2.9.1. Phương pháp nghiên cứu tác dụng của BD1 đến quá trình tổng hợp protein trên động vật khi dùng trường diễn.
Ph−ơng pháp đ−ợc mô tả bởi Irwin Samuel.
Các nhóm thỏ nuôi trong cùng điều kiện. Các nhóm nghiên cứu và nhóm chứng ăn thức ăn tổng hợp nh− nhau, nhóm nghiên cứu thêm vào thức ăn hàng ngày 0,40 g/kg/24 giờ chế phẩm BD1 sau 5 tuần cho ăn nh− trên. Các nhóm
động vật đ−ợc lấy máu định l−ợng Protein toàn phần trên máy xét nghiệm hoá
sinh tự động của Pháp.
Tính toán: L−ợng protein toàn phần đ−ợc so sánh tr−ớc và sau thử nghiệm (test tr−ớc - sau).
2.9.2. Phương pháp nghiên cứu tác dụng tăng lực cấp tính, tăng huy động năng lượng, khả năng hồi phục sau lao động cường độ cao trên thực nghiệm của BD1
Theo ph−ơng pháp của Breackman (1951), có cải tiến cho phù hợp với yêu cầu đánh giá tác dụng chế phẩm. Mô hình đ−ợc xây dựng để đánh giá tác dụng tăng lực (tonic) của các chất trên thực nghiệm bằng cách đo thời gian bơi cho đến lúc kiệt sức (bắt đầu chìm xuống dưới mặt nước) của chuột nhắt trắng (CNT) trong bể n−ớc ấm(36-38oC) tr−ớc và sau khi cho uống chế phẩm BD1.
Giữa các lần bơi, CNT đ−ợc nghỉ 1 giờ để có thời gian hồi phục sức lực đã bị huy động tối đa trước đó. Trong thời gian đó, các CNT được cho uống BD1 (đối với lô nghiên cứu) và/hoặc uống dung môi (đối với lô chứng), khi thuốc
đ−ợc hấp thu, lại cho CNT bơi tiếp.
a) Thử nghiệm cấp tính:
Các nhóm chuột nhắt trắng 12-12 con,có trọng l−ợng 20,0 -24 gam đ−ợc
đưa vào sàng lọc, bằng cách cho bơi trong bể nước ấm để chọn được CNT có khả năng bơi gần giống nhau, dung cho thí nghiệm, loại bỏ khỏi thí nghiệm các cá thể có thời gian bơi quá ngắn hoặc quá dài theo quy định. Đo thời gian bơi của CNT bằng đồng hồ thể thao bấm giây tự động. Để CNT không bơi quá
lâu, gắn vào gốc đuôi các CNT một trọng l−ợng phụ bằng 5% TLCT của mỗi cá thể.
CNT đ−ợc coi là đã kiệt sức khi không còn bơi đ−ợc bắt đầu chìm xuống nước mà không thể ngoi lên trên mặt nước để thở. Nếu người làm thí nghiệm không nhanh chóng vớt lên (trong 8 giây) thì CNT sẽ bị chết ngạt.
Vớt CNT ra lau khô bằng gạc sạch và ủ ấm, sau đó cho uống BD1 hoặc dung môi tùy theo nhóm nghiên cứu trong cùng một thể tích giống nhau là 0,1 ml/10g TLCT của CNT.
- Tính toán: Tác dụng tăng lực của chế phẩm nghiên cứu đ−ợc tính bằng
độ dài thời gian bơi tăng lên của nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng.Trong cùng một loại nhóm, tính tỉ lệ % trung bình của lần bơi sau so với lần bơi tr−ớc. So sánh giữa ở các mức liều khác nhau.
b) Thử nghiệm trường diễn: hàng ngày vào một thời điểm nhất định sàng lọc các CNT bằng cách cho bơi đến kiệt sức và ghi lại kết quả (tính bằng phút).
Thử nghiệm đ−ợc tiến hành trong 4 tuần liên tục. Nhóm nghiên cứu cho uống chế phẩm BD1, nhóm chứng cho uống dung môi trong cùng một thể tích giống nhau.
- Tính toán: tính giá trị trung bình của thời gian tăng lên của thời gian bơi mà các CNT thực hiện đ−ợc ở các tuần thứ 2, 3, 4 so với giá trị t−ơng ứng ở tuần đầu. Trong cùng điều kiện thử luôn so sánh nhóm chứng - nhóm thuốc.
Chế phẩm đ−ợc coi là làm tăng khả năng huy động năng l−ợng (tăng sức lao
động trường diễn)nếu ở tuần sau thời gian bơi tăng hơn so với tuần trước đó.
Tại thời điểm tuần thứ 5 ngừng cho uống chế phẩm. Tuần sau lại cho bơi tiếp, ghi lại thời gian bơi. So sánh các giá trị thu đ−ợc ở hai nhóm chứng - thử.
* Xử lý số liệu thu đ−ợc theo ph−ơng pháp thống kê dùng trong y - sinh - d−ợc học (Nguyễn Xuân Phách, 1995).
PhÇn II