CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
D. Lãi suất trung bình/ha/năm 60
3.6. Xây dựng qui trình kỹ thuật nuôi kết hợp các đối tượng
3.6.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Qui trình này qui định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi ốc hương loài Babylonia areolata kết hợp với các loài hầu, vẹm, rong, cá dìa.
- Qui trình áp dụng cho các cơ sở nuôi trong vùng đầm phá khu vực Mieàn Trung
3.6.2. Điều kiện áp dụng a. ẹũa ủieồm nuoõi
Nơi xây dựng khu nuôi tổng hợp phải nằm trong vùng qui hoạch cho NTTS và thoả mãn các yêu cầu qui định trong bảng 31.
Bảng 31: Điều kiện tự nhiên phù hợp cho nuôi các loài
Điều kiện Yêu cầu kỹ thuật
1. Nguồn nước Vùng đầm phá có nguồn nước không bị nhiễm bẩn do chất thải các ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, khai thác mỏ, nuôi trồng thuỷ sản) và chất thải sinh hoạt của dân cư.
2. Độ mặn độ mặn ổn định >25 ‰(mùa khô) và >10‰(mùa mưa) 3. Độ trong 30-40 cm
4. Độ pH 7,5-8,5
5. Chất đáy cát, cát pha bùn, cát san hô 6. Dieọn tớch > 1 ha
b. Mùa vụ và thời gian nuôi qui định trong bảng 32 Bảng 32: Mùa vụ và thời gian nuôi ốc
Vụ nuôi Khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến
Thừa Thiên Huế)
Khu vực nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến
Bình Thuận) Vụ nuôi chính tháng 3,4 – 7,8 Tháng 3,4 – 7,8
Vụ nuôi phụ - Tháng 9,10 – 1,2
Soỏ vuù nuoõi /naờm 1 2
Thời gian nuôi/ vụ 4-5 tháng 4-5 tháng 3.6.3. Nội dung qui trình công nghệ nuôi tổng hợp các đối tượng a. Dieọn tớch nuoõi
Diện tích nuôi tổi thiếu là 1 ha, được bố trí theo sơ đồ sau:
b. Tỉ lệ kết hợp các loài
Tỉ lệ kết hợp giữa các loài trong mô hình nuôi như sau:
Cá: ốc hương: hầu: rong = 1: 4: 20 : 35 c. Thức ăn
- Thức ăn cho ốc hương gồm các loại cá tạp, cua, ghẹ, động vật nhuyeón theồ
Loàng oác Loàng Loàng oác Loàng
Loàng Loàng
Khu vực nuoâi
vem Khu vực nuoâi haàu
Khu vực nuoâi rong Khu
vực nuoâi rong
Khu vực nuôi
Chòi canh
- Thức ăn cho cá gồm rong các loại, bột cá, cám gạo ...
d. Yêu cầu kỹ thuật về lồng, đăng, dây nuôi
- Lồng, đăng nuôi ốc hương phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật qui định trong muùc 5.4.1phaàn phuù luùc.
e. Con gioáng
- Giống ốc hương: mua từ các trại sản xuất giống phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng như qui định ở chương phương pháp nghiên cứu.
- Giống hầu: thu giống tự nhiên bằng các loại vật bám như cọc gỗ, lốp xe cũ, mảnh tôn phibro xi măng, gạch, đá, dây, ... ngay trong đầm. Kỹ thuật thu lấy giống hầu tự nhiên được qui định ở mục 5.4.3 chương phương pháp nghiên cứu.
- Giống vẹm thu mua tại địa phương hoặc chuyển từ Nha Trang.
- Giống cá dìa, cá đối: thu mua giống tự nhiên, kích thước từ 2 -10 cm.
f. Kỹ thuật quản lý chăm sóc Mật độ thả
Ốc hương: Mật độ thả ban đầu là 2000-2500 con/m2. San thưa khi ốc lớn dần. Duy trì mật độ nuôi từ 300-500 con/m2 khi ốc đạt kích thước 300 con/kg trở lên.
Quá trình nuôi chia làm 2 giai đọan:
- Giai đọan 1: Kéo dài từ 45 - 60 ngày, ốc nuôi đạt kích thước từ 400 - 600 con/kg. Mật độ nuôi từ 2000 -2500 con/m2. Ốc được nuôi trong lồng hay rọ có diện tích 20-25 m2, kích thước mắt lưới 2a = 5mm.
- Giai đọan 2: Nuôi từ cỡ ốc 400-600 con/kg đến con thương phẩm (120 - 150 con/kg). Mật độ nuôi giảm dần đến 200 con/kg khi đạt thương phaồm.
Cá dìa thả nuôi trong lồng ở mật độ 2-5 con/m2.
Cá đối thả nuôi kết hợp trong lồng nuôi ốc hương với mật độ 1-2 con/m2
Quản lý chăm sóc
Ốc hương: Cho ăn mỗi ngày 1-2 lần vào sáng và chiều tối. Vớt sạch thức ăn dư thừa hàng ngày và định kỳ làm vệ sinh lồng loại bỏ các sinh vật bám xung quanh để lồng được thông thoáng, nước lưu thông.
Cá dìa: Cho ăn 1-2 lần/ngày. Cột từng chùm rong cho cá ăn dần.
Vẹm xanh: định kỳ giũ dây vẹm để hạn chế bùn bám, nếu có nhiều hầu và bùn bẩn bám trên vỏ vẹm phải kéo dây lên vệ sinh để vẹm có thể sinh trưởng tốt.
Hầu: Kiểm tra các cọc gỗ, nếu bị gãy hoặc ngập bùn thì kéo lên để tránh hầu bị chết do ngập bùn. Tách san thưa nếu hầu bám quá dày trên cọc.
g. Thu hoạch
Kích thước và trọng lượng thu hoạch của các loài qui định trong bảng 33 Bảng 33: Kích thước và trọng lượng thu hoạch của các loài nuôi
Loài nuôi Ốc hương Cá dìa Hầu Vẹm xanh Kích thước (cm/con) 3-3,2 10-20 5-10 7-10 Trọng lượng (con/kg) 120-150 3-5 20-25 10-15
Thu hoạch ốc hương: Nếu nuôi bằng lồng hoặc đăng có đáy thì kéo lồng, đăng lên bắt ốc. Nếu nuôi bằng đăng không đáy thì lặn bắt hoặc dùng bẫy. Trước khi thu hoạch phải bỏ đói ốc (không cho ăn) 1 ngày để đảm bảo cho quá trình vận chuyển đạt tỉ lệ sống cao. Ốc thu hoạch được nhốt trong lồng, hoặc giai 5-6 h để làm sạch vỏ và thải bớt bùn đất. Nhặt hết đá, san hô, vỏ chết và phân loại ốc trước khi rửa sạch và đóng gói vận chuyển.
Thu hoạch cá: Cắt các dây cột xung quanh lưới, kéo lưới dồn cá về một góc rồi dùng vợt xúc cá.
Thu hoạch hầu: hầu bám trên các cọc gỗ và lốp xe được tách ra bằng dao. Chú ý vỏ hầu sắc có thể gây thương tích khi cạy chúng ra khỏi vật bám. Thu hoạch con lớn (thu tỉa) hoặc thu toàn bộ.
Thu hoạch vẹm: Dùng dao sắc cắt tơ chân vẹm ra khỏi vật bám (dây hoặc lưới, cọc), tách riêng từng con nếu vẹm bám thành chùm. Thu tỉa số vẹm lớn và thả nuôi tiếp số vẹm nhỏ.