Đất sản xuất (ដីផលិត = đây phol lít)

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐẤT VÀ NƯỚC CỦA NGƯỜI

2.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐẤT

2.1.3. Đất sản xuất (ដីផលិត = đây phol lít)

2.1.3.1. Đất canh tác (ដីបង្កបនង្កើនផល = đây bòng co bòng cơn phol)

Đối với đất đai trong canh tác, người Khmer xưa nay thường phân loại đất thành 3 loại cơ bản: đất chua (đất phèn) (ដីជូរ = đây chu), đất mặn (ដីប្រប = đây p-ray) và đất ngọt (ដីផ្ផែម = đây ph-em). Tuỳ vào đặc tính của đất họ có phương pháp cải tạo và canh tác khác nhau. Đối với đất ngọt, tức đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, người Khmer thường trồng lúa (ររូវ = s-râu) và các loại hoa màu (ដំណំ = đòm năm); còn với đất ven biển thường xuyên chịu nhập nhập mặn và nhiễm phèn, đồng bào thường cách tác các loại hoa màu chịu được mặn như đậu phộng, hành tím, tỏi, củ cải trắng…Kinh nghiệm xem đất để canh tác của người Khmer còn được thể hiện qua câu: “Đất nhiều nên làm ruộng, đất ít nên trồng rau” (ដីនររើនរតូវន្វើផ្ររ,ដីតិររតូវដំបផ្នែ = đây ch-rơn t-râu th-vơ s-re, đây tích t-râu đăm bònh le ) hoặc “Đừng làm ruộng gần đường voi đi” (ក ំន្វើផ្ររផ្កែរនលែដំរីនដើរ

=cùm th-vơ s-re k-be ph-lâu đòm rây đơ) . Với người Khmer, họ luôn trân trọng đất,

quý đất như câu: “Đàn ông quý như đất, đàn bà quý như phân” (ប ររ់រំខាន់ដូរដី, ស្តររីរំខាន់ដូរជី = bồ rós sòm khanh đốch đây, sách t-rây sòm khanh đốch chi) để cho thấy đất đai luôn được xem trọng hàng đầu.

Nhìn chung, điều kiện đất đai vùng ĐBSCL có sự phân hoá khá đa dạng. Tuỳ vào điều kiện sẵn có mà người Khmer tận dụng hoặc cải tạo để phù hợp với nhu cầu sinh kế của mình. Cụ thể, đất ở vùng này thường xuyên nhiễm phèn, vì thế, để trồng được lúa, người Khmer xưa kia phải vận dụng kinh nghiệm dân gian của mình. Thứ nhất, khi cày đất, họ thường tránh cày sâu để tránh tăng độ phèn. Thứ hai, họ thường có biện pháp tháo chua rửa phèn để làm giảm bớt độ chua trong đất. Khi có lũ về, người Khmer thường không đắp đập ngăn lũ mà cho nước lũ tràn về đầy các đồng ruộng để khi nước lũ rút mang đi độ phèn và để lại dư lượng phù sa. Như người Khmer có câu: “Bờ không kín thì nước chảy” (ភ្ែឺមិនជិតទឹកនឹង្ហូរ = ph-lư mình chích tức nừng hô) cho thấy được kinh nghiệm trong việc đắp đặp ngăn nước của họ. Đây có thể được xem là cách vừa ứng xử với đất vừa ứng xử với nước của đồng bào Khmer.

Kinh nghiệm dân gian trong ứng xử với đất ngoài việc xác định, phân loại, xử lý đất còn có công đoạn canh tác đất cũng cực kì quan trọng. Đất ở ĐBSCL còn có loại đất cứng và đất mềm. Để ứng phó với đất cứng, người Khmer có một phát minh trong lao động sản xuất là tạo ra chiếc nọc cấy. Nọc cấy là công cụ dùng để cấy lúa ở ruộng đã phát cỏ và chế gốc, làm bằng gỗ nhọn để chọc lỗ xuống đất và cấy lúa vào lỗ. Để độ sâu của lỗ cấy không quá sâu hoặc không quá cạn, ở gần chỗ mũi nhọn của nọc cấy có lắp một thanh gỗ ngang với mặt ruộng. Tuỳ theo vùng (đất cứng) lỗ của lọc cấy sẽ có độ to hay nhỏ khác nhau. Nọc cấy của người Khmer thường được chạm trỗ hoa văn đẹp mắt. Nọc cấy của người Khmer cũng rất đa dạng về hình dáng: nọc cấy ngắn dành cho đất cạn, nọc cấy dài dành cho đất sâu; loại nọc cấy nhọn cho đất cứng còn nọc cấy dẹt dành cho đất mềm. Loại đất cứng ở vùng đất giồng cao thường rất khó dùng tay để cấy lúa nên người Khmer phải sử dụng chiếc nọc cấy để chọc lỗ cấy lúa. Trong những ngày đầu khẩn hoang, đất đai ở ĐBSCL còn khá hoang hoá nên rất cứng. Khi phát cỏ xong, trong đất vẫn còn gốc cỏ, rễ cây đâm tua tủa, nhọn, dễ đứt tay và khá cứng nên người Khmer đã sử dụng chiếc nọc cấy giúp cây lúa bám chắc và không bị nổi chân.

Trong sự ứng xử với đất đai, người Khmer xưa nay thường khá linh hoạt trong thích nghi với đất cao và đất trũng. Với vùng đất cao, dễ thoát nước, họ có thể trồng lúa, trồng hoa màu. Tuy nhiên, những vùng trũng, dễ ngập nước vào mùa nước nổi thì

việc trồng lúa có chút khó khăn. Sự nương tựa, thích nghi với điều kiện tự nhiên cao đã thể hiện qua việc tìm được giống lúa nổi để đối phó với nạn nước ngập vào mùa mưa. Lúa nổi là giống lúa khá đặc biệt, lúa có thể chịu đựng được nước ngập sâu, nước lên cao bao nhiêu lúa lên cao bấy nhiêu. Lúa nổi có thể cao qua khỏi đầu người hoặc có khi cao đến 3 mét. Với các loại hoa màu, người Khmer cũng có những cách tận dụng đất để phù hợp với từng loại hoa màu khác nhau như “Trồng rau giồng ngắn, trồng cải giồng dài” (ដំបផ្នែរង្ខ្ែី, ដំប្រៃរង្ផ្វង្ = đăm bònh le ruông kh-lây, đăm s-pi ruông veng ) hoặc “Trồng hành thì làm giồng, trồng mướp thì làm giàn” (ដំខ្ទឹមរតូវន្វើរង្, ដំននោង្រតូវន្វើនរទើង្ = đăm kh-tưm t-râu th-vơ ruông, đăm nồ nôn t-râu th-vơ t-rơng).

Trong khai thác đất, tận dụng đất để trồng trọt người Khmer ở phường 2 (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) được quy hoạch hai vùng sản xuất rõ rệt: 7 khóm khu vực I (Cà Săng, Cà Lăng A Biển, Cà Lăng A, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Cà Lăng B, Sân Chim) chuyên trồng lúa, lúa- màu, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven bờ; 4 khóm khu vực II: (Giồng Me, Vĩnh Trung, Soài Côn, Đai Rụng) chuyên nuôi trồng thủy sản. Đối với 7 khóm khu vực II, người dân đã tận dụng vòng quay của đất sản xuất màu 3 vụ/năm, cá biệt có nhiều hộ sản xuất 4 vụ/năm. Các loại màu chính là củ hành tím, của cải muối, rau, quả củ các loại. Đây là các loại nông sản được sản xuất theo quy trình Global G.A.P rất được thị trường ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên diện tích đất lúa xen màu, sau khi thu hoạch lúa người dân cải tạo đất và dưa màu xuống chân ruộng với các loại màu chính là củ hành tím, bắp và các loại rau đậu phụ khác.

Nhìn chung, đất đai ở ĐBSCL tương đối đa dạng, phức tạp về chủng loại.

Trước sự biến đổi phức tạp về MTTN hiện nay, môi trường đất cũng có nhiều biến động nhất định như sự gia tăng độ mặn, độ phèn. Tuy nhiên, dù có dự biến đổi như thế nào thì cách ứng xử của người Khmer ở ĐBSCL cũng là cách ứng xử thích nghi hơn là đối phó.

2.1.3.2. Đất trong nghề thủ công (ដីកនុង្រិលែៈហតថកមម = đây k-nông sil-lặk-pắc hách-tặc- căm)

Đất được xem như một tài nguyên vô giá trong đời sống con người. Đất cho con người nền tảng để tạo ra lương thực, nơi cư trú và đất còn cho con người những sản phẩm thủ công. Người Khmer vùng Tri Tôn tỉnh An Giang tận dụng loại đất vùng

chân núi cùng với những lúc nông nhàn đã tạo ra các loại vật dụng như cà ràng (bếp), nồi đất, khuôn bánh khọt. Sản phẩm gốm tại ấp Phnôm Pi (bà con nơi đây vẫn còn quen gọi là sóc Phnôm Pi) ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang xưa kia rất nổi tiếng và được nhiều thương lái ở các tỉnh ĐBSCL tới thu mua. Vào mùa khô, những người phụ nữ Khmer ở đây đến chân núi Nam Quy để chở đất về chế tác đồ dùng. Đất Nam Quy có đặc tính dẻo, khi nung lên những sản phẩm rất bền chắc được khắp nơi ưa chuộng.

Theo chị Thạch Thị Tum (nữ- 28 tuổi) tại sóc Phnôm-Pi cho biết:

Đất làm gốm thường được khai thác dưới chân núi Nam Quy, cách sóc Phnôm-Pi khoảng hơn 1 kí-lô-mét. Theo người dân Khmer nơi đây chỉ có đất ở ven núi Nam Quy mới làm được đồ gốm. Đây là một loại đất sét xám, pha nhiều cát mịn, đào những hố sâu xuống khoảng 1,5 mét mới gặp lớp đất sét này. Đất khai thác làm gốm sau khi mang về nhà được luyện kĩ trên một tấm ván gỗ hoặc đá nhằm loại bỏ các hạt sạn và sỏi và cũng để làm đất tơi mịn. Sau đó, đất được nhồi với nước để đất được quánh, dẻo. Công việc tạo hình gốm đòi hỏi sự khéo kéo của những người phụ nữ lớn tuổi và có kinh nghiệm. Lò gốm sau khi được tạo hình xong phải được phơi nắng cho khô rồi với đem đi nung (Phụ lục 1, nhật kí điền dã tại An Giang).

Kĩ thuật làm gốm của người Khmer Tri Tôn là không dùng bàn xoay hoặc ứng dụng bất kì phương tiện kĩ thuật nào để tạo hình mà chỉ đơn thuần bằng tay và kinh nghiệm. Đây cũng là nghề khá đặc biệt của người Khmer ở An Giang. Đất sét vùng Tri Tôn khá dẻo nên khi sử dụng làm nồi đất đặc biệt rất bền chắc và do dễ tạo hình nên tính thẩm mỹ cũng rất cao. Những sản phẩm này trước kia được các thương buôn từ các tỉnh đến mua rất nhiều và mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người Khmer vùng này. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sử dụng cà ràng, nồi đất ngày càng ít đi nên các hộ gia đình làm nghề nặn đất ở Tri Tôn ngày một thưa thớt. Khi điền dã tại đây chúng tôi ghi nhận chỉ còn năm hộ còn làm nghề này. Tuy nhiên, đây cũng không phải là nghề chính mà chỉ là nghề phụ để kiếm thu nhập thêm cho gia đình [

2.1.4. Đất thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục (ដីកនុង្ជននឿ,ទំននៀមទម្លែប់ =đây k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm lóp)

Nhìn chung, người Khmer vùng ĐBSCL rất linh hoạt trong thích nghi và ứng phó với đất. Sự thích nghi đó không chỉ đơn thuần trong sinh hoạt sinh kế hàng ngày mà còn được phản ánh trong tâm thức của người Khmer trong tín ngưỡng thần đất.

Sống dựa vào tự nhiên, dựa vào đất đai để cư trú và làm nông nghiệp nên từ xa xưa người Khmer đã có tín ngưỡng thần đất (Prah phum, nữ thần Him Tholny) trong tín ngưỡng dân gian của mình.

Trong những dịp quan trọng liên quan đến đất đai như động thổ cất nhà, gieo hạt, thu hoạch người Khmer đều có nghi thức cúng thần đất. Để cúng thần đất, người Khmer xếp các thứ bánh làm từ gạo và nếp vào một chram (cây tre chẻ quanh một đầu tủa ra như hình phễu để trái dừa ở giữa và bánh rượu) rồi cắm vào đất (đất ruộng). Sau mỗi mùa thu hoạch lúa, tôm hoặc hành tím người Khmer Sóc Trăng thường có nghi thức cúng tạ ơn thần đất cùng những vị thần cai quản đất. Lễ vật cúng thường đơn giản như bánh, trái cây, đầu heo hoặc gà, vịt và nhang đèn, nếu mùa thu hoạch nào bội thu thì lễ vật cúng còn có cả heo quay. Lễ cúng này nhằm cảm tạ thần đất đai, các vị thần khác đã phò trợ cho người dân một mùa màng thuận lợi, bội thu. Người Khmer nuôi tôm ở Sóc Trăng không chỉ cúng thần đất khi thu hoạch mà khi khởi sự vụ mùa như trước khi thả tôm họ cũng cúng để cầu xin. Nghi thức cúng cũng thường đơn giản như vịt luộc, trà rượu, nhang đèn.

Như khi người Khmer xây dựng nhà cửa trên đất có các nghi thức như: “chọn nền nhà”, “lễ mua đất của thổ thần” (gọi là lễ “Krong phum”). Người chủ lễ thường là các Achar sẽ thực hiện các nghi thức cúng thổ thần và các vị thánh thần khác nhằm cầu mong việc xây cất nhà được thuận lợi, suôn sẻ. Trong các nghi thức có nghi thức mà theo chúng tôi mang yếu tố tâm linh liên quan đến thần đất đó là ông Achar cầm 8 hòn đất trong tay, đọc kinh xong thổi vào 8 hòn đất đó rồi ném đi 8 hướng. Người Khmer tin rằng nhờ có lời kinh và làm phép như thế nơi cư trú sẽ được yên lành, không sợ tà ma quấy phá.

Trong những lễ hội của người Khmer như lễ dâng y Kathina hay lễ Kiết giới Sima (lễ khánh thành chùa) người Khmer thường có nghi thức cúng thần đất trước khi diễn ra các nghi lễ chính. Người Khmer cúng đất đai với ý nghĩa cầu mong thần đất cho phép và phò trợ các nghi thức được diễn ra được thuận lợi, suôn sẻ. Lễ vật cúng gồm có nhang, hoa, bánh, cơm và thức ăn. Tất cả được bày trong mâm tròn và nghi thức thực hiện bởi Achar.

Trong tín ngưỡng dân gian, người Khmer cũng có niềm tin tưởng và thực hiện những nghi thức khi có tác động đến đất đai. Xưa kia khi muốn phá một góc rừng làm rẫy, người Khmer thường lựa một gốc cây lớn nhất, dọn dẹp xung quanh sạch sẽ, cất cái miễu nhỏ bằng cây lá và thỉnh ông Tà (Neak-tà) trong rừng về ở tại miễu. Trong

quan niệm của người Khmer, ông Tà là vị thần bảo hộ và thường được hình tượng bằng hòn đá nhẵn thờ ở Phum, sóc hoặc ruộng rẫy. Vì thế mà người Nam Bộ có câu:

ông Địa giữ nhà, ông Tà giữ ruộng” là thế. Khi bắt đầu cày ruộng, họ cúng vái ông Tà, xin phù hộ cho mùa màng được tốt. Trong mảnh ruộng nào có ông Tà (Điền thần) người ta sẽ giữ nguyên không dám xâm lấn hay phá vỡ.

Trải qua thời gian dài trong lịch sử, văn hoá người Khmer hiện nay được tiếp biến nhiều lớp văn hoá khác nhau. Trong văn hoá bản địa, người Khmer có tín ngưỡng thần đất được thể hiện trong các nghi thức nông nghiệp. Khi tiếp nhận văn hoá Phật giáo, hình tượng nữ thần đất được hoà nhập vào văn hoá Phật giáo và hoà nhập vào Phật tích. Trong đó có câu chuyện khi Phật Thích ca sắp thành đạo có chằn tinh đến phá rối, muốn chiếm đoạt ngôi vị Phật đang ngự. Lúc đó, nữ thần đất (Prah Thorni) đã đấu tranh để giành lại ngôi vị cho Đức Phật. Trong một số ngôi chùa của người Khmer, phía sau chính điện có điêu khắc nữ thần Đất với hình dáng là một người phụ nữ có mái tóc dài mang đến sự giàu có, đất đai màu mỡ, phù trợ, che chở nơi đất Phật linh thiêng. Vì niềm tin tôn giáo, niềm tin vào thế lực siêu nhiên nên người Khmer quan niệm rằng đất đai nơi Phật ngự trị là đất đai thiêng. Trong cuộc sống, người Khmer luôn ý thức về việc tránh xâm hại đến đất đai của nhà chùa. Dưới góc nhìn sinh thái học Phật giáo, ta thấy có những quy định của tôn giáo giúp cho việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên trong đó có bảo vệ tài nguyên đất.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)