Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 43)

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu

Trong giới hạn các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án mà tác giả đã tổng thuật được, tác giả nhận thấy một số vấn đề GDĐH từ lý luận đến thực tiễn đã được làm rõ, tạo tiền đề quan trọng để tác giả kế thừa, xây dựng luận án này. Từ việc phân tích, so sánh, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, các vấn đề được tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở các nhóm như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chính sách công đã được đề cập khá phong phú, đa dạng, tạo dựng được một khung lý luận vững chắc, rõ ràng.

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này mới chỉ là đưa ra khung cơ sở lý thuyết chung về khoa học chính sách công (hệ thống khái niệm, đặc điểm, các yếu tố

tác động, chu trình chính sách...), về một khía cạnh của vấn đề chính sách, chính sách của một ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó (bao gồm cả chính sách GDĐH).

Với chính sách giáo dục đại học thì phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, cách đề cập, tiếp cận vấn đề chưa toàn diện, mới chỉ đi sâu từ một góc độ, khía cạnh nhất định và chủ yếu dưới dạng các bài viết đăng tạp chí khoa học.

Nguồn dữ liệu này sẽ giúp cho tác giả tổng hợp, kế thừa và xây dựng, đánh giá một cách tổng thể về chính sách GDĐH.

Thứ hai, những công trình về chính sách công nói chung, về các vấn đề của GDĐH ở Việt Nam nói riêng đã được đánh giá dưới góc độ thực tiễn, thực trạng triển khai thực hiện, tác động của chính sách đến đời sống xã hội, kinh tế. Các công trình nghiên cứu đã công bố mới chỉ chuyên sâu ở từng khía cạnh, góc độ, phạm vi thời gian và không gian khác, dự báo và định hướng mà chưa sâu chuỗi thành hệ thống phân tích đánh giá. Các công trình nghiên cứu này với mức độ khác nhau liên quan đến chính sách GDĐH, tuy nhiên đều có chung nhận định GDĐH ở Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hiệu quả chính sách còn thấp do công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả.

Đối với các công trình nghiên cứu nuớc ngoài liên quan đến luận án mà tác giả tìm hiểu chủ yếu đề cập về xu thế phát triển của GDĐH; quản trị trong GDĐH; tài chính; đội ngũ GV; các chiến lược phát triển cụ thể... Hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống đối với vấn đề chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện nhằm hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDĐH.

Thứ ba, cách tiếp cận của các nghiên cứu trong và ngoài nước đều có điểm tương đồng đó là chưa dựa trên nền tảng của khoa học chính sách công.

Chính vì lẽ đó, rất cần có công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ

thống, căn bản, toàn diện, nhằm luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra những

giải pháp và kiến nghị chính sách có tính khả thi để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện chính sách GDĐH một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới là một vấn đề cần thiết.

1.3.2. Vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm, kế thừa sự phù hợp trong thành quả của các công trình nghiên cứu đã nêu, tác giả tiếp tục làm rõ những vấn đề còn tồn tại cũng như các khoảng trống chưa được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau đây mà các nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được:

Thứ nhất, từ cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận về chính sách công và GDĐH, luận án sẽ xây dựng khung cơ sở lý luận về chính sách GDĐH gồm: Hệ thống khái niệm; đặc trưng và các bộ phận cấu thành nội dung chính sách GDĐH; Chu trình chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, luận án đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu, luận án đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp mang tính đột phá, có thể giải quyết vấn đề đang tồn tại của chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nói riêng và hoàn thiện chính sách nói chung.

Tiểu kết chương 1

Sau khi tổng quan và tổng luận tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình khoa học trong và ngoài nước thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, triết học, xã hội học, luật học…để làm rõ nội hàm vấn đề khái niệm chính sách công và khái niệm chính sách GDĐH; các nội dung về chính sách GDĐH liên quan đến 04 vấn đề mà đề tài luận án lựa chọn nghiên cứu gồm về quy mô, cơ cấu; về chất lượng; về hoạt động quản lý nhà nước và về hoạt động hợp tác quốc tế.

Các công trình nghiên cứu trước đó đều đã đưa ra các quan niệm và quy trình chính sách công. Tất cả các kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ giúp cho tác giả có cách nhìn tổng quan về chính sách GDĐH, đồng thời cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu và các luận điểm khoa học quan trọng, giúp cho tác giả trong việc kế thừa và phát triển đề tài này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được triển khai một cách toàn diện, tiến hành phân tích, đánh giá một cách có hệ thống chính sách giáo GDĐH ở góc độ khoa học chính sách công. Luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu:

1. Làm rõ những vấn đề lý luận của chính sách

2. Thực hiện phân tích chính sách theo các nội dung: Nội dung của chính sách; Đặc điểm của chính sách; Chu trình của chính sách.

3. Đánh giá thực trạng chính sách;

4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(235 trang)
w