CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
D. Lãi suất trung bình/ha/năm 60
4.1. Cơ sở thiết lập mô hình
Vùng cát ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có chiều dài trên 1000km. Đây là nơi đan xen giữa các dải cát với cửa sông, vũng - vịnh,
đầm phá và bãi ngang, là nơi tương tác giữa biển và đất liền. Bởi vậy nó là vùng đất khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Bão cát, triều cường luôn là mối đe doạ của người dân nơi đây. Việc khai thác và sử dụng miền đất này ch−a đ−ợc đặt trong một thể thống nhất của đới ven bờ. Tình trạng mạnh ai nấy làm và chạy theo lợi ích trước mắt đã trở thành phổ biến của khu vực miền Trung. Do đầu t− không mang tính bền vững đã khiến nơi đây trở thành điểm nóng của hiện t−ợng xâm nhập mặn, nạn cát bay và lũ cát. Hiện t−ợng ô nhiễm môi tr−ờng do khai thác Titan ở Bình Định và Hà Tĩnh, tình trạng hình thành những cồn cát di động ở Quảng Bình, tình trạng cạn kiệt nước ngầm và xâm nhập mặn do phát triển nuôi tôm trên cát tại Ninh Thuận và Bình Thuận là những minh chứng cụ thể nhất.
Làm thế nào để sử dụng hợp lý vùng cát ven biển và giữ cho vùng đất nông nghiệp bên trong không bị hoang mạc hoá bởi hiện t−ợng “cát bay”, “cát nhảy”? Đó là mối quan tâm của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các nhà quản lý và hơn ai hết là ng−ời dân sở tại.
Với mục tiêu tạo rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát đồng thời đóng góp thiết thực vào phong trào xoá đói giảm nghèo cho c− dân vùng bãi ngang theo hướng chuyển đổi canh tác, tận dụng quỹ đất hoang hoá, chúng tôi đã lựa chọn một số cây tinh dầu có giá trị kinh tế cao và có khả năng thích nghi đ−ợc với khí hậu khắc nghiệt của vùng ven biển miền Trung để xây dựng một mô hình khép kín từ sản xuất cây giống đến trồng và ch−ng cất tình dầu. Mô hình thành công sẽ tạo cho ng−ời dân một ngành nghề mới là sản xuất cây giống và tinh dầu. Đây là mô hình kinh tế sinh thải mở, có thể kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau khi đã tạo đ−ợc “hàng rào xanh” chắn cát.
Chúng tôi lựa chọn Hà Tĩnh, một tỉnh miền Trung có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất toàn quốc. Nơi đây hàng năm bão cát, triều cường đã cướp đi hàng trăm ngôi nhà, hàng ngàn ha đất canh tác ven biển trở thành hoang mạc hoá. Nhân dân vùng biển ngang nói chung, phụ nữ nói riêng ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” tha phương cầu thực mà cuộc sống vẫn khó kh¨n.
Mô hình đ−ợc xây dựng tại huyện Thạch Hà là nơi có diện tích đất hoang hoá tương đối lớn (5.253,62 ha). Đơn vị cùng tham gia nghiên cứu và sẽ tiếp quản mô hình là Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhiều năm nay Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh đã đ−ợc nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ thực hiện các dự án “Tín dụng - tiết kiệm”, “Xoá đói giảm nghèo” (Oxfam Anh, Oxfam Bỉ), “Nâng cao năng lực của phụ nữ ở vị trí ra quyết định” (Oxfam Hồng Kông)… Các chương trình, dự án đã đạt những thành tựu rất cơ bản nhất là nâng cao năng lực cho các cấp Hội phụ nữ. Nhiều hội viên đ−ợc nâng cao trình độ đã tham gia cấp ủy, chính quyền, hội đồng nhân dân và đ−ợc cộng
đồng tín nhiệm. Họ sẽ là những cộng tác viên đắc lực của đề tài và là những người chỉ đạo việc nhân rộng mô hình sau khi đề tài kết thúc.
Mô hình cũng là sự thể hiện tấm lòng của các cán bộ khoa học nữ giành cho giới mình, thực hiện ch−ơng trình mục tiêu “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” mà Nghị quyết của Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 9 đã đề ra.
4.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, x∙ hội vùng xây dựng mô hình Thạch Hà là một huyện ven biển Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Can Lộc, phía Nam giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên, phía Tây giáp huyện H−ơng Khê, phía Đông giáp biển Đông. Là vùng ven tỉnh lỵ Hà Tĩnh với diện tích 399km2, dân số 184.568 người có 37 đơn vị hành chính (1 thị trấn, 36 xã
trong đó 15 xã ven biển), có đường quốc lộ 1A chạy qua, Thạch Hà luôn giữ vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng của tỉnh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tốc độ tăng trưởng GDP: 8,5%, thu thập bình quân đầu người 3,35 triệu đồng/năm; Sản lượng lương thực 80.120 tấn;
Lương thực bình quân đầu người 400kg/người; Lao động nông nghiệp chiếm 82%, nuôi trồng thủy sản 6%, sản xuất muối 2%, các ngành nghề khác (tiểu thủ công nghiệp, th−ơng nghiệp, dịch vụ) 10%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn cũ) là 14,7%.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Thạch Hà chủ yếu là khai thác vật liệu, sản xuất, lắp đặt công cụ cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, chế biến nông- lâm-thủy sản, phát triển làng nghề dệt đệm, đan lát. Giá trị tiểu thủ công nghiệp 2003 đạt 50 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 1995, tạo việc làm cho 13 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Ngoài ra, mỏ sắt Thạch Khê với tổng trữ l−ợng 544 triệu tấn quặng, hàm l−ợng quặng sắt từ 64-72%, chiếm gần 50% tổng trữ lượng quặng sắt ở nước ta đã mở ra triển vọng mới cho sự phát triển công nghiệp t−ơng lai.
Diện tích đất nông nghiệp có khoảng 14.352,26 ha song phần lớn là đất cát, đất chua và phèn mặn. Cây trồng chủ lực là lúa, lạc, khoai lang và đậu
xanh. Do khí hậu khắc nghiệt (nắng nóng, gió lào, bão lụt…) và đất bạc màu nên năng suất nông sản nói chung thấp.
Với lợi thế có nhiều sông ngòi, ao hồ, đầm lầy và bờ biển dài 27km, hơn 4.000ha mặt nước và đất cát có khả năng nuôi trồng thủy sản. Thủy sản là thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nuôi trồng thủy sản n−ớc mặn và n−ớc ngọt. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, từ 610 ha (năm 2000) lên 1.287 ha (năm 2003). Ngoài tôm sú và cua, Thạch Hà còn phát triển một số mô hình khác nh−: nuôi cá lồng bè, tôm hùm, nuôi ốc h−ơng và các loài nhuyễn thể, cá hồ, lúa - cá. Năm 2003, sản l−ợng thủy sản của Thạch Hà đạt 7.000 tấn (trong đó sản l−ợng khai thác 4.400 tấn, sản l−ợng nuôi trồng 2.600 tấn), tăng 75% so với năm 1995. Năng suất nuôi tôm, cá cũng tăng nhanh. Tổng giá trị của ngành đạt 81.073,6 triệu đồng, tăng 280,3% so với năm 1995. Trong đó có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao ở Hộ Độ, Thạch Sơn và Thạch Bằng.
Tuy nhiên việc chuyển đổi diện tích các vùng lúa nhiễm mặn, vùng sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản còn một số khó khăn và chậm do nông dân nghèo ch−a mạnh dạn vay vốn để chuyển sang nuôi trồng, mặt khác công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho nông dân trong vùng chuyển đổi còn gặp khó khăn, công tác khuyến ng− và chỉ đạo kỹ thuật ch−a tốt nên việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản n−ớc lợ ch−a t−ơng xứng với tiềm năng.
Thạch Hà có 15 xã có đất ngập mặn hoặc nhiễm mặn là Thạch Hải, Thạch Trị, Thạch Đỉnh, Thạch Kim, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Bàn, Thạch Bắc, Thạch Mỹ, Thạch Hội, Thạch Văn, Thạch Hạ, Thạch Châu, Thạch Bằng và Thạch Môn. Hầu hết các xã đều có tràm mọc hoang dại nh−ng không đ−ợc sử dụng và đang có nguy cơ bị chặt phá để khai thác cát, dẫn đến hiện t−ợng hoang mạc hoá đất nông nghiệp ngày càng tăng. Mức thu nhập của c− dân nơi đây cũng rất khác nhau. ở các xã biển cửa (Thạch Kim, Thạch Bằng…) ng−ời dân sống bằng các nghề có thu nhập cao nh− nghề hải sản và sản xuất phi nông nghiệp trong khi sinh kế của ng−ời dân vùng biển ngang (Thạch Hải, Thạch
Đỉnh…) chủ yếu là nghề nông với thu nhập thấp và lao động nhàn rỗi hàng năm rất lớn. Vì lẽ đó chúng tôi đã lựa chọn Thạch Hải, một xã nghèo vùng bãi ngang
để xây dựng mô hình trình diễn “Sản xuất và ch−ng cất cây tinh dầu trên vùng cát và đất nhiễm mặn”.
Thạch Hải là dải đất cát chạy dọc 9km bờ biển, phía Đông giáp biển
Đông, phía Bắc giáp núi Hải Đăng, phía Tây giáp xã Thạch Đỉnh, phía Nam giáp xã Thạch Lạc. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa chịu ảnh h−ởng rất mạnh của gió Tây Nam (gió Lào). Thạch Hải có thời tiết nắng nóng kéo dài từ tháng
4 đến tháng 8. Nhiệt độ năm trung bình 24O8, thấp nhất ~10OC, cao nhất ~ 41OC. L−ợng m−a trung bình 2627mm/năm tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. L−ợng m−a thấp nhất vào tháng 7. Toàn xã có 820 gia đình với 1100 lao
động trong đó có 650 lao động nữ. Cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn vì diện tích phần lớn là đất hoang hoá, chỉ có gió và cát. Cách đây 7 năm, Thạch Hải chưa có đường nhựa, đất cát sụt lún chân người. Điện, đường, tr−ờng, trạm ch−a đ−ợc đầu t−, chỉ cách xa thị xã Hà Tĩnh 12km nh−ng đi lại rất khó khăn bởi con đò ngang xã Thạch Khê cách trở. Ai đã có dịp qua đây hồi ấy đều chung cảm nhận đây là vùng “dân tộc biển”. Từ khi đ−ợc quy hoạch là khu du lịch bộ mặt Thạch Hải đã khởi sắc. Tỉnh đã đầu t− xây dựng 8 km
đ−ờng nhựa nối liền hai khu du lịch Thạch Hải và Thiên Cầm và nâng cấp cơ
sở hạ tầng, tr−ờng học, trạm xá. Thạch Hải có 5 thôn: 4 thôn thuần ng− và một thôn thuần nông. Tuy nhiên người dân của cả năm thôn đều có mức sống thấp vì đánh bắt hải sản cũng nh− làm nông nghiệp ở vùng bãi ngang đều cho năng suất thấp. Bình quân đất canh tác 2 sào/hộ nh−ng do đất cát nhiễm mặn, và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời nên trồng lúa, khoai đều kém hiệu quả. Nhà cửa và công trình phụ còn khiêm tốn và có phần đơn sơ, chỉ có 3-5 gian để ở
đ−ợc xây và mái lợp chống đ−ợc gió to. Mỗi nhà chỉ có một khoảng sân phơi rộng 30-60m2. Tỷ lệ hộ nghèo của xã lên tới 25.1%. Điểm đáng lưu ý ở đây là số lao động đi làm thuê xa ngoài huyện Thạch Hà (chủ yếu ở miền Nam, mỗi năm chỉ về nhà 1-2 lần) tương đối cao, cứ 4-5 gia đình là có một người đi làm
ăn xa vì ở quê h−ơng quá thiếu việc làm và thu nhập thấp. Điều này làm cho tổ chức cuộc sống gia đình bị đảo lộn, gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến gia
đình và xã hội.