Ph−ơng pháp xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản biển theo h−ớng bền vững ở khu vực đầm phá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 52 - 60)

2.4.1. Thiết kế vùng nuôi, đối tợng và phơng thức nuôi

- Lựa chọn các đối tượng và phương thức nuôi thích hợp cho vùng sinh thái

đầm phá (đầm Lăng Cô).

- Quy hoạch và thiết kế mô hình dựa trên điều kiện tự nhiên (dòng chảy, chất

đáy, nhiệt độ, pH…) và điều kiện sinh thái của từng đối t−ợng nuôi.

- Khảo sát điều kiện kinh tế xã hội ở vùng thử nghiệm.

- Kiểm tra chất lượng giống và thả giống (ốc hương, vẹm xanh, cá dìa, cá đối và rong câu).

- Thử nghiệm quy trình nuôi trồng kết hợp thu hoạch và bao tiêu sản phÈm.

* ốc h−ơng:

Độ sâu cắm đăng/lồng từ 2-4m, chất đáy cát, dòng chảy nhẹ, xa khu vực cửa sông và ít sóng gió.

Mật độ thả

Mật độ ốc thả ban đầu là 2000-2500 con/m2. Sau th−a khi ốc lớn dần.

Duy trì mật độ nuôi từ 300-500 con/m2 khi ốc đạt kích thước 300 con/kg trở lên.

Các cọc hầu đ−ợc cắm bao xung quanh và rải rác trong khu vực nuôi.

Hầu là loài ăn lọc nên việc cắm “hàng rào” hầu bao quanh sẽ làm cho các chất thải đ−ợc lọc phần lớn tr−ớc khi phân tán ra khỏi khu vực nuôi.

Quản lý chăm sóc

Thức ăn cho ốc là cá, cua, nhuyễn thể. Cho ăn mỗi ngày 1-2 lần vào sáng và chiều tối. Vớt sạch thức ăn d− thừa hàng ngày và định kỳ làm vệ sinh lồng để loại bỏ các sinh vật bám xung quanh lồng để lồng đ−ợc thông thoáng, nước lưu thông.

Thức ăn cho cá dìa là rong câu. Cá đối ăn các sản phẩm thải của ốc h−ơng trong lồng nên không phải cho ăn.

Thu hoạch

Thu hoạch khi ốc đạt kích thước 100-150 con/kg. Trước khi thu hoạch phải bỏ đói ốc (không cho ăn) 1 ngày để đảm bảo cho quá trình vận chuyển đạt tỉ lệ sống cao. ốc thu hoạch đ−ợc nhốt trong lồng, hoặc giai 5-6h để làm sạch vỏ và thải bớt bùn đất. Nhặt hết đá, san hô, vỏ chết và phân loại ốc trước khi rửa sạch và đóng gói vận chuyển.

* Kỹ thuật làm đăng/lồng nuôi ốc h−ơng, nuôi cá

Diện tích đăng −ơng từ 20-25m2, đăng nuôi từ 50-100m2. Đăng làm bằng l−ới, cắm cao hơn mức n−ớc cao nhất 1m. Chân l−ới chôn sâu d−ới cát 0,5m để tránh không cho ốc chui ra ngoài. Cố định đăng bằng cọc gỗ có sơn hắc ín và bọc nilon để tránh bị hầu, hà phá hoại. Trụ đỡ có đường kinh thân cây 10-20cm, chiều dài 4,5m, khoảng cách giữa các trụ từ 2-2,5m. Nẹp ngang có đ−ờng kính thân cây 10cm, khoảng cách giữa 2 nẹp 0,8m, nẹp trên cao hơn mức n−ớc thủy triều cao nhất 0,5m. L−ới −ơng có kích th−ớc mắt l−ới 2a=5mm. L−ới nuôi ốc dùng loại l−ới trũ có kích th−ớc mắt l−ới 2a =18mm.

Lồng (rọ) có cấu tạo nh− đăng nh−ng có đáy. Khi thả lồng cần đổ cát lên trên lớp lưới đáy để làm nền cho ốc vùi. Lồng có đáy sẽ thuận lợi hơn khi thu

Cọc, giàn nuôi vẹm, hầu

- Vẹm vỏ xanh đ−ợc chuyển từ Nha Trang ra nuôi với kích cỡ 3-5cm.

Vẹm đ−ợc cho bám từng chùm vào dây và l−ới, treo cách mặt n−ớc và cách

đáy 10cm.

- Hầu lấy giống tự nhiên tại khu vực nuôi bằng các cọc gỗ và lốp xe hỏng. Lốp xe đ−ợc gắn vào cọc gỗ ở phần trên và cắm xung quanh khu vực nuôi. Cọc cắm nghiêng góc với mặt đáy 450C. Thời điểm cắm cọc đ−ợc kiểm tra đúng vào thời kỳ có nhiều ấu trùng hầu ở giai đoạn Umbo hậu kỳ, chuẩn bị biến thái Spat. Hầu còn sau khi bám vào cọc và lốp xe sẽ phát triển tại chỗ thành hầu lớn. Những chỗ hầu bám quá dày cần cạy bớt để có không gian cho chúng phát triển.

Chất l−ợng con giống

Chất lượng của ốc hương giống phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được qui định nh− sau:

Chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật

1. Sạch bệnh

ốc khoẻ mạnh, không có các dấu hiệu nhiễm bệnh sau

đây: ốc nằm trên bề mặt cát, ít vùi đáy, kém ăn, vòi siphon s−ng đỏ, vỏ bạc trắng, vân vỏ mờ nhạt, đỉnh vỏ vỡ hoặc vỏ có màu đen.

2. Kích cỡ Chiều cao tính từ đỉnh vỏ 5-6mm; trọng l−ợng 0,12- 0,15g/con (t−ơng ứng 6000-8000 con/kg).

3. Màu sắc Vỏ ốc màu trắng sáng, có các vân màu nâu đậm.

4. Ngoại hình Vỏ ốc mỏng, có lớp da vỏ phát triển bên ngoài. Vỏ hoàn chỉnh, khong bị mục hoặc gãy đỉnh vỏ.

5. Trạng thái hoạt động

ở trạng thái bình thường, ốc thường phân bố đều và vùi kín trong lớp đáy cát hoặc bám trên thành bể. Khi cho ăn, ốc trồi lên rất nhanh và bám kín xung quanh miếng mồi.

Sau khi ăn no chúng lại vùi xuống nằm im d−ới cát.

Kỹ thuật thu giống hầu tự nhiên a) Mùa vụ

Mùa đẻ của hầu kéo dài từ tháng 3-10, tập trung nhất từ tháng 4-8. Cần theo dõi mùa sinh sản của hầu và thả vật bám thăm dò. Khi mật độ hầu giống bám trên 10 con/cm2 là đạt yêu cầu lấy giống. Để hạn chế sun tranh vật bám của hầu, cần thả vật bám đúng thời điểm bám của ấu trùng hầu.

b) Vật bám

Hầu có thể bám trên bất kỳ vật bám nào: gỗ, đá, tre, gạch, ngói, vỏ hầu, vỏ sò, sắt thép.. Vật bám có thể thả đáy hoặc treo dây. Vật bám có thể tận dụng từ các vật rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương. Vật bám có kích thước vừa phải dễ di chuyển nh−ng phải đủ lớn để không bị vùi lấp. Để tiện cho thu giống và nuôi th−ơng phẩm nên dùng các cọc gỗ có chiều dài 2m gắn các lốp xe cũ và cắm trong vùng có giống. Hầu sẽ bám vào lốp xe và cọc gỗ và đ−ợc nuôi cho đến lớn.

c) Cách thả vật bám

Thả vật bám phải đảm bảo nguyên tắc sau đều, không chồng chất lên nhau, đảm bảo nước lưu thông tốt giữa các vật bám để tránh bùn lầy đọng và cung cấp đủ thức ăn cho hầu. Chọn ngày nước thấp tiến hành thả vật bám, thả

từ chỗ sâu giữa bãi tới chỗ nông ven bờ, khoảng cách giữa các vật bám khoảng 10cm. Sau khi thả nên lặn kiểm tra và điều chỉnh vật bám phân bố đồng đều trong bãi lấy giống.

2.4.2. Nghiên cứu tác động môi trờng của mô hình nuôi a. Xác định hàm l−ợng dinh d−ỡng theo mặt cắt

Các điểm thu mẫu đ−ợc trình bày ở bảng 9.

Bảng 9: Vị trí tọa độ các điểm thu mẫu ở đầm Lăng Cô - Huế

Điểm Vĩ độ Kinh độ Điểm Vĩ độ Kinh độ H1 16014’547’’ 108004’215’’ H6 16014’574’’ 108004’260’’

H2 16014’546’’ 108004’189’’ H7 16014’588’’ 108004’238’’

H3 16014’504’’ 108004’211’’ H8 16014’571’’ 108004’235’’

H4 16014’478’’ 108004’271’’ H9 16014’565’’ 108004’232’’

H5 16014’572’’ 108004’298’’ H10 16014’512’’ 108004’171’’

Trong đó các điểm H1, H2, H3, H7, H8 và H9 là các điểm nằm trong khu vực nuôi tổng hợp. Còn các điểm H4, H5, H6 và H10 là các điểm nằm ngoài vùng nuụi tổng hợp. H1 là đăng nuụi ốc hương kết hợp với cỏ và vẹm xanh.

H10 là điểm nuôi của người dân nằêm cách H1 khoảng 500 m (hình 2).

- Các yếu tố môi trường nước cần khảo sát là: pH, nhiệt độ, độ muối, Ni trat (NO3-N), Nitrit (NO2-N), ammonium(NH3-N), Phosphat.

- Các chỉ tiêu sinh học: Hàm lượng chlorophyll a, thành phần thực vật noồi.

b. Đánh giá tác động nuôi trồng lên nền đáy

Xác định lượng Nitơ và Phospho trầm tích trong đáy qua thời gian nuôi: Dùng cuốc đại dương lấy mẫu đáy tại các lồng nuôi. Ngoài ra, lấy một điểm đối chứng xa vùng nuôi khoảng 500 m. Dùng thìa lấy mẫu đáy trong cuốc bỏ vào các túi nilon, ghi nhãn rồi ướp lạnh đưa về phòng thí nghiệm để phaân tích.

Các mẫu môi trường phân tích tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, ngoại trừ mẫu đáy và Chlorophyll a phân tích tại Viện Hải Dương học Nha Trang.

Xác định hàm lượng dinh dưỡng theo mặt cắt: 1 điểm tại trung tâm lồng nuôi. Các điểm còn lại xung quanh lồng theo mặt cắt (mặt và đáy) cách lồng 50 m.

- Các yếu tố môi trường nước cần khảo sát là: pH, nhiệt độ, độ muối, Nitrat (NO3-N), Nitrit (NO2-N), ammonium (NH3-N), Phosphat.

- Các chỉ tiêu sinh học: Hàm lượng chlorophyll a, thành phần thực vật noồi.

Phương pháp thu mẫu: Dùng ống thu mẫu có đường kính d=5 cm. Lấy cột trầm tích sâu 10 cm, bịt kín đầu dưới, để lắng và dùng ống siphon nhỏ hút hết nước, dùng piston đẩy cột trầm tích ra và cắt thu phần trên dày khoảng 2cm. Bảo quản mẫu theo phương pháp tiêu chuẩn của từng chỉ tiêu phân tích. Tính chất nền đáy sẽ phân tích tại phòng Nghiên cứu Môi trường, Sinh thái của Viện Hải Dương học Nha Trang.

c. Nghiên cứu khả năng cải thiện môi trường của mô hình nuôi tổng hợp Dựa vào số liệu phân tích chúng tôi xác định: hàm lượng dinh dưỡng trước và sau khi xây dựng mô hình và so sánh hàm lượng dinh dưỡng bên trong và bên ngoài vùng nuôi tổng hợp.

108.0418 108.042 108.0422 108.0424 108.0426 108.0428 16.1448

16.145 16.1452 16.1454 16.1456 16.1458

H1

H2

H3

H4 H6 H5 H7

H8 H9

H10

Hình 2. Vị trí các điểm thu mẫu trong vùng nghiên cứu

Phương pháp phân tích mẫu:

- Nitrat: Thu mẫu trong các chai nhựa rửa sạch, cố định mẫu bằng H2SO4 ở pH < 2, chuyển tất cả các chai về phòng thí nghiệm và phân tích ngay, nếu không phân tích kịp thì lưu giữ mẫu trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4°C.

Phân tích mẫu: Theo phương pháp Cadimium Reduction.

Trước khi phân tích mẫu, nhiệt độ mẫu phải đưa trở lại nhiệt độ phòng và trung hòa mẫu bằng NaOH 5N.

Phân tích bằng máy hấp thụ quang phổ ở bước sóng 400 nm. Lấy 25 ml mẫu nước vào 1 lọ thủy tinh (mẫu chuẩn bị) và 25 ml nước cất vào 1 lọ thủy tinh khác (mẫu trắng). Thêm 1 gói bột thuốc thử Nitra 5 Nitrat vào 2 lọ và đậy nắp lại. Lắc đều trong 1 phút. Đợi 5 phút để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó đo hàm lượng nitrat ở bước sóng 400 nm.

- Phosphat: Chai nhựa được rửa thật kỹ 2 lần, thu mẫu tại 2 tầng:

Tầng đáy và tầng mặt, mẫu được cố định bằng H2SO4 ở pH <2. Vận chuyển về phòng Nghiên cứu Môi trường, Sinh thái của Viện Hải Dương học Nha Trang để phân tích. Nếu mẫu không phân tích kịp sẽ giữ mẫu ở nhiệt độ - 20°C. Trước khi phân tích, nhiệt độ mẫu nước phải để trở lại nhiệt độ phòng.

Phân tích mẫu: Theo phương pháp Murphy và Riley (1962).

Đo bằng máy phân tích quang phổ.

Phosphat phản ứng với thuốc thử Molidate trong môi trường acid tạo thành phức heteropolyacid có màu vàng và phức bị khử bởi acid ascorbic với kali antimonyl tartrat cho màu xanh, đo bước sóng 885 nm.

- Xác định hàm lượng chlorophyll a: Thu mẫu ở tầng đáy và tầng mặt. Nước lọc qua lưới lọc cú kớch thước 0.5 à và chiết bằng aceton 90%.

Quá trình đo thực hiện tại các bước sóng 630 nm, 670 nm và 664 nm.

Chlorophyll a= 11.8 A664 - 1.54 A674 - 0.08 A630.

- Định tính và định lượng thực vật phù du: Mẫu định tính được thu thập bằng lưới hỡnh nún với kớch thước mắt lưới 20 àm theo chiều ngang.

Thu mẫu định lượng bằng chai Niskin 1000 l và lọc bằng lưới lọc thực vật phù du. Mẫu được chuyển vào chai 125 ml và cố định bằng dung dịch Neutral Lugol. Đặt nơi trong tối, thoáng mát.

d. Đánh gía lượng dinh dưỡng thải ra từ lồng nuôi

* Lượng chất thải từ vật nuôi ra thủy vực được xác định theo công thức của Wallin & Hakanson (1991):

P x ( F c x C f e e d - C f is h ) L =

Trong đó:

L là lượng N (hay P) thải vào thủy vực (kg/vụ).

P là tổng sản lượng ốc (kg/vụ).

Fc là hệ số thức ăn.

Cfeed là hàm lượng N (hay P) trong thức ăn (%).

Cfish là hàm lượng N (hay P) trong vật nuôi(%).

Các mẫu cá và thức ăn được gởi đi phân tích xác định hàm lượng N, P tại Trung tâm công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Thủy sản.

* Tổng lượng chất lơ lửng

Lượng chất lơ lửng thải ra từ thức ăn dư và phân được tính theo công thức của Iwama (1991) (theo Wallin & Hankanson, 1991):

TF = PD x FCR TU = TF x UW TE = TF – TU TFW = F x TE O = TU + TFW Trong đó :

O: là tổng lượng chất thải hữu cơ (kg) TU: là tổng lượng thức ăn dư thừa (kg)

TFW: là tổng lượng chất thải dạng phân của vật nuôi (kg) TF: là tổng lượng thức ăn cho ăn (kg)

UW: là % thức ăn dư thừa (kg) PD: là tổng sản lượng (kg) FCR là hệ số thức ăn

F: là % chất thải dạng phân

TE: là tổng lượng thức ăn sử dụng (kg)

Theo Iwama (1991), giá trị UW được ước tính trong khoảng từ 1 - 30%, giá trị F từ 5-30%.

e.Xác định tỷ lệ thả ghép:

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Thái Ngọc Chiến và Ctv, 2005 (báo cáo đề tài KC.06.26NN)

- Xác định tốc độ lọc của vẹm/hầu:

Tốc độ lọc của vẹm/hầu được xác định theo công thức của Coughlan (1969):

C R = V * ln (C

T

0

Trong đó:

CR: tốc độ lọc của vẹm/hầu (lít).

V: thể tích nước thí nghiệm (lít).

Co, Ct: mật độ tảo (tb/ml) thời điểm t0, t1

to: thời điểm ban đầu t1: thời điểm kết thúc

T: thời gian thí nghiệm (T=t1-t0).

Số lượng vẹm/hầu thả sẽ được tính dựa vào tốc độ lọc của vẹm/hầu sao cho trong một ngày đêm vẹm/hầu sẽ lọc hoàn toàn thể tích lồng nuôi.

- Xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rong biển: Sử dụng 4 bể gồm 3 bể thí nghiệm và một bể đối chứng. Xác định hàm lượng N, P tổng số trong các bể 12 h một lần. Thí nghiệm theo dõi trong 15 ngày. So sánh sự biến đổi hàm lượng N, P tổng số giữa trước và sau thí nghiệm, so sánh với bể đối chứng để xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rong.

- Xác định khả năng sử dụng mùn bã hữu cơ của cá dìa, cá đối : sử dụng phương pháp thực nghiệm: Bố trí thí nghiệm như sau : Dùng 8 bể có thể tích 20 l/bể. Mỗi bể cho một lượng chất mùn bã hữu cơ (1 kg) lấy từ khu vực lồng nuôi ốc hương. Cá dìa và cá đối có trọng lượng như nhau được nhốt không cho ăn trong 1 ngày để thải hết lượng phân trong ruột. Dùng 3 bể thả cá dìa, 3 bể thả cá đối (thả mỗi con vào một bể) và 2 bể đối chứng.

Xác định hàm lượng N, P tổng số trong các bể thí nghiệm và đối chứng trước và sau khi thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm là 24 h. Kết thúc thí nghiệm, mổ cá xác định độ no và lượng thức ăn có trong ống ruột của cá.

Kết quả tính trung bình cho 3 lô thí nghiệm cho mỗi loại ca.ù

- Xác định tỷ lệ thả ghép sao cho tổng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ bởi rong, vẹm, hầu sẽ bằng lượng dinh dưỡng thải ra bởi vật nuôi (ốc hương, cá). Giả sử tốc độ hấp thụ muối dinh dưỡng của rong là R (mg/g/ngày). Thì số lượng rong cần thiết để hấp thụ toàn bộ lượng chất thải M trên là: X = M/R.

- Xác định tỉ lệ thả ghép trên cơ sở tính toán cân bằng giữa tổng lượng chất thải của các loài nuôi chính (ốc hương) với khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loài nuôi ghép (rong, vẹm, hầu) .

f. Ph−ong pháp phân tích số liệu nghiên cứu

Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày: Gx = ln(X2 X1)/ (t2 - t1 ) Trong đó:

- X1 chỉ tiêu về kích thước , trọng lượng ở thời điểm ban đầu, t1. - X2 chỉ tiêu về kích thước, trọng lượng ở thời điểm sau, t2.

- ∆t là khoảng thời gian thí nghiệm

Tỉ lệ sống (%) = (số lượng thu hoạch/ số lượng thả ban đầu) x100

g. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu được xử lý bằng chương trình Statistica version 6.0, Microsoft Access 2002, Microsoft Excel 2002. ANOVA (Analysis of Variance) được dùng để kiểm định sự khác nhau (Zar, 1999). Mức ý nghĩa được xác định tại α=0.05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)