Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 105 - 108)

2.6.1. Quản lý Nhà nớc trong nuôi trồng thủy sản

Để thúc đẩy phát triển ngành NTTS tại địa phương, đáp ứng nhu cầu thực tế về NTTS, đồng thời kiểm soát việc nuôi trồng theo hướng bền vững, công tác quy hoạch vùng NTTS đã được các địa phương chú trọng. Việc quy hoạch tại các huyện /xã đ−ợc thực hiện trên cơ sở quy hoạch của tỉnh kết hợp với điều tra khảo sát thực tế.

Quy hoạch vùng NTTS bao gồm quy hoạch các đối t−ợng thủy sản nuôi trồng, diện tích vùng nuôi, hệ thống kênh lấy n−ớc, thải n−ớc, hệ thống đ−ờng giao thông, điện… Tại vùng đất mới khai thác, sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền tổ chức cho dân đấu thầu. Tại vùng đất đang sử dụng đ−ợc quy hoạch lại để NTTS, chính quyền thực hiện theo hướng đổi 1ha đất lấy 7.000m2

đã đ−ợc xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi hộ NTTS đầu t− thêm khoảng 30 triệu/ ao nuôi 7.000m2 để xây dựng cống cấp và cống tiêu từ kênh chính vào ao nuôi (Thảo luận nhóm (TLN) cấp xã - Đà Nẵng).

Theo số liệu từ Sở Thủy sản, diện tích vùng n−ớc mặn lợ đ−ợc quy hoạch đ−a vào khai thác tăng hàng năm (Quảng Bình, năm 2003 tăng 31% so với 2002, Quảng trị 23%) và theo h−ớng bán thâm canh, nh− Kỳ Th− (Hà Tĩnh), Quảng Phong (Quảng Bình), Sông Cầu (Phú Yên), Ph−ơng Hải (Ninh ThuËn)…

Tại những vùng đã quy hoạch, với tác dụng của hệ thống ao nuôi và hệ thống lấy và thải n−ớc, năng suất thuỷ sản nuôi th−ờng cao hơn và chất l−ợng

đảm bảo hơn ở vùng nuôi tự phát. Chính vì vậy, nhiều địa phương nơi chưa

được quy hoạch, người dân sẵn sàng góp vốn cùng đầu tư với chính quyền để

có đ−ợc vùng nuôi quy hoạch. Tuy nhiên đây cũng ch−a phải là biện pháp duy nhất đảm bảo chất lượng, năng suất thuỷ sản cũng như bảo vệ môi trường. Tại một số vùng đã quy hoạch (Sông Cầu - Phú Yên), đại diện chính quyền khi

đ−ợc hỏi vẫn tỏ ra rất lo lắng về biện pháp kiểm soát việc áp dụng lịch thời vụ, loại thức ăn sử dụng và việc xả - lấy n−ớc của các hộ NTTS.

Ngoài các vùng quy hoạch nuôi tôm, với chủ trương đa dạng hoá đối t−ợng nuôi, đặc biệt là thúc đẩy nuôi trồng các loại thuỷ sản khác trên các vùng đã bị ô nhiễm do nuôi tôm sú, góp phần khôi phục sinh thái, các Sở Thuỷ sản Bình Định, Ninh Thuận… đã tạo các mô hình nuôi các đối t−ợng khác để cải thiện môi tr−ờng nh− hầu, rong câu, rong sụn, vẹm xanh… Tr−ớc tình trạng dịch bệnh tôm lan tràn trong năm 2004 Sở Thủy sản Ninh Thuận đã có chỉ đạo sát sao về lịch thời vụ thả giống năm 2005 cũng nh− khuyến cáo và giám sát các vùng nuôi tôm chỉ nuôi một vụ để đảm bảo nguồn nước ngọt.

Công tác quản lý Nhà nước trong NTTS đã giúp nghề NTTS tại các tỉnh ven biển miền Trung đạt những thành tựu quan trọng, góp phần vào tăng tr−ởng kinh tế và phát triển xã hội. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một số hạn chÕ sau:

- Tình trạng nuôi trồng tự phát không đ−ợc quy hoạch hoặc quy hoạch đi sau dẫn đến ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý. Theo thông tin của Sở Thuỷ sản Quảng ngãi, trong số 550 ha nuôi vùng triều, chỉ khoảng 1/3 là đ−ợc quản lý theo quy hoạch, còn lại là các diện tích nuôi tự phát của dân. Uỷ ban nhân dân và Sở Thủy sản tỉnh Quảng ngãi (TLN cấp tỉnh) mới kiểm soát đ−ợc 150ha nuôi tôm trên cát về mặt quy hoạch, còn việc lấy n−ớc, thải n−ớc và xử lý n−ớc thải nằm ngoài khả năng quản lý của Chính quyền và ngành chức năng.

- Quy hoạch còn thiếu tầm nhìn chiến l−ợc, vì vậy có vùng sau khi đ−ợc

đầu tư 22 tỷ đồng của Nhà nước cộng với bình quân 45 triệu /hecta ao nuôi của hộ dân, mới đ−a vào sử dụng 4 vụ, dân ch−a thu bù đủ vốn đầu t− nh−ng đã có nguy cơ bị quy hoạch lại thành khu đô thị và du lịch của địa phương (TLN cấp xã - Đà Nẵng).

- Việc áp dụng Nghị định 86/2001/NĐ-CP trong kiểm dịch giống, thuỷ sản thương phẩm (qui định điều kiện sản xuất giống thuỷ sản và NTTS thương phẩm) và Nghị định 70/2003/NĐ-CP (qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản) trong thực tế còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do lực l−ợng có chức năng kiểm tra giám sát và xử phạt còn mỏng, ch−a huy động tối

đa sức mạnh cộng đồng. Mặt khác, tại nhiều cơ sở sản xuất - nuôi trồng qui mô lớn, việc đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng gặp khó khăn về nguồn vốn nên không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ, xử lý môi trường, tuy đã bị phát hiện vi phạm qui định về BVMT nhưng nếu xử phạt sẽ ảnh hưởng rộng tới

cả cộng đồng, đặc biệt là những người nghèo làm thuê cho các cơ sở này. Bên cạnh đó, các qui định về kiểm dịch và đảm bảo chất l−ợng giống nuôi trồng cũng là một khó khăn và thách thức rất lớn đối với ngành chức năng cũng nh−

với các hộ NTTS.

- Quản lý dịch bệnh còn nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã đưa ra qui

định bắt buộc thông tin kịp thời về dịch bệnh nhằm giảm lây nhiễm dịch bệnh trên diện rộng, nh−ng do ý thức của ng−ời dân ch−a cao, sợ rủi ro nên chấp hành ch−a nghiêm, mặt khác ch−a có chế tài xử phạt những tr−ờng hợp này.

- Quản lý về chuyển giao KHKT trong NTTS cũng là vấn đề đáng bàn, với l−ợng biên chế cho phép, ngành thuỷ sản không thể cử kỹ s− nằm vùng tại tất cả các địa phương có NTTS. Việc chuyển giao KHKT về NTTS từ các cơ sở cung cấp đầu vào cho NTTS (cơ sở giống, thức ăn, thuốc thú y...) ch−a đ−ợc kiểm soát chất l−ợng thông tin, nên có tình trạng lợi dụng để dân sử dụng nhiều thức ăn, nhiều thuốc, dẫn đến tăng chi phí đầu t− của hộ NTTS, thậm chí gây ô nhiễm môi tr−ờng.

- Kiểm soát thực hiện các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường trong NTTS cũng đang là vấn đề nan giải. Với các công ty/ doanh nghiệp, tuy đã

thực hiện bước đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng vùng nuôi, nh−ng việc duy trì kiểm tra chất l−ợng n−ớc thải, kiểm tra việc khai thác n−ớc ngọt là rất khó do lực l−ợng ban ngành chức năng còn mỏng và gần nh− ch−a vào cuộc. Với những vùng NTTS của dân, việc kiểm soát việc xử lý, xả n−ớc thải, sử dụng giống, thức ăn càng là vấn đề khó khăn.

Nguyên nhân của những hạn chế trên không hoàn toàn do chủ quan và sự yếu kém của công tác quản lý nhà n−ớc, với số l−ợng biên chế, cơ cấu tổ chức và trang thiết bị hiện nay thì không một địa phương nào có thể quản lý toàn bộ hoạt động của nghề NTTS trên địa bàn. Vì vậy, bên cạnh quản lý của cơ quan nhà nước, cần thúc đẩy các mô hình tự quản của cộng đồng thông qua hình thức Hợp tác xã, hình thức tổ NTTS tự quản.

2.6.2. Hình thức hợp tác trong nuôi trồng thủy sản

Mô hình tổ NTTS tự quản (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; Sông Cầu, Phú Yên):

Hình thức này đ−ợc thiết lập với mục tiêu tập hợp, phát huy tính cộng

đồng trong NTTS, qua đó kiểm soát môi trường, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn (huyện Sông Cầu - Phú Yên). Tổ tự đ−a ra qui −ớc để các hộ NTTS cam kết thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật (lịch thời vụ, loại/ liều l−ợng thức ăn, lấy /xử lý và thải n−ớc, thông tin khi có nghi vấn thuỷ sản bị dịch bệnh…). Khi tham gia tổ, hộ NTTS sẽ đ−ợc vay vốn Ngân hàng với tín chấp của tổ (dễ dàng hơn vay theo cá nhân), đ−ợc cán bộ khuyến ng− theo dõi, chăm sóc thủy sản. Mỗi

phân công lịch trực và là đầu mối liên hệ với cán bộ khuyến ng−, Ngân hàng hoặc chính quyền.

Mô hình hợp tác x NTTS (Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định):

Là hình thức hợp tác lớn hơn của tổ tự quản, hoạt động theo Luật Hợp tác xã, với điều lệ, quy chế hoạt động cụ thể và đ−ợc phê duyệt. Một số địa phương (Đức Phổ - Quảng Ngãi) đang xây dựng đề án thành lập Hợp tác xã.

Để thúc đẩy hình thức này cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với Liên minh Hợp tác xã trong việc xây dựng, hướng dẫn phương thức hoạt động của Hợp tác xã

NTTS.

Do nguồn nước và môi trường để NTTS không thể do một hộ gia đình, một doanh nghiệp tự tạo ra mà là nguồn n−ớc và môi tr−ờng tự nhiên chung, nếu nước hay môi trường bị ô nhiễm thì rất khó để có được năng suất và chất l−ợng thuỷ sản cao. Vì vậy, NTTS là nghề cần có sự hợp tác lành mạnh trong cộng đồng NTTS. Với những đặc điểm nêu trên, hợp tác trong NTTS là những hình thức tích cực, từ sự hợp tác này, một số khó khăn của công tác quản lý nhà n−ớc có thể đ−ợc san sẻ nh− việc kiểm soát xử lý và thải n−ớc, kiểm soát dịch bệnh từ môi trường, đánh giá chất lượng chuyển giao KTKT và chất lượng dịch vụ (giống, thức ăn, thuốc thú y…) của các kênh cung cấp. Nh−ng thực tế nghiên cứu cho thấy, các hình thức này th−ờng bị giảm dần hiệu quả do ý thức của dân ch−a cao. Tuy nhiên, với −u điểm của hình thức này, đề tài cho rằng cần có những chính sách khuyến khích phát triển các hình thức làm ăn cộng

đồng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)