Cơ sở thiết lập mô hình nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 111 - 116)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

3.1. Cơ sở thiết lập mô hình nuôi

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đầm phá Lăng Cô

(Theo báo cáo Dự án qui hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực đầm Lập An, H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, 2005)

Thị trấn Lăng Cô nằm phía nam huyện Phú Lộc, Đông giáp biển đông, Tây giáp dãy Trường Sơn, Bắc giáp xã Lộc Tiến, Nam giáp phường Hòa Hiệp, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Tổng diện tích là 10.550 ha, bao gồm: đầm Lăng Cô chiếm 1.650 ha; đất nông lâm nghiệp chiếm 6.500 ha.

Tổng dân số gồm 12.712 khẩu và 2.112 hộ. Lăng Cô là bãi biển du lịch nổi tiếng cách Huế 60 km và cách Đà Nẵng 40 km. Bờ biển dài 23 km trong đó có 10 km là bãi biển, 13 km là ghềnh đa,ù nằm gần quốc lộ 1A rất thuận tieọn giao thoõng.

Chuù thích

Bãi biển Thuận An Chuứa Thieõn Muù Soõng Hửụng Laờng Thieọu Trũ Lăng Minh Mạng Lăng Khải Định

Laêng Gia Long Bãi biển Cảnh Dương Đầm Lăng Cô

Nơi nghỉ mát Bạch Mã Đèo Hải Vân

Hình 6: Vị trí địa lý đầm Lăng Cô

Một phần của Lăng Cô được gọi là An Cựu kéo dài gần 8 km, với tổng diện tích là 1800 ha. Nhìn từ đỉnh núi Hải Vân và Phú Gia, Lăng Cô giống như một bán đảo được bao quanh bởi biển và vịnh.

Đặc điểm xã hội: Xung quanh đầm Lăng cô có 12.712 nhân khẩu với 2.112 hộ. Trung bình mỗi hộ có 5,5 người.

Về mặt kinh tế: Thu nhập bình quân 500.000đ/người/tháng. Các ngành ngheà kinh teá chuû yeáu:

- Dịch vụ,ù du lịch, thương mại

- Đánh bắt thủy hải sản: chủ yếu nghề đánh bắt nhỏ trong đầm. Sản lượng khai thác đạt 130 tấn (năm 2004).

- Nông, lâm, thủ công nghiệp: trồng lúa, hoa màu, trồng rừng, nung vôi (từ vỏ hầu), chế biến thuỷ sản.

- Nuôi trồng thủy sản: nuôi tôm sú, cá mú, cá dìa và năm 2004 phát triển nghề nuôi ốc hương. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 47,5 ha, sản lượng 97,3 tấn trong đó tôm sú 29 ha, ốc hương 10 ha, vẹm xanh 1,5 ha, hầu 7 ha và cá 10 ha.

Về mặt môi trường và nguồn lợi:

Đầm Lăng Cô có một cửa lạch ăn thông ra biển, sinh vật trong đầm khá phong phú và đa dạng. Độ sâu vào mùa khô dao động từ 0,2-4 m và mùa mưa từ 0,6-5 m. Tính chất nền đáy là cát, cát bùn hoặc bùn. Chế độ thủy triều: bán nhật triều không đều. Biên độ triều từ 0,3-1 m.

Đầm Lăng Cô có nhiều loài thuỷ sản có giá trị phân bố như cua, ghẹ, tôm sú, tôm bạc, cá mú, cá hồng, cá dìa, cá đối, vẹm xanh, sò huyết, hầu...

Ngoài ra ở đây còn có nhiều loài rong tảo biển có giá trị. Vùng đầm phá Lăng Cô đang được quy hoạch để phát triển du lịch nên hoạt động NTTS chỉ tự phát, không có sự phân chia mặt nước và qui hoạch cho NTTS.

Đặc điểm môi trường trong đầm được chia làm nhiều vùng: Hói Mít;

Hói Dừa; Sủng Cú; Mũi Doi trên và Mũi Doi dưới. Các yếu tố môi trường đặc trưng cho từng vùng, nhất là về mùa mưa: Vùng Hói Mít, Hói Dừa độ mặn dao động lớn do nước ngọt đổ xuống. Độ mặn từ 2-35 ppt;Vùng Mũi Doi tương đối ổn định 10-35 ppt (tầng mặt) 18-35 ppt (tầng đáy); pH: 8-9;

Nhiệt độ nước dao động từ 18-350C.

Địa điểm lựa chọn xây dựng mô hình ở Đầm Lăng Cô có các điều kiện nh− sau: Diện tích 10.000 m2, chất đáy cát (vùng gần ven bờ) và bùn cát (vùng xa bờ). Dòng chảy nhẹ, kín gió. Độ mặn 29-35‰ (mùa khô) và 5-25‰ (mùa m−a), cá biệt có lúc xuống 0‰ (tháng 11-12/2004); pH 8,5-9. Độ sâu 0,6-2 m. Biên độ triều 0,3-0,7 m. Nhiệt độ nước trung bình mùa hè 30-35oC, mùa

đông 18-23 oC . Thuận lợi giao thông. Có nguồn giống hầu tự nhiên phong phú.

Môi trường giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho các đối tượng nuôi ăn lọc như

vẹm, hầu.

3.1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở đầm Lăng Cô

Theo báo cáo của Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế, nuôi trồng thuỷ sản ở

đầm Lăng Cô bắt đầu từ năm 1997 với các mô hình nuôi gồm sò huyết, vẹm xanh, tôm sú, cá, rong, ... nh−ng do trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý kém nên hầu nh− các mô hình nuôi kém hiệu quả. Từ năm 2000, do công tác khuyến ng− đ−ợc đẩy mạnh, ng−ời dân có kinh nghiệm và ý thức hơn trong việc quản lý môi trường nên các mô hình nuôi đã đem lại lợi ích kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, do nhiều lý do nên các nghề nuôi đều phát triển không ổn định. Dưới đây là kết quả điều tra về tình hình phát triển nghề nuôi vẹm xanh và ốc hương ở đầm Lăng Cô để chứng minh cho tính không ổn định của các mô hình nuôi độc canh.

a. Tình hình nuôi vẹm xanh ở đầm Lăng Cô

Năm 1997, Sở Thủy Sản Thừa Thiên Huế kết hợp với ngư dân thả thử nghiệm vẹm xanh tại lạch cửa sông thuộc thôn Hải Vân, thôn An Cư Đông, An Cư Tây. Số hộ nuôi: 5 hộ, sản lượng nuôi đạt 500 kg, lãi suất thu được từ 0,9-2 triệu đồng/hộ. Năm 1999-2000 được sự hỗ trợ của Dự án Nord Pas De Cailais (Pháp) đã tổ chức nuôi Vẹm xanh cho 40 hộ ở thôn An Cư Đông thuộc xã Lộc Hải. Tổng số vẹm giống đã thả 3,8 tấn với các hình thức nuôi bằng dây, cọc gỗ và trụ xi măng. Sau 6 tháng nuôi, 19 hộ thu được hơn 6 tấn vẹm thương phẩm. 21 hộ còn lại do vẹm chưa đạt kích thước thương phẩm (chưa thu) thì bị cơn lũ lụt cuối năm 1998 vùi lấp khoảng 80%. Năm 2000, một số hộ nuôi năm trước có lãi tiếp tục nuôi với qui mô lớn hơn. Một số hộ khác chuyển sang nuôi hầu. Tổng số hộ nuôi vẹm xanh chỉ còn 5 hộ. Năm 2001, 11 hộ nuôi với dạng hình tấm xi măng.

Diện tích nuôi 5.370 m2. Sản lượng thu được 65,32 tấn. Lợi nhuận thu được mỗi hộ từ 10-15 triệu đồng/năm.

Bảng 14: Diện tích và sản lượng nuôi vẹm xanh đầm Lăng Cô Thời gian Năm

1997 Naêm

1998 Naêm

1999 Naêm

2000 Naêm 2001

Số hộ nuôi 1 5 40 5 11

Dieọn tớch (m2) 200 500 4.000 1.400 5.370

Sản lượng(kg) 250 1.000 9.978 3.200 65.320

b. Tình hình nuôi hầu ở đầm Lăng Cô

Nghề nuôi Hầu thương phẩm vùng đầm Lăng Cô đã bắt đầu từ một hộ dân chuyên sống bằng nghề khai thác hầu tự nhiên trong đầm tại huyện Phú Lộc năm 1997. Năm 1998 – 1999, có 3 hộ đã tiến hành nuôi hầu, mỗi hộ cắm khoảng 200 cọc. Sau 10 tháng, mỗi cọc thu được trung bình 4 - 5 kg hầu thương phẩm. Năm 1999 – 2000, 14 hộ đã triển khai nuôi, chiếm diện tích mặt nước khỏang 7000m2. Mỗi cọc trung bình thu 4kg hầu thương phẩm. Năm 2000 – 2001, số hộ nuôi tăng lên 25 hộ. Đến năm 2002 số hộ

tham gia nuôi đã tăng lên 103 hộ nằm trong khu vực các thôn: thôn Hói Mít, thôn Lập An, thôn Loan Lý, thôn An Cư Đông 2, thôn An Cư Tây thuộc Xã Lộc Hải huyện Phú Lộc. Thu nhập bình quân mỗi hộ từ 25-30 triệu đồng/năm. Tuy nhiên do không có thị trường đầu ra nên đến mùa thu hoạch giá hầu giảm rất thấp (từ 5000 đ/kg xuống 1500 đ/kg), hầu không bán được, người dân gỡ thịt làm mắm hầu và vỏ gom lại để bán cho các nhà thầu xây dựng. Các cơ quan chính quyền địa phương vẫn chưa có một chính sách hoặc một biện pháp nào để hỗ trợ cho sự phát triển nghề nuôi hầu tại địa phương. Do đó, năm 2002 số hộ nuôi đã giảm xuống chỉ còn khoảng 25 – 30 hộ.

Bảng 15: Diện tích và sản lượng hầu thương phẩm nuôi ở đầm Lăng Cô Chổ tieõu Naờm

1997 Naêm

1998 Naêm

1999 Naêm

2000 Naêm 2001 Dieọn tớch(m2) 100 1350 7000 20.513 129.749 Sản lượng(kg) 160 2.400 9.800 32.490 170.935 c. Tình hình nuôi ốc h−ơng ở đầm Lăng Cô

Năm 2001-2002, thông qua ch−ơng trình khuyến ng−, ng− dân 2 xã Lộc Bình và Lăng Cô (huyện Phú Lộc) được tiếp cận với đối tượng nuôi mới là ốc hương do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III và Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế thử nghiệm. Từ kết quả của các mô hình thử nghiệm mà nghề nuôi ốc h−ơng phát triển rất nhanh ở đầm Lăng Cô và một số xã ven biển huyện Phú Lộc (Lộc Bình, Lộc Hải, Vinh Hiền, Vinh Hải). Năm đầu nuôi, 100% hộ nuôi đều có lãi với tỉ suất lợi nhuận là hơn 200%. Chính đây là yếu tố để người dân ồ ạt đầu tư vào nuôi ốc hương. Do không có qui hoạch, mật độ nuôi cao, môi trường ô nhiễm nên dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại đáng kể vào cuối năm 2004 & 2005.

Bảng 16: Tình hình nuôi ốc h−ơng ở đầm Lăng Cô (2003-2005) Néi dung 2003 2004 2005 Ghi chó

Số hộ nuôi (hộ) 40 139 315

Số lồng nuôi (cái) 80 312 1034 Diện tích lồng 25-50 m2/lồng Số giống thả (vạn con) 120 417 450

Số giống bị bệnh (vạn con) 0 160 200

Sản l−ợng thu (kg) 6600 25000 10000

Doanh thu (triệu đồng) 999 4750 1700

Số hộ lãi (hộ) 38 129 215

Tổng số lãi từ các hộ (triệu đồng) 600 2000 600

Số hộ lỗ (hộ) 2 10 100

Tổng số tiền lỗ từ các hộ 20 50 500

Các nghề khác nh− nuôi tôm sú, cá mú cũng phát triển không ổn định,

đầy rủi ro: năm 2004, 2005 gần 20 ha nuôi tôm sú bị dịch đốm trắng làm thiệt hại 900 triệu đồng; cá mú bị bệnh lở thân chết 1,3 tấn, thiệt hại 10 triệu đồng.

Ngoài ra, thiên tai lũ lụt cũng gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi thuỷ sản ở khu vực quanh đầm. Đợt lụt tháng 11-12/2004 và 12/2005 gây thiệt hại gần 20 tỉ đồng cho các hộ nuôi ốc hương, tôm sú, cá, …cũng là nguyên nhân làm cho nghề nuôi trồng thuỷ sản đầm phá ở Thừa Thiên Huế nói chung và đầm Lăng Cô nói riêng đạt hiệu quả ch−a cao.

Tổng kết tình hình trên cho thấy cần thiết phải có qui họach tổng thể và chi tiết cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở khu vực đầm phá một cách khoa học, xác lập các mô hình nuôi bền vững, các đối t−ợng nuôi phù hợp với

đặc điểm tự nhiên và khí hậu thời tiết mỗi vùng, phát triển du lịch và các ngành nghề khác để giảm bớt áp lực khai thác lên vùng đầm phá nhằm duy trì

nguồn lợi lâu dài. Từng bước chuyển từ nuôi độc canh sang nuôi kết hợp đa loài trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề con giống, thức ăn và quản lý môi trường vùng nuôi.

Trong phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay đang tồn tại một nghịch lý: đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận kinh tế cao là những đối tượng ăn động vật, dễ gây ô nhiễm môi trường (tôm hùm, cá mú, ốc hương), còn đối tượng ăn thực vật, mùn bã hữu cơ có thể làm sạch môi trường thì hoặc có giá trị thấp (vẹm, hầu, sò) hoặc khó phát triển (bào ngư, hải sâm, rong).

Giải pháp nào vừa có thể phát triển các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái? Nuôi đơn với hình thức nuôi công nghiệp (thâm canh hoặc bán thâm canh) có kiểm soát và nuôi tổng hợp đa đối tượng là hai hướng đi được chú ý ở các nước có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh và Việt Nam cũng đang chọn hai hướng đi này để phát triển thuỷ sản nhằm đạt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản và phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nuôi đơn theo hình thức nuôi công nghiệp (nuôi tôm sú) đã chứng minh đây là mô hình kém bền vững, ngoài việc không duy trì ổn định nghề nuôi, nó còn mang lại những hậu quả nặng nề về việc tàn phá môi trường.

Nuôi tổng hợp (polyculture) là hình thức nuôi được đánh giá là hiệu quả và bền vững nhất hiện nay ở các vùng có hệ sinh thái kín hoặc bán hở như đầm, vũng, vịnh, ao, hồ, …. Các loài nuôi kết hợp phổ biến là nhuyễn thể, tụm, cỏ và rong biển. Thanh Đảo là vùng nuôi tỉng hỵp đa loài lớn nhất Trung Quốc với một vùng diện tích hàng trăm ngàn ha. Đối t−ợng nuôi rất phong phú gồm cá, tôm hùm, rong, bào ng−, điệp, hầu, hải sâm, … Việc tận dụng tối đa diện tích mặt nước và mặt đáy, đảm bảo sự cân bằng sinh thái trên

cơ sở tính toán khoa học về chu trình dinh d−ỡng trong thuỷ vực khi kết hợp nuôi các đối t−ợng gồm loài ăn lọc (hầu, vẹm, điệp...), loài ăn thực vật (bào ng−), loài ăn động vật (tôm, cá), loài ăn mùn bã hữu cơ (hải sâm), loài hấp thụ muối dinh d−ỡng (rong biển), đã giúp cho Trung Quốc đạt sản l−ợng nuôi rất lớn và môi tr−ờng nuôi luôn bền vững, cho năng suất cao. Sản l−ợng nuôi trồng thuỷ sản của Trung Quốc chiếm gần 1/3 sản l−ợng nuôi trồng thế giới. Hình thức nuôi này của Trung Quốc đang đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới ứng dụng nhất là các n−ớc Châu Âu, úc và Mỹ.

Những phân tích trên đây cho thấy không thể duy trì hình thức nuôi độc canh các đối t−ợng trong vùng đầm phá vì hiệu quả nuôi không cao và thiếu tính ổn định. Mô hình nuôi tổng hợp của đề tài sẽ là một thử nghiệm mang ý nghĩa lớn, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc qui hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở khu vực đầm phá các tỉnh Miền Trung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)