Phương pháp điều tra đánh giá hiện trạng các mô hình phát triển kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 233 - 237)

* Đối t−ợng: Khảo sát đ−ợc tiến hành trên 03 nhóm đối t−ợng

- Hộ gia đình nuôi trồng thủy sản: tổng số 685 hộ thuộc 14 tỉnh (mỗi tỉnh khoảng 50 hộ).

- Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: tổng số 45 doanh nghiệp t− nhân tại 14 tỉnh.

- Nhóm cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã. Gồm đại diện Uỷ ban nhân dân, ngành thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến ng−, tài nguyên môi tr−ờng, y tế và Hội phụ nữ.

* Tổ chức thảo luận nhóm và khảo sát sâu các hộ, doanh nghiệp NTTS tại 28 huyện/thị và 29 xã/thị trấn theo các tiêu chí lựa chọn nh− sau:

- Huyện/xã có diện tích NTTS, đặc biệt NTTS mặn lợ cao (tiêu chí −u tiên).

- Huyện/xã có tiềm năng NTTS, đặc biệt NTTS mặn lợ (tiêu chí −u tiên).

- Huyện/xã có tỷ lệ nghèo đói tương đối cao (tiêu chí phụ thuộc).

* Ph−ơng pháp điều tra khảo sát

- Ph−ơng pháp thu thập thông tin từ 14 tỉnh/thành về vùng NTTS, bằng phiếu điều tra từ đó có đ−ợc bức tranh cơ bản của địa bàn nghiên cứu để chọn địa bàn khảo sát sâu.

- Ph−ơng pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu, bao gồm nghiên cứu văn bản pháp lý, chiến l−ợc, đề án quy hoạch, báo cáo... liên quan đến NTTS vùng ven biÓn miÒn Trung.

- Phương pháp làm việc theo nhóm, thực hiện qua 42 cuộc trao đổi/ tọa

đàm trực tiếp với lãnh đạo và đại diện chính quyền, ngành chức năng thuộc cấp tỉnh, huyện, xã, nhằm thu thập thông tin về tình hình NTTS, chiến l−ợc phát triển - quy hoạch NTTS, thực thi chính sách NTTS, vấn đề môi trường…

- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng (PRA): thông qua 14 cuộc thảo luận nhóm với 260 hộ NTTS, nhằm tìm hiểu thực trạng NTTS và nguyện vọng của hộ.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 685 hộ gia đình, thông qua phiếu phỏng vấn đ−ợc thiết kế hệ thống gồm 20 câu hỏi, nhằm xác định đặc điểm của

- Ph−ơng pháp phỏng vấn trực quan tại doanh nghiệp NTTS, thông qua Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp 21 câu hỏi, nhằm xác định tình hình NTTS, việc thực hiện qui định BVMT và các chính sách hỗ trợ thúc đẩy NTTS.

Hệ thống các Phiếu phỏng vấn và Thảo luận nhóm đ−ợc TW Hội LHPNVN biên soạn, thử nghiệm và hoàn chỉnh với sự góp ý của Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 Nha Trang và một số chuyên gia. Kết quả khảo sát điều tra đ−ợc làm sạch và xử lý thông qua phần mềm xử lý dữ liệu thống kê XHH (SPSS).

2.4. Ph−ơng pháp xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản biển theo h−ớng bền vững ở khu vực đầm phá

2.4.1. Thiết kế vùng nuôi, đối tợng và phơng thức nuôi

- Lựa chọn các đối tượng và phương thức nuôi thích hợp cho vùng sinh thái đầm phá (đầm Lăng Cô).

- Quy hoạch và thiết kế mô hình dựa trên điều kiện tự nhiên (dòng chảy, chất

đáy, nhiệt độ, pH…) và điều kiện sinh thái của từng đối t−ợng nuôi.

- Khảo sát điều kiện kinh tế xã hội ở vùng thử nghiệm.

- Kiểm tra chất lượng giống và thả giống (ốc hương, vẹm xanh, cá dìa, cá đối và rong c©u).

- Thử nghiệm quy trình nuôi trồng kết hợp thu hoạch và bao tiêu sản phẩm.

Các mẫu môi trường phân tích tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, ngoại trừ mẫu đáy và Chlorophyll a phân tích tại Viện Hải Dương học Nha Trang.

Xác định hàm lượng dinh dưỡng theo mặt cắt: 1 điểm tại trung tâm lồng nuôi. Các điểm còn lại xung quanh lồng theo mặt cắt (mặt và đáy) cách loàng 50 m.

- Các yếu tố môi trường nước cần khảo sát là: pH, nhiệt độ, độ muối, Nitrat (NO3-N), Nitrit (NO2-N), ammonium (NH3-N), Phosphat.

- Các chỉ tiêu sinh học: Hàm lượng chlorophyll a, thành phần thực vật nổi.

Tính chất nền đáy phân tích tại phòng Nghiên cứu Môi trường, Sinh thái của Viện Hải Dương học Nha Trang.

c. Nghiên cứu khả năng cải thiện môi trường của mô hình nuôi tổng hợp

Dựa vào số liệu phân tích chúng tôi xác định: hàm lượng dinh dưỡng trước và sau khi xây dựng mô hình và so sánh hàm lượng dinh dưỡng bên trong và bên ngoài vùng nuôi tổng hợp.

Phương pháp phân tích mẫu:

- Nitrat: Theo phương pháp Cadimium Reduction.

- Phosphat: Theo phương pháp Murphy và Riley (1962).

- Xác định hàm lượng chlorophyll a: Thu mẫu ở tầng đáy và tầng mặt.

Nước lọc qua lưới lọc cú kớch thước 0.5 à và chiết bằng aceton 90%. Quỏ trình đo thực hiện tại các bước sóng 630 nm, 670 nm và 664 nm. Chlorophyll a= 11.8 A664 - 1.54 A674 - 0.08 A630.

- Định tính và định lượng thực vật phù du: Mẫu định tính được thu thập bằng lưới hỡnh nún với kớch thước mắt lưới 20 àm theo chiều ngang. Thu mẫu định lượng bằng chai Niskin 1000 l và lọc bằng lưới lọc thực vật phù du.

Mẫu được chuyển vào chai 125 ml và cố định bằng dung dịch Neutral Lugol.

Đặt nơi trong tối, thoáng mát.

d. Đánh gía lượng dinh dưỡng thải ra từ lồng nuôi

* Lượng chất thải từ vật nuôi ra thủy vực được xác định theo công thức của Wallin & Hakanson (1991):

Trong đó:

L là lượng N (hay P) thải vào thủy vực (kg/vụ).

P là tổng sản lượng ốc (kg/vụ).

Fc là hệ số thức ăn.

Cfeed là hàm lượng N (hay P) trong thức ăn (%).

Cfish là hàm lượng N (hay P) trong vật nuôi(%).

Các mẫu cá và thức ăn được gởi đi phân tích xác định hàm lượng N, P tại Trung tâm công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Thủy sản.

* Tổng lượng chất lơ lửng

Lượng chất lơ lửng thải ra từ thức ăn dư và phân được tính theo công thức của Iwama (1991) (theo Wallin & Hankanson, 1991):

TF = PD x FCR TU = TF x UW TE = TF – TU TFW = F x TE O = TU + TFW Trong đó :

O: là tổng lượng chất thải hữu cơ (kg) TU: là tổng lượng thức ăn dư thừa (kg)

TFW: là tổng lượng chất thải dạng phân của vật nuôi (kg) TF: là tổng lượng thức ăn cho ăn (kg)

UW: là % thức ăn dư thừa (kg) PD: là tổng sản lượng (kg) FCR là hệ số thức ăn

P x ( F c x C fe e d - C f is h ) L =

1 0 0

F: là % chất thải dạng phân

TE: là tổng lượng thức ăn sử dụng (kg)

Theo Iwama (1991), giá trị UW được ước tính trong khoảng từ 1 - 30%, giá trị F từ 5-30%.

e.Xác định tỷ lệ thả ghép:

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Thái Ngọc Chiến và Ctv, 2005 (báo cáo đề tài KC.06.26NN)

- Xác định tốc độ lọc của vẹm/hầu:

Tốc độ lọc của vẹm/hầu được xác định theo công thức của Coughlan (1969):

Trong đó:

CR: tốc độ lọc của vẹm/hầu (lít).

V: thể tích nước thí nghiệm (lít).

Co, Ct: mật độ tảo (tb/ml) thời điểm t0, t1

to: thời điểm ban đầu t1: thời điểm kết thúc

T: thời gian thí nghiệm (T=t1-t0).

Số lượng vẹm/hầu thả sẽ được tính dựa vào tốc độ lọc của vẹm/hầu sao cho trong một ngày đêm vẹm/hầu sẽ lọc hoàn toàn thể tích lồng nuôi.

- Xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rong biển: Sử dụng 4 bể gồm 3 bể thí nghiệm và một bể đối chứng. Xác định hàm lượng N, P tổng số trong các bể 12 h một lần. Thí nghiệm theo dõi trong 15 ngày. So sánh sự biến đổi hàm lượng N, P tổng số giữa trước và sau thí nghiệm, so sánh với bể đối chứng để xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng của rong.

- Xác định khả năng sử dụng mùn bã hữu cơ của cá dìa, cá đối : sử dụng phương pháp thực nghiệm: Bố trí thí nghiệm như sau : Dùng 8 bể có thể tích 20 l/bể. Mỗi bể cho một lượng chất mùn bã hữu cơ (1 kg) lấy từ khu vực lồng nuôi ốc hương. Cá dìa và cá đối có trọng lượng như nhau được nhốt không cho ăn trong 1 ngày để thải hết lượng phân trong ruột. Dùng 3 bể thả cá dìa, 3 bể thả cá đối (thả mỗi con vào một bể) và 2 bể đối chứng. Xác định hàm lượng N, P tổng số trong các bể thí nghiệm và đối chứng trước và sau khi thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm là 24 h. Kết thúc thí nghiệm, mổ cá xác định độ no và lượng thức ăn có trong ống ruột của cá. Kết quả tính trung bình cho 3 lô thí nghiệm cho mỗi loại ca.ù

- Xác định tỷ lệ thả ghép sao cho tổng hàm lượng dinh dưỡng hấp thụ bởi rong, vẹm, hầu sẽ bằng lượng dinh dưỡng thải ra bởi vật nuôi (ốc hương, cá).

Giả sử tốc độ hấp thụ muối dinh dưỡng của rong là R (mg/g/ngày). Thì số lượng rong cần thiết để hấp thụ toàn bộ lượng chất thải M trên là: X = M/R.

C R = V * ln (C

T

0

- Xác định tỉ lệ thả ghép trên cơ sở tính toán cân bằng giữa tổng lượng chất thải của các loài nuôi chính (ốc hương) với khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loài nuôi ghép (rong, vẹm, hầu) .

f. Ph−ong pháp phân tích số liệu nghiên cứu

Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày: Gx = ln(X2 X1)/ (t2 - t1 ) Trong đó:

- X1 chỉ tiêu về kích thước , trọng lượng ở thời điểm ban đầu, t1. - X2 chỉ tiêu về kích thước, trọng lượng ở thời điểm sau, t2.

- ∆t là khoảng thời gian thí nghiệm

Tỉ lệ sống (%) = (số lượng thu hoạch/ số lượng thả ban đầu) x100 g. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu được xử lý bằng chương trình Statistica version 6.0, Microsoft Access 2002, Microsoft Excel 2002. ANOVA (Analysis of Variance) được dùng để kiểm định sự khác nhau (Zar, 1999). Mức ý nghĩa được xác định tại α=0.05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xác lập mô hình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đất ngập mặn và mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển miền trung (Trang 233 - 237)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)