các vật tư và thiết bị phụ bao gồm: máy phun cát, ôtô, xăng, dầu, cát,... Tất cả các vật tư thiết bị phụ này được chuẩn bị đầy đủ, an toàn, tránh tình trạng bị thiếu và trục trặc trong suốt quá trình thi công.

Như vậy, công tác chuẩn bị tốt của Xí nghiệp thể hiện tính chuyên nghiệp trong sản xuất và tạo dược uy tín đối với các nhà cung ứng vật tư và là yếu tố quan trọng

giúp cho Xí nghiệp hoàn thành tốt công việc. Trong quá trình thực hiện người lao

động luôn chấp hành đúng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo công tác an toàn lao động

và chấp hành đúng nội qui lao động. Nhờ đó tạo sản phẩm chất lượng tốt, kịp tiến độ và tạo được uy tín với khách hàng. Tuy nhiên điều kiện sản xuất của Xí nghiệp

còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh phí đểđầu tư vào các trang thiết bị hiện đại

làm giảm khả năng sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng của Xí nghiệp, đây là một khó khăn cho Xí nghiệp cần có giải pháp để khắc phục.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh xí nghiệp 71 tại ninh bình (Trang 67 - 71)