Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 201 - 204)

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.3. Đề xuất, kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước

(1) Đổi mới tư duy giáo dục: Để chính sách GDĐH có được sự hoàn thiện điều kiện tiên quyết cần đến đó chính là những đường lối, phương hướng đối với GDĐH được vạch ra dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Kết luận Hội nghị trung ương 6 khóa XI đã khẳng định Tư duy về giáo dục chậm đổi mới, không theo kịp sự phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản toàn diện nền giáo dục nước nhà”. Như vậy, ta có thể thấy đổi mới tư duy giáo dục và tư duy quản lý giáo dục là một tất yếu khách quan hay nói cách khác đổi mới tư duy là việc đầu tiên và quan trọng nhất để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay.

Tư duy giáo dục là một phạm trù rộng lớn liên quan đến tất cả các lĩnh vực, khía cạnh của giáo dục. Đổi mới tư duy trước hết là phải nhận dạng cho

được những bất cập trong quan điểm, nhận thức về các vấn đề chủ yếu của giáo dục và xây dựng triết lý giáo dục mới.

(2) Thích ứng và vận dụng sáng tạo giá trị của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để thúc đẩy sự phát triển GDĐH nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung. Trong bối cảnh của E4.0 để thích ứng với những tác động của nó, Nhà nước cần phải có chính sách có thể hỗ trợ các trường đại học khi mà các trường được trao quyền tự chủ và họ phải thích nghi với các quy trình riêng của tùng trường để đáp ứng thách thức phát triển của E4.0.

Chiến lược giáo dục phải đóng một vai trò trong việc cho phép các trường đại học, thích nghi và áp dụng nhanh hơn, không chỉ để bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh, mà còn đẩy họ lên đầu bảng xếp hạng. Cơ hội là rõ ràng, nhưng với điều này sẽ làm gián đoạn các mô hình quản lý nhà nước và quản trị truyền thống của các trường đại học. Các hệ thống chính sách công và việc ra quyết định hiện nay cần được đổi mới căn bản và toàn diện nhằm thay thế cho hệ thống lâu nay đã phát triển cùng với E2.0. Trong E4.0 nếu Chính phủ vẫn cần quá nhiều thời gian để ban hành hoặc thay đổi chính sách được rót từ trên xuống thì khi chính sách được ban hành thực tiễn đã quay sang hướng khác khiến cho chính sách trở nên lạc hậu ngay.

Khi mà hệ thông tin nhân lực quốc gia được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, công khai nhờ những tiến bộ mà E4.0 mang lại cho kỹ thuật số hóa hệ thống giáo dục, giúp cho các trường đại học nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động thì Chính phủ cũng phải đóng một vai trò trong các kỹ năng cần thiết để thực hiện E4.0 trong giáo dục, từ khuyến khích những người trẻ tuổi theo đuổi STEM và nghề nghiệp trong kỹ thuật để nâng cao lực lượng lao động hiện tại với các kỹ năng kỹ thuật số cần thiết đến việc đầu tư tập trung để thúc đẩy những sáng tạo trong công nghệ và các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở lý luận của chính sách, quá trình phân tích, và đánh giá thực trạng nội dung, chu trình chính sách ở các chương 1, 2, 3 là cơ sở khoa học để tác giả: (1) xác định phương hướng, mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện chính sách;

(2) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH. Các giải pháp hoàn thiện chính sách mà tác giả đề xuất gồm: (1) Hoàn thiện về thể chế chính sách;

(2) Hoàn thiện về giải pháp và công cụ chính sách; (3) Nâng cao năng lực chủ thể và các bên tham gia; (4) Tăng cường nguồn lực ngân sách. Bên cạnh đó trên quan điểm cá nhân, tác giả đã đề xuất, kiến nghị với mong muốn nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nhằm góp phần hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2025 - 2035.

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 201 - 204)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(235 trang)
w