Nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 100 - 104)

Nuôi trồng thủy sản là nghề cho thu nhập khá cao (bảng 10). Tuy nhiên, cần tính đến tương quan giữa thu nhập và chi phí cho NTTS (bảng 12), trong số những người có chi phí nuôi trồng thủy sản dưới 10 triệu đồng/ năm, có 115/148 ng−ời, chiếm tỷ lệ 77.7% có thu nhập nuôi trồng thuỷ sản d−ới 10 triệu đồng/ năm, chỉ có 2/148 người, chiếm tỷ lệ 1.4% có thu nhập từ nuôi trồng thủy sản trên 100 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, trong số những người

đầu t− trên 100 triệu đồng/ năm cho nuôi trồng thủy sản, có 54.8% (23/42 người) có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/ năm, chỉ có 8/42 người, chiếm tỷ lệ 19% có thu nhập dưới 10 triệu đồng. Như vậy, một trong những điều kiện quan trọng để NTTS hiệu quả cao là chi phí đầu t−, chi phí lớn thì tỷ lệ lợi nhuận cũng cao hơn, chính vì vậy NTTS không phù hợp với ng−ời nghèo.

Bảng 12: T−ơng quan nguồn thu nhập từ nuôi trồng thủy sản và chi phí nuôi trồng thủy sản năm 2004

Chi phÝ NTTS Nguồn thu nhập từ

NTTS D−íi 10 triệu

Trên 10- 30 triệu

Trên 30- 50 triệu

Trên 50- 100 triệu

Trên 100 triệu

Tổng

TÇn suÊt 115 18 11 13 8 165 D−íi 10

triệu % trong cột 77.7% 22.0% 20.4% 22.8% 19.0% 43.1%

TÇn suÊt 23 40 10 6 5 84 Trên

10-30

Triệu % trong cột 15.5% 48.8% 18.5% 10.5% 11.9% 21.9%

TÇn suÊt 4 23 13 8 1 49 Trên 30-

50 triệu % trong cột 2.7% 28.0% 24.1% 14.0% 2.4% 12.8%

TÇn suÊt 4 1 19 19 5 48 Trên 50-

100 triệu % trong cột 2.7% 1.2% 35.2% 33.3% 11.9% 12.5%

TÇn suÊt 2 0 1 11 23 37 Trên

100 triệu % trong cột 1.4% .0% 1.9% 19.3% 54.8% 9.7%

TÇn suÊt 148 82 54 57 42 383 Tổng % trong cột 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Người nghèo có thể tham gia vào các hoạt động sau:

- NTTS nước ngọt, tận dụng ao hồ của gia đình, chi phí đầu tư không lớn nh− nuôi trồng mặn lợ. Hiện đã có nhiều nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng các mô hình NTTS n−ớc ngọt, kết hợp xen canh nông nghiệp (Ví dụ mô hình lúa - tôm, lúa - cá…).

- NTTS mặn lợ theo ph−ơng thức quảng canh với qui mô diện tích nhỏ.

Nuôi cá lồng, lợi dụng tài nguyên mặt n−ớc, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và có

đầu t− chăm sóc quản lý. Hình thức này đóng góp tích cực vào xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên với nguồn lợi thuỷ sản ngày càng khó khăn, với sự ô nhiễm môi tr−ờng ngày càng tăng thì hiệu quả của ph−ơng thức này là kém.

- Làm thuê trong các cơ sở NTTS, cơ sở sản xuất giống: đây là một địa

điểm giúp người nghèo có công việc ổn định, đặc biệt với các công đoạn đơn giản về kỹ thuật nh− đào ao, đắp đầm, thu hoạch… ở những công đoạn phức tạp hơn đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tay nghề cao hơn nên đôi khi không thích hợp cho ng−ời nghèo.

2.4.2. Khía cạnh giới trong nuôi trồng thủy sản

Với đặc điểm của nghề NTTS, sự tham gia của phụ nữ còn hạn chế, dẫn

đến sự phân công về thời gian lao động giữa nam và nữ cũng khác biệt lớn.

Vào vụ NTTS, đàn ông là lao động chính, đảm nhận các khâu quan trọng nh−

xử lý ao hồ, vận hành máy sủi, chọn giống (85,8% ý kiến trả lời), theo dõi chăm sóc sức khoẻ thuỷ sản (84,4% ý kiến), xử lý dịch bệnh của tôm, xử lý môi tr−ờng n−ớc hồ nuôi (82,5%)..., trong khi sự tham gia của ng−ời vợ ở các công đoạn này, tỷ lệ t−ơng ứng là 13,5%; 19,9% và 19,7%. Phụ nữ th−ờng tham gia đảm nhận các khâu đơn giản hơn nh− mua thức ăn, cho ăn, thu hoạch...

Trong thực tế, nam giới tham gia các lớp chuyển giao KHKT khuyến ng− chiếm tỷ lệ gần nh− tuyệt đối (96% - Báo cáo Sở thuỷ sản). Đây là một trong những nguyên nhân phụ nữ có hiểu biết kỹ thuật kém, dẫn đến thực tế phụ nữ không tham gia vào các khâu đòi hỏi kỹ thuật trong NTTS. Việc huy

động phụ nữ tham gia các lớp chuyển giao kỹ thuật khuyến ng− một mặt sẽ giúp ng−ời phụ nữ có vị trí quan trọng hơn trong NTTS, mặt khác sẽ tạo đ−ợc kênh tuyên truyền BVMT hiệu quả vì ng−ời phụ nữ th−ờng có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và động viên các thành viên khác trong gia đình về ý thức BVMT.

2.4.3. Nhu cầu và nguyện vọng của các hộ nuôi trồng thủy sản

Để hiện thực hoá mục tiêu của Chính phủ là “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho ng−ời dân nông thôn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước”, các địa phương đã xây dựng chiến l−ợc dài hạn cho lĩnh vực NTTS của mình. Với mong muốn những chiến l−ợc

nghiên cứu đã tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các hộ gia đình. Những thông tin thu đ−ợc này sẽ là cơ sở để đề xuất nhằm đẩy mạnh hơn hiệu quả

NTTS của ng−ời dân.

Kết quả (bảng 13) cho thấy, nhu cầu/ nguyện vọng lớn nhất của ng−ời dân là đ−ợc vay vốn (91% số hộ đ−ợc phỏng vấn). Mức vốn vay sẽ tuỳ thuộc

điều kiện đầu t− của mỗi gia đình, nh−ng nhu cầu thấp nhất là 50 triệu đồng.

Thực tế chứng minh rằng hiện nay NTTS là mô hình kinh tế cần vốn đầu t−

khá lớn, theo nhiều người dân xã Kỳ Thư - Hà Tĩnh, để đầu tư cho 1 ha theo h−ớng bán thâm canh cần l−ợng vốn tối thiểu hơn 100 triệu và thông th−ờng chỉ đ−ợc thu từ năm thứ 3, vì vậy nghề nuôi tôm th−ờng đ−ợc gọi là “nghề của nhà giàu” (94% hộ đ−ợc phỏng vấn không thuộc diện nghèo) và “rủi ro cao”.

Một thực tế là trong khi đa phần ng−ời dân thiếu vốn đầu t− NTTS và mong muốn có nguồn vốn vay riêng cho loại hình này, nh−ng các kênh tín dụng cho NTTS th−ờng hạn hẹp, cơ chế cho vay còn khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đánh giá NTTS có độ rủi ro cao, vì vậy chỉ cho vay mức vốn cao (khoảng 50 triệu trở lên) với những hộ có tiềm năng và sản xuất theo qui mô lớn, có tài sản thế chấp. Phần lớn (88,5% hộ đ−ợc phỏng vấn) vay từ ngân hàng hoặc Quỹ tín dụng nh−ng với mức vay rất nhỏ (20 - 30 triệu) nếu so với đầu t− NTTS, ngoài ra họ phải vay thêm từ các nguồn không chính thức nh− họ hàng, thậm chí vay nóng với lãi suất 3%, thậm chí 4-5% (xã Hậu Lộc - Thanh Hoá). Cũng phải kể đến một kênh vay vốn khác là từ Hội phụ nữ, tuy nhiên với loại hình đầu t− lớn này, nguồn vốn vay từ Hội không đáp ứng đ−ợc yêu cầu về mức vay, nên chỉ 16,3% hộ vay thêm qua kênh Hội với mức vay tối đa 5 triệu đồng (Kỳ Th− - Hà Tĩnh).

Hiện nay nguồn vốn cho vay là không khan hiếm, hiện các Ngân hàng và Quỹ tín dụng đều có những khoản vay tương đối lớn cho các hộ gia đình có khả năng thế chấp. Tuy nhiên với những ngành nghề nhiều rủi ro nh− NTTS, nên chăng có một loại hình vốn vay trung hạn với những đặc điểm −u đãi riêng (tín chấp, thời hạn dài - vì tính từ khi đầu t− đến khi bù đ−ợc chi phí (ngay cả

trong tr−ờng hợp không rủi ro) cũng phải 3 năm, mức vốn vay cao, lãi suất −u

đãi hơn so với các mục đích vay khác).

Mong muốn lớn thứ hai của ng−ời dân là đ−ợc giới thiệu nguồn cung cấp giống đảm bảo chất l−ợng (86,9%). 83% hộ đ−ợc phỏng vấn cho rằng giống là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả nuôi trồng. Thực tế qua trao

đổi với người dân, việc lấy giống thủy sản của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nguồn cung cấp giống chủ yếu theo giới thiệu. ở những vùng ch−a có

cơ sở sản xuất giống, phần lớn ng−ời dân tự tập hợp nhau (hoặc thông qua Hợp tác xã) để lấy giống tại Khánh Hoà, Đà Nẵng, Bình Thuận và Ninh Thuận.

Điều này cũng phản ánh đúng thực tế rằng hiện các hộ NTTS ch−a yên tâm với chất l−ợng giống. Qua trao đổi, nhiều hộ NTTS mong muốn cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương thành lập một cơ sở có chức năng tìm kiếm và thông tin tới ng−ời dân (hoặc làm trung gian) về các cơ sở cung cấp giống trong địa bàn hay ở những địa phương khác, đồng thời mong muốn ngành thuỷ sản xây dựng những cơ sở kiểm dịch giống đảm bảo chất l−ợng, thực hiện kiểm dịch theo đúng các yêu cầu qui định trong Nghị định 86/2001/NĐ-CP. Nhiều hộ khẳng định họ sẵn sàng (thông qua Hợp tác xã) trả

phí để các tổ chức này có thể hoạt động mà không phụ thuộc quá nhiều ngân sách nhà n−ớc.

Tiếp đó là mong muốn được hướng dẫn kỹ thuật NTTS, 86,2% hộ NTTS cho rằng với tình hình chuyển giao KHCN nh− hiện nay, ng−ời dân ch−a thực sự yên tâm khi lực l−ợng cán bộ khuyến ng− quá mỏng, sức khoẻ của thuỷ sản (trong đó khó tính nhất là con tôm) thay đổi hàng ngày, hàng giờ, vì vậy người dân rất cần có cán bộ kỹ thuật ngay tại địa phương mình. Đây cũng là một khó khăn của ngành thuỷ sản, với l−ợng biên chế cho phép, ngành không thể đảm bảo cử kỹ sư nằm vùng tại tất cả các địa phương có NTTS, tuy nhiên cũng cần tính đến lực l−ợng cộng tác viên (giống hình thức khuyến nông viên cơ sở) và cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này để thực sự giúp người dân xử trí trong những tr−ờng hợp thủy sản bị bệnh. Mặt khác cần xây dựng cơ chế thu phí từ hộ NTTS để giảm bớt gánh nặng từ ngân sách nhà nước.

Một tỷ lệ hộ NTTS khá cao (80,7%) mong muốn đ−ợc giúp đỡ thông tin về thị trường, họ cũng rất mong đợi từ ngành chức năng hoặc chính quyền địa ph−ơng có các hình thức t− vấn (có trả phí) về nguồn thị tr−ờng có thể tin cậy, nh− vậy họ sẽ giảm đ−ợc sự phụ thuộc vào các trung gian, đặc biệt là những cò mồi thu lợi từ mỗi kg thuỷ sản của ng−ời dân (xã Vĩnh Sơn - Quảng Trị).

Bảng 13: Mong muốn hỗ trợ của hộ NTTS

Mong muốn hỗ trợ Tỷ lệ hộ (%)

Đ−ợc vay vốn −u đãi riêng cho NTTS 91

Đ−ợc giới thiệu nguồn cung cấp giống đảm bảo chất l−ợng 86,9

Đ−ợc h−ớng dẫn kỹ thuật khuyến ng− 86,2

Được giúp đỡ thông tin về thị trường 80,7

Đ−ợc h−ớng dẫn cách hạch toán sản xuất 69,7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)