Đối t−ợng và phuơng thức nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 95 - 100)

Đối với vùng nước ngọt, đối tượng thủy sản tương đối đa dạng. Bên cạnh các thủy sản truyền thống nh− cá mè, cá rô, cá trắm… hiện nay nhiều địa phương đang phát triển nuôi cá rô phi đơn tính, trê lai, chim trắng, ba ba, tôm càng xanh…. Nhiều địa phương cũng đang thử nghiệm giống cá hồng Mỹ có khả năng xuất khẩu cao (thảo luận nhóm tỉnh Thanh Hoá). Do đặc đIểm đầu t−

không quá lớn, nuôi trong ao hồ của gia đình, không ảnh hưởng nhiều từ bên

nói nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phù hợp hơn để phát triển kinh tế ở những hộ gia đình có vốn nuôi thấp, thậm chí thuộc diện nghèo (Giám đốc Sở Thủy sản Thanh Hoá - thảo luận nhóm tỉnh Thanh Hoá).

Đối t−ợng nuôi trồng mặn lợ chủ yếu là tôm sú do hiệu quả kinh tế cao và thị trường khá ổn định. Khả năng phát triển các đối tượng nuôi khác phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn giống, tốc độ thu nhận kỹ thuật và khả

năng tài chính của từng địa phương. Các đối tượng đang được nuôi phổ biến ở vùng ven biển ven bờ và vũng - vịnh, đầm phá bao gồm cá song (cá mú), cá

v−ợc, cá giò, cá dìa, cá cam, cá tráp, ghẹ xanh…. nuôi phổ biến trong lồng bè;

các loại giáp xác nh− tôm n−ơng, tôm he Nhật, tôm rảo, cua xanh… nuôi trong các đầm; các loại nhuyễn thể nuôi trên bãi triều nh− ngao, sò lông, sò huyết, ngán…; nuôi lồng bè nh− tôm hùm, cá mú, trai ngọc, ốc h−ơng, bào ng−…;

nuôi thành giàn nh− hầu, vẹm xanh, rong, sụn…

Theo kết quả điều tra, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đối t−ợng nuôi mặn lợ chủ yếu ngoài tôm sú là ngao do hiệu quả khá cao và mức độ rủi ro thấp. Các vùng nuôi ngao tập trung có ở Hộ Độ (Hà Tĩnh), Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hoá)… Nuôi lồng trên biển gồm có cá song, cá

giò, cá tráp…. ở các tỉnh Nam Trung Bộ, các đối t−ợng nuôi đa dạng hơn nhiều, đặc biệt là các loại nhuyễn thể và tôm hùm. Chẳng hạn cơ cấu sản l−ợng nuôi mặn lợ năm 2004 của Khánh Hoà gồm 5900 tấn tôm sú, 1780 tấn các loại nhuyễn thể, 1655 tấn tôm hùm và 1950 tấn rong sụn khô (Báo cáo của Sở Thủy sản Khánh Hoà 2005).

Năm 2004 nghề trồng rong sụn tại Ninh Thuận phát triển mạng mẽ cả

về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tr−ớc đây chủ yếu đ−ợc trồng ở những vùng đầm vịnh kín gió thì nay đã phát triển rộng cả ở những vùng biển trong và ngoài tỉnh, sản l−ợng lên tới 4000 tấn.

Nghề trồng rong sụn đã góp phần khai thác hiệu quả các loại hình thủy vực và mặt n−ớc ven biển, góp phần bảo vệ môi tr−ờng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển, đặc biệt là lao động nữ, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu nghề ở các vùng ven biển. Rong sụn đã trở thành đối t−ợng sản xuất hàng hoá quan trọng thứ hai sau tôm sú trong nghề NTTS ở Ninh Thuận (nguồn: Báo cáo của Sở Thủy sản Ninh Thuận về kế hoạch tổ chức sản xuất thủy sản năm 2005).

2.3.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản a. ở vùng triều và rừng ngập mặn:

* Hình thức nuôi thủy sản bằng cách xây dựng đầm trên bãi triều: diện tích đầm khoảng vài ha, đ−ợc quây đắp bằng kè đá, bê tông.

* Nuôi nhuyễn thể và cá trên nền đáy bãi triều. Đó là các bãi triều đáy cát hoặc đáy bùn dưới các dải rừng ngập mặn, đáy cát bùn và bùn cát… Mỗi loại nền đáy thích hợp cho việc nuôi trồng mỗi loại nhất định nh− tu hài, sò lông, sò huyết, ngàn, ngao, cá bớp…

* Hình thức nuôi tôm, cá bằng l−ới vây trên vùng triều. Đây là hình thức nuôi mới phát triển trong thời gian gần đây. Trong hình thức nuôi này ng−ời ta dùng đăng tre, đăng nilon hay các loại khác t−ơng tự quây quanh một diện tích nhất định trên bãi triều phía ngoài sát biển tiếp xúc với khối nước biển. Nước biển vẫn được lưu thông và lên xuống theo thủy triều trong khi các đối tượng nuôi thả vẫn sinh tr−ởng và phát triển bình th−ờng trong đăng, vây.

b. ở vùng vũng vịnh và đầm phá

* Hình thức nuôi lồng bè: Từ năm 1990 việc nuôi thủy sản theo công nghệ lồng bè đã bắt đầu phát triển ở những vũng vịnh ven bờ. ở các tỉnh Bắc Trung Bộ các đối t−ợng nuôi lồng lá cá song, cá giò ở các vịnh Nghi Sơn (Thanh Hoá), Diễn Châu, Vũng áng, Cửa Lò (Nghệ An) và ở Quảng Bình,

đang được coi là hướng đi mới để khai thác tiềm năng mặt nước vũng - vịnh ven biển. Hình thức này đặc biệt phát triển ở vùng Nam Trung Bộ với đối t−ợng nuôi khá đa dạng. Theo báo cáo của Bộ Thủy sản năm 2004 tổng số lồng bè nuôi tôm, cá trên biển là 38.965 lồng (trong đó số lồng nuôi tôm hùm là 30.115 lồng) đạt sản l−ợng 10.000 tấn.

* Hình thức nuôi giàn: Đây là phương thức nuôi đã và đang được tiến hành cho các đối t−ợng rong biển nh− rong sụn, rong câu… nhằm làm sạch môi trường nuôi cũng như tăng hiệu quả nuôi của các vùng nước có mật độ nuôi lồng bè đang phát triển. Hơn nữa hình thức nuôi này cũng phù hợp với các hộ dân có khả năng kinh tế không cao. Hình thức nuôi này cũng đ−ợc áp dụng cho cả loài vẹm xanh.

c. ở vùng n−ớc ngọt

Hình thức nuôi thủy sản n−ớc ngọt truyền thống là nuôi thả trong hồ hoặc ao của các gia đình (phổ biến ở mô hình VAC).

Nuôi trên sông theo hình thức lồng bè với các đối t−ợng trắm cỏ, mè, trôi… ngày càng phát triển.

2.3.3. Phơng thức nuôi trồng thủy sản

* Nuôi quảng canh: chỉ vây lưới hoặc chắn sáo, thả giống mật độ rất th−a hoặc lợi dụng giống tự nhiên, nuôi đơn hoặc hỗn hợp nhiều đối t−ợng, không cho ăn thức ăn hoặc chỉ bổ sung một ít thức ăn t−ơi tùy điều kiện kinh tế của chủ nuôi. Hình thức thu hoạch là đánh tỉa, sau đó thả bù dần giống.

Phương thức này hệ số rủi ro đặc biệt cao vì phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, mỗi sự biến động của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

sản xuất. Tuy nhiên phương thức này phù hợp với hộ gia đình nghèo.

* Nuôi quảng canh cải tiến: hộ nuôi không xây dựng ao hồ, chủ yếu sử dụng ao đất nhưng cũng có đầu tư nạo vét và xử lý trước khi thả giống. Mật độ thả thấp và cho ăn thức ăn t−ơi (phổ biến tại các xã đi thực tế ở Thanh Hoá).

Hình thức này hệ số rủi ro cũng tương đối cao vì sử dụng thức ăn tươi, n−ớc lấy vào theo triều và không có hệ thống lọc tr−ớc khi đ−a vào ao nuôi, môi trường nước không được xử lý, dễ dẫn đến lây dịch bệnh. Hầu hết các hộ gia đình trong diện này đều không am hiểu về kỹ thuật và cũng không tham dự các lớp chuyển giao KHCN. Tuy nhiên ph−ơng thức nuôi trồng này cũng khá

phù hợp với hộ nghèo, khả năng đầu t− và vay vốn ngân hàng không lớn.

* Nuôi bán thân canh: ph−ơng thức này bắt đầu phát triển từ cuối những năm 90 và được áp dụng ở những hộ có điều kiện đầu tư tương đối lớn và thường trong những vùng đã qui hoạch của các địa phương. Tuy nhiên trong thực tế hệ thống ao hồ ch−a đ−ợc xây dựng theo đúng chuẩn mực (do thiếu vốn) nên còn tình trạng nước lấy vào chưa được xử lý triệt để, nước thải cũng chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Giống nuôi được thả với mật độ dày hơn, cho ăn thức ăn công nghiệp, xử lý bằng các hoá chất theo qui định, một số địa phương còn khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm vi sinh vừa có hiệu quả cao, vừa có tác dụng BVMT. Kỹ thuật nuôi trồng đ−ợc hộ dân áp dụng chủ yếu từ các lớp chuyển giao KHCN của ngành thủy sản, hoặc qua kỹ s− thủy sản, kết hợp với tự nghiên cứu tài liệu hoặc học hỏi thêm. Tuy nhiên, với phương thức nuôi này độ rủi ro cũng còn khá lớn do chưa chủ động được hoàn toàn về nguồn n−ớc.

* Nuôi thâm canh: chỉ đ−ợc áp dụng ở những khu nuôi công nghiệp, với vốn đầu t− lớn. Hệ thống ao hồ đ−ợc xây dựng, có ao lắng và xử lý n−ớc tr−ớc khi dẫn n−ớc vào hồ nuôi, có ao xử lý n−ớc tr−ớc khi thải ra môi tr−ờng, có đánh giá tác động môi trường trước khi cấp giấy phép kinh doanh. Thông th−ờng các cơ sở này thuê kỹ s− thủy sản và công nhân chăm sóc 24/24 giờ.

Hiệu quả nuôi trồng của ph−ơng thức này rất cao, tuy nhiên nếu nuôi trồng tập trung qui mô lớn mà không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật bắt buộc hoặc nếu khai thác quá mức dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Một số tỉnh (Ninh Thuận) không khuyến cáo nhân rộng ph−ơng thức nuôi thâm canh tập trung qui mô lớn do diện tích nuôi tôm phát triển quá tải so với diện tích mặt đầm. Hơn nữa tính cộng đồng trong dân ch−a cao, cơ sở hạ tầng lại ch−a đảm bảo, vốn đầu t− cao nên việc áp dụng triệt để các nguyên tắc nuôi chưa được người nuôi quan tâm đúng mức, dẫn đến lượng chất thải chứa

nhiều hoá chất, chất cặn bã từ nuôi tôm gây ô nhiễm nặng cho môi tr−ờng.

Ngoài ra, thời gian nuôi lại kéo dài rất dễ xảy ra dịch bệnh.

* Nuôi trồng xen canh: ph−ơng thức nuôi trồng xen canh đang đ−ợc khuyến khích áp dụng là lúa - cá rô phi hoặc lúa - tôm (nguồn: Báo cáo các Sở Thủy sản Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình năm 2004).

- Mô hình nuôi 1 vụ tôm/cá và trồng một vụ lúa:

Mô hình lúa xen tôm, cá th−ờng đ−ợc thực hiện ở vùng n−ớc lợ trên diện tích ruộng lúa trũng hoặc quá trũng cấy 2 vụ lúa kết hợp nuôi tôm, cá. Trên ruộng lúa có thiết kế đầm, m−ơng 2 mặt rộng 1-2m, sâu 0,8-1,2m dài theo thửa ruộng để dồn cá vào khi xử lý sâu bệnh và tập trung cá khi thu hoạch. Ruộng

đ−ợc xử lý canh tác lúa bình th−ờng còn m−ơng đ−ợc tát cạn, dọn sạch, tẩy vôi trước khi cấy lúa. Thả cá giống cỡ 5-10cm, mật độ 11 con/5-8m2. Khi lúa phát triển thì dâng n−ớc cho cá lên ruộng ăn thức ăn sẵn có trong ruộng và ăn sâu bệnh hại lúa. Cần lưu ý giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học trong vùng nuôi đồng thời tăng cường biện pháp phòng trừ tổng hợp bảo vệ vùng sinh thái ổn định.

* Phương thức nuôi đơn loài:

Là mô hình khá phổ biến trong nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo nước lợ, cua xanh, tôm hùm, cá mú… trong ao đất lồng bè hoặc nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên cát. Phương thức này thường áp dụng với các đối tượng kinh tế cao. Tuy lợi nhuận lớn song phát triển không bền vững, dễ gây ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh thủy sản gây thất thu. Bài học về các tổn thất của nuôi tôm sú, tôm hùm, ốc h−ơng ở Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Thuận cũng nh− hiện t−ợng khô hạn và xâm nhập mặn nguồn n−ớc ngầm ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã đ−ợc cảnh báo.

* Ph−ơng thức nuôi tổng hợp (Polyculture)

Mô hình nuôi tôm xen cá (Phổ biến ở Nghệ An, Hà Tĩnh)

¦u ®iÓm

- Sử dụng đặc điểm ăn tạp của cá rô phi để thả xen với tôm nhằm cải tạo ao nuôi tôm sú, đặc biệt vùng đáy ao với thức ăn mùn bã hữu cơ, chất vẩn hữu cơ lơ lửng và thức ăn d− thừa của tôm.

- Tạo đ−ợc chuỗi thức ăn khép kín trong môi tr−ờng phù hợp cho ao nuôi tôm, đồng thời hạn chế dịch bệnh cho tôm, tăng sản l−ợng nuôi tôm.

- Chi phí đầu t− phù hợp với qui mô hộ gia đình (khoảng 50 triệu đồng).

Mô hình nuôi ếch lồng kết hợp với nuôi cá

- Hiệu quả kinh tế từ biện pháp nuôi ếch lồng kết hợp nuôi cá là 12.676.000đ/ha lợi nhuận hàng năm khoảng 28.058.400đ/năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)