Nước có ý nghĩa trong sạch, có chức năng thanh tẩy

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 77 - 97)

CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐẤT VÀ NƯỚC CỦA NGƯỜI

2.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NƯỚC

2.2.1. Quan niệm về nước (ទឹក្=tứk)

2.2.1.2. Nước có ý nghĩa trong sạch, có chức năng thanh tẩy

Đặc tính thông thường của nước mang tính hai mặt: vừa tốt (tái sinh) vừa xấu (hủy diệt, nhấn chìm). Trong tâm thức của người Khmer nước thường chỉ mang ý nghĩa tốt. Nước xua đi những cái xấu và mang tới điềm may, điều tốt lành cho con người. Người Khmer ở ĐBSCL rất quý trọng nước và từ trong tâm thức, người Khmer quan niệm nước có chức năng thanh tẩycầu phúc

Trong các nghi thức tôn giáo, nghi thức tín ngưỡng dân gian, nước được dùng dưới dạng nước thơm (Tưk-op). Loại nước này có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nhiều điềm phúc lành cho con người. Nước này thường được ướp bằng các loại hoa, chất tinh dầu hoặc nhang thơm. Đây là loại nước do các nhà sư hoặc các Achar vừa vẩy vừa đọc kinh cầu an, cầu phúc mới có hiệu lực.

Trong văn hóa tinh thần của người Khmer, hành động thanh tẩy bằng nước không chỉ dùng lại ở việc vẩy nước thơm mà còn cả hành vi xối nước, tắm nước. Hành vi xối nước dường như trở thành một nét văn hóa riêng của người Khmer. Nó không đơn thuần là việc kì cọ làm sạch thân thể tại nhà nữa mà nó trở thành một hành động mang tính thiêng. Người Khmer ở ĐBSCL có tục xối nước trừ tà, cầu may. Khi một người nào đó gặp chuyện xui xẻo cho rằng bị một thế lực nào đó phá hoại, trù ếm, hoặc chỉ đơn giản là muốn cầu phúc người Khmer tìm đến chùa nhờ các vị sư tụng kinh và xối nước lên đầu. Người Khmer ở Trà Vinh có thói quen là mỗi khi có chuyện không may họ sẽ đến chùa Âng (tiếng Khmer là Anggorràjapurì) để nhờ sư tụng kinh xối nước. Những người Khmer cho rằng, dù không có bị tà ma quấy phá nhưng mỗi khi có cảm giác buồn phiền hoặc có trục trặc trong cuộc sống họ cũng đến chùa để được xối nước. Người Khmer nghĩ rằng chỉ có oai lực của kinh tụng và sức mạnh tẩy uế của nước mới có thể rũ mọi chuyện chẳng lành và mang đến một sự thanh sạch, yên lành cho cuộc sống. Việc nhờ sư sãi tụng kinh và xối nước trở thành một hành động rất gần gũi và đời thường trong cuộc sống của người Khmer (Lê Thuý An , 2012).

Trong nhận thức của người Khmer ĐBSCL nước còn là cầu nối để hồi hướng, phước báu đến vong linh người quá cố. Trong các lễ cầu siêu đến các vong linh đã khuất, các vị Achar thường đổ nước xuống đất để vong linh nhận được phước báu của người cúng. Nước mang chức năng chuyển tải nguyện vọng của con cháu và cầu phúc cho vong linh người thân sớm siêu thoát.

Nước mang ý nghĩa thanh tẩy, cầu phúc xuất hiện nhiều trong các nghi lễ dân gian, nghi lễ tôn giáo của người Khmer ở ĐBSCL. Nước vừa mang chức năng thanh tẩy nhằm xóa sạch vết nhơ tội tỗi để con người trở về với trạng thái thanh sạch vừa mang chức năng cầu phúc, cầu bình an. Dù có chức năng gì hay mang ý nghĩa gì trong nhận thức của người Khmer nước mang tính lợi và luôn giúp đỡ con người về mặt tinh thần. Đó chính là dạng nước sạch, nước thơm mà người Khmer luôn trân trọng và yêu quý. Xét dưới góc độ lý thuyết chức năng, những hành vi trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng đều có một chức năng nhất định. Nó phục vụ để thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Xét hành vi ứng xử với nước trong văn hoá của người Khmer đối chiếu với thuyết chức năng, chúng tôi cho rằng, nước có chức năng rất rõ ràng trong đời sống văn hoá tinh thần, nó giúp thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh của người Khmer ở ĐBSCL. Những ý nghĩa mà người Khmer cho rằng mang đến sự thanh sạch, xua đi những buồn phiền, không may mắn hay không sạch sẽ đó là biểu hiện của chức năng thanh tẩy của nước trong tâm thức của người Khmer.

2.2.2. Nước sinh hoạt (ទឹកនរបើរារ់ = tứk p-rơ p-rá)

Văn hoá của người Khmer ở ĐBSCL là nền văn hoá trọng cộng đồng. Người Khmer luôn tôn trọng không không gian, tài sản sử dụng chung, trong đó phải nói đến là giếng nước chung của cộng đồng. Mỗi phum, sóc của đồng bào thường có một hoặc nhiều hơn giếng nước chung dùng để lấy nước cho việc ăn uống, sinh hoạt cho cả phum, sóc. Vì vậy, nguồn nước chung này không đơn thuần là nước dùng cho sinh hoạt mà văn hoá ứng xử với nước chính là văn hoá sinh hoạt cộng đồng của dân tộc.

Nếu như bến nước được xem là biểu tượng, là văn hoá ứng xử cộng đồng của người Việt thì giếng nước chung được xem như một biểu tượng cho tính cộng đồng của người Khmer. Giếng nước là nơi để họ đến lấy nước về sinh hoạt nhưng cũng chính là nơi để gặp gỡ, trao đổi và kéo theo đó là các quy tắc ứng xử cộng đồng.

Người Khmer xưa kia có những quy tắc riêng dành cho ứng xử với nguồn nước chung của cộng đồng. Mặc dù không được ghi chép thành luật tục nhưng những quy tắc này được giáo dục bằng cách truyền miệng trong cộng đồng như một luật bất thành văn.

Quy ước truyền truyền khẩu này được cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Khi sử dụng nguồn nước, người Khmer không được chăn thả súc vật gần giếng nước, không được ném vật dơ xuống giếng để không làm dơ bẩn nguồn nước chung.

ĐBSCL là vùng đất vừa thừa nước vừa thiếu nước. Thế nên, từ xa xưa, người Khmer cùng các tộc người ở vùng đất này có kinh nghiệm dân gian trong quá trình tìm kiếm nguồn nước, khai thác nước và đối phó với nạn khan hiếm nước. Tâm thức về hình trình tìm kiếm nguồn nước của người Khmer được phản ánh qua những câu chuyện về đào ao, đào giếng như sự tích Ao Bà Om và sự tích Giếng Anh, Giếng Chị.

Sự tích Ao Bà Om kể về cuộc tranh tài thi đào ao của một nhóm nam và một nhóm nữ. Ngày xưa, trong phong tục cưới xin của người Khmer người nữ phải đi cưới người nam. Để phân định lại, họ đã tổ chức cuộc thi đào ao từ đêm tới đến khi sao Mai mọc thì cuộc thi chấm dứt. Nếu nhóm nam thua thì về sau nam phải đi cưới nữ và ngược lại. Người dẫn đầu nữ có tên là Bà Om. Nhóm nữ biết sức yếu nên siêng năng chăm chỉ đào còn nhóm nam thì ỷ lại có sức mạnh nên vừa làm vừa nghỉ. Đến gần sáng, nhóm nữa cho treo đèn giả làm sao Mai nên nhóm nam tưởng mình đã thua nên không cần đào nữa. Cuộc thi kết thúc và nhóm bà Om đã giành chiến thắng. Kết quả là hiện nay người Khmer không còn tục bên nữ đi cưới bên nam nữa. Theo chúng tôi, đây là câu chuyện nằm trong mô-típ thi tài của người Khmer. Câu chuyện có nhiều tầng nghĩa khác nhau vừa phản ánh tàn tích văn hoá mẫu hệ xưa kia của người Khmer vừa phản ánh được quá trình đấu tranh ứng phó với thiên nhiên để tìm nguồn nước của cộng đồng. Câu chuyện ao Bà Om còn phản ánh đúng với kinh nghiệm tìm nguồn nước trong dân gian của đồng bào. Ngày xưa, kinh nghiệm tìm nguồn nước của người Khmer thường phải được diễn ra vào ban đêm. Người có kinh nghiệm sẽ ra đồng trống, cảm nhận đất nơi nào mát thì chắc hẳn sẽ có mạch nước ngầm tốt bên dưới lòng đất (Phụ lục 3, Truyện dân gian Khmer, Sự tích Ao Bà Om)

Xét theo lý thuyết sinh thái học văn hoá của Steward, cách ứng xử với MTTN của người Khmer thiên về tận dụng, thích nghi với điều kiện sẵn có đồng thời ứng phó với những điều kiện khó khăn. Để có thể thích nghi và sinh tồn trên vùng đất hiểm trở và có phần khó khăn của ĐBSCL trong những ngày đầu cư trú, người Khmer phải đối mặt với những khó khăn về môi sinh, về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng… Có thể nói, tri thức dân gian về giữ gìn nguồn nước phần nào phản ánh quá trình đi tìm nguồn nước

được lưu lại bằng những câu chuyện giải thích địa danh, những truyền thuyết liên quan đến ao, hồ, của người Khmer. Mỗi câu chuyện là một sự phản ánh hình thức tìm kiếm và bảo quản nguồn nước khác nhau nhưng giữa các câu chuyện lại có chung một điểm là khát vọng tìm kiếm nguồn sống để sinh tồn. Câu chuyện về thi đào ao ở Trà Vinh hay câu chuyện đào giếng ở Sóc Trăng phần nào phản ánh tâm thức khao khát tìm kiếm nguồn sống và thể hiện được hệ thống tri thức thức dân gian vô cùng phong phú của người Khmer xưa (Phụ lục 3, Truyện dân gian Khmer, Sự tích giếng Anh, giếng Chị). Những câu chuyện dân gian này luôn nhắc nhở cho người Khmer về những khó khăn trong sự thiếu thốn nguồn nước sạch trong quá trình di cư và định cư sinh sống trên vùng đất ĐBSCL.

2.2.3. Nước trong sản xuất (ទឹកកនុង្ផលិតកមម = tứk k-nông phol-lít-tặt căm)

Từ bao đời nay, kinh tế chính của đồng bào Khmer ở ĐBSCL là canh tác nông nghiệp lúa nước. Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng mà họ chọn canh tác độc canh cây lúa hay xen canh cây lúa với các loại hoa màu. Có khi cùng một loại hình thổ nhưỡng nhưng khi điều kiện thời tiết, khí hậu môi trường thay đổi họ cũng thay đổi phương thức canh tác. Để đảm bảo điều kiện sinh trưởng, tăng trưởng cho cây trồng người Khmer thường tận dụng nguồn nước sẵn có là nước mưa, nước từ ao hồ, sông rạch. Kinh nghiệm dân gian của người Khmer đối với điều kiện nước cho cây trồng được thể hiện qua câu “Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn” (នមឃនភ្ែៀង្លែររូវ,នមឃនតរលែរំការ = mếc ph-iêng lò o s-râu, mếc c-đao lò o chòm ca); “Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm

(ន្វើផ្ររពឹង្ទឹក, ន្វើរឹកពឹង្ាយ។ = th-vơ s-re pưng tứk, th-vơ sấc pưng bai) hay “Làm ruộng với nước,

làm nấm với meo”. Các câu thành ngữ cho thấy người Khmer rất quan trọng vai trò của nước đối với việc chăm sóc cây trồng.

2.2.3.1. Ứng xử với thiếu nước

ĐBSCL là vùng đất nhận được hai lượng nước từ tự nhiên đó là nước mưa và nước từ thượng nguồn sông Mê-Kông đổ về. Đây là lượng nước tự nhiên khá lớn để các cư dân nơi đây làm ruộng và sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng nước này chỉ dồn vào một số tháng là từ khoảng tháng sáu đến tháng mười. Các tháng còn lại hầu như người dân chỉ có thể dùng nước tích trữ từ ao, hồ, kênh, rạch. Hơn nữa, vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 vùng ĐBSCL thường xuyên xảy ra “hạn bà chằn” làm khô hạn và thiếu nước trầm trọng cho toàn vùng. Lượng nước mưa hàng năm ĐBSCL thường phân bố không đồng

đều nên dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng của người dân.

Để đối phó với nạn thiếu nước hàng năm, người Khmer thường đẩy mạnh thủy lợi nội đồng, đào vét kênh mương, bơm nước vào ruộng và đào giếng. Người Khmer rất có kinh nghiệm trong công tác dẫn thủy nhập điền. Ở những nơi gần sông rạch, người Khmer sẽ tận dụng nguồn nước này, họ tát nước vào ruộng bằng gàu tay hoặc về sau họ bơm nước vào ruộng bằng máy chạy bằng kole. Họ biết cách tận dụng dòng chảy của nước, lợi dụng thuỷ triều lên xuống để đưa nước vào ruộng.

Tuy nhiên, những năm hạn hán kéo dài, mùa mưa đến muộn, sông rạch cạn nước người Khmer sẽ tận dụng nước từ giếng nước của rẫy. Thông thường trên những ruộng rẫy của người Khmer có rất nhiều giếng nước. Giếng này dùng để trữ nước để người Khmer trồng rẫy trong mùa khô. Kĩ thuật ứng phó với hạn hán và tri thức dân gian về việc đào giếng được chúng tôi ghi nhận trong đợt điền dã năm 2018 ở hai điểm Sóc Trăng và Trà Vinh. Qua quá trình đối phó với thiên nhiên, người Khmer tích luỹ kinh nghiệm trong việc tìm nguồn nước giếng như sau:

Theo ông T.N (khóm Cà Lăng A Biển, Phường 2, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) cho biết về kinh nghiệm dân gian tìm nguồn nước của địa phương ông là:

Để tìm mạch nước tốt, thông thường việc tìm kiếm sẽ diễn ra vào ban đêm.

Khi đêm đến, người ta đi ra ngoài đồng để tìm, nếu đi tới chỗ nào mà đất dưới chân có cảm giác mát hơn, hơi se lạnh hơn thì đất chỗ đó đào giếng sẽ có nước ngọt cho tưới tiêu và sinh hoạt (Phụ lục 1, nhật kí điền dã tại Sóc Trăng).

Một đối tượng phỏng vấn khác là ông T.R (ấp Bà Tây B, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết:

Công việc trồng lúa của người Khmer Trà Cú là dựa vào nước mưa và nước giếng. Ngày xưa, người Khmer ở đây đào giếng không dựa vào kinh nghiệm nào mà cứ ra đồng tìm nơi đất trống, thuận tiện làm giếng thì đào.

Mỗi khi đào không có nước thì lấp lại và tìm chỗ khác đào. Ngày nay, người dân đã có nước máy, nước bơm nên các giếng được lấp đi hoặc bỏ hoang rồi tự bồi dân và việc đồng án cũng không lệ thuộc nước mưa, nước giếng như xưa nữa (Phụ lục 1, nhật kí điền dã tại Sóc Trăng).

Để ứng phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô và cũng vào thời điểm xuống giống trồng màu, người Khmer phải sử dụng thêm nước ngầm từ các giếng khoan. Tuy nhiên lượng nước giếng khoan vẫn không đủ phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt, họ phải sử dụng thêm nước từ trạm cấp nước (đóng tại các phường, xã). Thực tế là nhu cầu sử dụng nguồn nước phục vụ tưới tiêu rất lớn so với nguồn nước ngầm từ các giếng khoan và các giếng khoan phần lớn là khoan cạn, chưa đảm bảo độ sâu để lấy nước; tầng nước ngầm giáp tầng đất sản xuất nhanh cạn, độ ẩm cao nên thiếu nước xảy ra thường xuyên.

2.2.3.2. Ứng xử với dư nước

Môi trường tự nhiên ở ĐBSCL vừa thuận lợi vừa có những khó khăn nhất định.

Trong năm, vào nhưng tháng mùa mưa, người dân đồng bằng phải đối phó với nạn nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Nước lũ ở sông Cửu Long thường dâng cao vào khoảng tháng 6 làm ngập sâu một số vùng trũng như Đồng Tháp Mười và nước rút dần vào khoảng tháng 9, tháng 10. Song song đó, vào khoảng thời điểm tháng 5 đến tháng 10 vùng ĐBSCL còn tiếp nhận một lượng nước mưa khá lớn. Lượng mưa mùa này có khi chiếm đến khoảng 90% lượng mưa cả năm. Lượng nước dồn vào một số tháng trong năm dễ gây ra tình trạng ngập úng nên gây nên rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Xưa nay thiệt hại do lũ gây ra ở ĐBSCL hầu như rất ít được nhắc đến. Có thể do khi dân cư còn thưa thớt, đa phần sống ở các gò cao ven sông rạch, sản xuất ít ỏi, cơ sở hạ tầng còn đơn giản nên những thiệt hại do lũ gây ra không đáng kể. Cho đến đầu thế kỉ XX, năm 1904 (Giáp Thìn) nước lũ làm nhiều nhà ngập sâu đến khoảng 2 mét. Trận lũ này làm cho trong dân gian có câu thành ngữ “Năm Thìn bão lụt” được lưu truyền cho đến hiện nay.

Trong thói quen cư trú truyền thống, người Khmer thường cư trú trên những vùng giồng cao ít khi phải ứng phó với nước lũ. Mặc dù không phải đối phó với nước lũ như những vùng ngập kín ở Đồng Tháp Mười nhưng người Khmer ở vùng tứ giác Long Xuyên hay ở những vùng ngập hở (An Giang) cũng phải chống chọi với nạn dư nước vào khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch do lượng nước mưa và nước từ dòng Mê – Kông cùng đến một thời điểm. Kết quả điền dã của chúng tôi tại vùng Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và vùng Tri Tôn (An Giang) cho thấy người Khmer có những phương cách khác nhau để ứng phó với nước ngập. Chẳng hạn như khi bị ngập nước trên cánh đồng trồng hoa màu ở Vĩnh Châu, người Khmer phải bơm nước ra khỏi đồng để tránh

ngập úng cho hành tím và các loại hoa màu khác. Trong những điều kiện không thể đưa nước ra thì vụ hành sẽ bị ảnh hưởng chất lượng và hư hại nhiều. Đối với vùng Tri Tôn, hiện tượng ngập nước cũng ảnh hưởng nặng đến năng suất cây trồng nhưng có những năm bà con phải chấp nhận xổ lũ (không đắp đập ngăn nước) nhằm làm sạch đồng ruộng. Như trong chuyến điền dã năm 2018 tại An Giang bà còn Khmer ở Tri Tôn cho biết đây là năm xổ lũ, tuy nước ngập ruộng nhưng bù lại lượng cá linh trúng rất lớn. Nước lũ là một khái niệm khá gần gũi của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long. Sống chung với lũ, thích nghi với lũ là một lựa chọn trong ứng xử với môi trường tự nhiên của cư dân ĐBSCL.

2.2.3.3. Ứng xử với nước phèn, nước mặn

ĐBSCL có mạng lưới kênh đào dày đặc và có phần phức tạp về thuỷ tính. Vùng này còn chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều của biển Đông vì thế nước sông rạch lên xuống hai lần trong ngày. Thuỷ triều còn là một trong những hiện tượng kì diệu của thiên nhiên. Thuỷ triều trong các sông ở ĐBSCL là do từ biển truyền vào. Nước dâng lên mạnh nhất (nước lớn nhất) vào ngày mồng một và ngày rằm trong tháng. Những vùng giồng duyên hải chế độ thuỷ triều đưa nước lên xuống làm nước biển xâm nhập và sông gây nên hiện tượng nước mặn. Độ mặn trong nước còn bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong năm. Ngoài tình trạng xâm nhập mặn do nước biển và do hạn hán kéo dài, ĐBSCL còn có hiện tượng chua phèn. Thông thường vào đầu mùa mưa, các trận mưa đầu mùa làm tan vỡ các váng phèn được đọng lại và tích luỹ trong suốt mùa khô trên bề mặt đồng ruộng rồi mang tải vào các lòng sông kênh làm ô nhiễm nguồn nước trong các tháng 5, 6, 7 và 8 với độ pH phổ biến từ 2 đến 4, sau đó được dòng lũ tràn làm pha loãng dần.

Khi mùa mưa bắt đầu, người Khmer sẽ ứng phó bằng cách đắp kĩ các bờ ruộng để giữ nước. Kĩ thuật đắp bờ chủ yếu dùng để giữ nước hoặc tháo nước khi cần. Điều hòa nước cho đồng ruộng là một kĩ thuật rất quan trọng và được người Khmer đặt biệt chú trọng. Từ xưa, đồng bào đã có các công trình thuỷ nông với quy mô lớn họ biết lợi dụng hệ thuỷ triều, dòng chảy các con sông ở đồng bằng. Ở những vùng gần sông, họ lợi dụng nước triều lên để đưa nước vào ruộng, sau đó, họ đắp đặp để giữ nước, lợi dụng nước để rửa phèn cho đồng ruộng. Khi lúa sắp lên đồng, họ xổ phèn và lợi dụng thuỷ triều lên đắp đập một lần nữa để giữ lại lượng nước sông chứa phù sa. Còn ở

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)