Kết quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 131 - 166)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT

3.3. Đánh giá chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay

3.3.4. Kết quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay

- Về cơ cấu đội ngũ GV (số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy): Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu đội ngữ GV đại học chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt, chắp vá giữa các thế hệ GV còn phổ biến, thiếu đội ngũ nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao.

Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu kiểm định chất lượng CSGD của 117 cơ sở GDĐH trên phạm vi toàn quốc, (tại Tiêu chí 5.5: đánh giá về lực

lượng cán bộ giảng dạy có đáp ứng được yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học hay không?) có 50,5% số CSGD công lập chưa đạt tiêu chí này và có tới 76,47% CSGD ngoài công lập chưa đạt (Tiêu chí 5.6: Đội ngũ GV đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo; giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo;

đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học). Tiêu chí 5.7 (Tiêu chí đánh về đảm bảo cân bằng giữa kinh nghiệm công tác và trẻ hóa đội ngũ GV. Tiêu chí yêu cầu đội ngũ cán bộ giảng dạy của cơ sở GDĐH có cơ cấu hợp lý về thâm niên công tác để đảm bảo giảng dạy, nghiên cứu khoa học; có độ tuổi trung bình giảm dần) thì có tới 28% số cơ sở GDĐH chưa đạt tiêu chí này do đội ngũ GV cơ hữu chưa cân đối về kinh nghiệm công tác, tỷ lệ GV có thâm niên dưới 10 năm chiếm 40%-75%. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng cán bộ giảng dạy còn thiếu về số lượng, có CSGD tỷ lệ GV cơ hữu chỉ có 22,6%, số lượng giờ giảng vượt định mức trên một giáo viên rất lớn; Có nhiều CSGD phân công cán bộ giảng dạy có trình độ cử nhân đại học giảng dạy lý thuyết; Tỷ lệ SV/GV quy đổi vượt quá quy định.

Biểu đồ 3. 1. Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên của các cơ sở GDĐH

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích số liệu từ kết quả KĐCL của 117 CSGDĐH) - Về cơ cấu chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo (CTĐT) GDĐH

Cơ sở GDĐH công lập Cơ sở GDĐH ngoài công lập

TC 5.1 TC 5.2 TC 5.3 TC 5.4 TC 5.5 TC 5.6 TC 5.7 TC 5.8 0 2.8 0 0

5.9 5.0 0 0

23.528.0 35.3 35.5

43.0 50.5

41.2

76.5 90.0

80.0 70.0 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0

Tỉ lệ % cơ sở GDĐH đạt tiêu chí của tiêu chuẩn 5

ở các trường ĐH do Bộ GD&ĐT khống chế về khung chương trình và yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc. Có tới 50 - 60% các môn học mang tính chất bắt buộc, SV không có quyền lựa chọn, mặc dù việc này là rất quan trọng để người học mở mang kiến thức về nhiều chuyên ngành khác nhau, từ đó có cái nhìn khoa học, toàn diện, tránh tình trạng bó hẹp vào chuyên môn của mình. Tính từ đầu năm 2016 -7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Cụ thể (được thể hiện ở biểu đồ 3.2), [44], [67], [14]. Tính từ đầu năm 2020 - 7.2021 có 562 ngành đào tạo được mở mới (413 ngành do cơ sở GDĐT tự chủ mở và 149 ngành do Bộ GD&ĐT mở). Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành đào tạo mới đã được mở như: IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, nghệ thuật số, nông nghiệp thông minh, robot và trí tuệ nhân tạo…

Biểu đồ 3. 2. Cơ cấu Khối ngành đào tạo trình độ ĐH

Nguồn: Thống kê Vụ GDĐH năm 2017

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình GDĐH nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế. Từ thực tiễn kết quả KĐCL cơ sở giáo dục của 117 cơ sở GDĐH cho thấy ở tiêu chuẩn 3:

Đánh giá về CTĐT với 6 nội dung từ xây dựng CTĐT, chuẩn đầu ra (CĐR), kết cấu CTĐT, đổi mới CTĐT, và đánh giá CTĐT thì không một cơ sở GDĐH nào đạt tất cả các tiêu chí.

Khối ngành V Khối ngành VI 54 5

Khối ngành III Khối ngành IV 17

38

Khối ngành I Khối ngành II

48 13

9

Biểu đồ 3. 3. Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu CTĐT của các cơ sở GDĐH

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích số liệu từ kết quả KĐCL của 117 CSGDĐH) Tiêu chí 3.2: CTĐT có mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể, có kết cấu hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, và đáp ứng linh hoạt nhu cầu của thị trường lao động, có tới 39/100 cơ sở GDĐH công lập được công nhận kết quả chưa đạt tiêu chí này chiếm tỉ lệ 39%, trong khi số trường NCL chưa đạt tiêu chí này là 11 chiếm tỉ lệ tới 64,71%. Tiêu chí 3.4: CTĐT được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế và tham khảo ý kiến của các bên liên quan. 29,41% (5 CSGD NCL) chưa đạt tiêu chí này. Tỷ lệ cao hơn một chút so với các trường CL là 24%. Tiêu chí 3.6: CTĐT được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng... Để đạt được tiêu chí này, các CSGD cần phải vượt qua 3 yêu cầu: trong năm năm ít nhất một lần đánh giá CTĐT (tự đánh giá/đánh giá đồng cấp/kiểm định CTĐT); CSGD có giải pháp cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá và CSGD có biện pháp và thực hiện cải tiến chất lượng CTĐT dựa trên ý kiến của các bên liên quan. Có tới 58,82%

(10 CSGD NCL) chưa đạt tiêu chí này. So với khối các trường công lập là 66% thì tiêu chí này có nhỉnh hơn.

Từ kết quả trên cho thấy nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết,

Cơ sở GDĐH công lập Cơ sở GDĐH ngoài công lập

TC 3.6 TC 3.5

TC 3.4 TC 3.3

TC 3.2 TC 3.1

0.00

2.8 5.88 5.88

10.00 5.88

11.2 14.9

20.00

30.00 29.4125.2

40.00 50.00 43.9

58.82 60.00

58.82 60.7 70.00

Tỉ lệ % cơ sở GDĐH đạt tiêu chí tiêu chuẩn 3

nhẹ về thực hành, chưa tạo được sự thống nhất gắn kết mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm kiếm việc làm đối với người học. Chuẩn đẩu ra (CĐR) còn phân biệt giữa các hình thức đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học), chưa liên kết giữa mục tiêu đào tạo với CĐR và CTĐT, chưa đảm bảo được việc đo lường và đánh giá, chưa được công khai hóa. CĐR còn được soạn thảo với tư cách là bên cung kiến thức mà chưa đứng trên phía người học cần phải đạt được.

Về CTĐT các cơ sở GDĐH chưa cụ thể hóa văn bản về kết cấu CTĐT dẫn đến các CTĐT có kết cấu rất khác nhau (mục tiêu đào tạo, CĐR, tỷ lệ các khối kiến thức, tỷ lệ các học phần tự chọn…). CTĐT cho hình thức vừa làm vừa học khác biệt nhiều với hình thức đào tạo chính quy (học phần, cách đánh giá học phần, tổ chức đào tạo). CTĐT chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực GDĐH trong nước và quốc tế. Việc tham khảo các CTĐT tiên tiến trong và ngoài nước còn rất hạn chế. Quá trình tham khảo mới dừng lại ở việc xem xét các CTĐT tham khảo có những học phần gì, việc đối chiếu so sánh, bám sát mục tiêu đào tạo ít được đề cập. Minh chứng cho tham khảo CTĐT ở nhiều CSGD chỉ là các đường dẫn trên internet. CTĐT chưa được công khai hóa. Về hệ thống đề cương học phần các cơ sở GDĐH chưa cụ thể hóa văn bản về đề cương chi tiết học phần, nên một số yếu tố cấu thành của đề cương không có (thẩm quyền phê duyệt đề cương, phân bổ thời gian cho lý thuyết và thực hành, hình thức kiểm tra đánh giá, tài liệu tham khảo...). Hệ thống đề cương chưa được công khai hóa; người học chưa được phổ biến đề cương một cách đầy đủ và rõ ràng, nhất là đối với người học theo hình thức vừa làm vừa học, người học sau đại học. Giáo trình và tài liệu tham khảo chưa đầy đủ…

Việc tham khảo ý kiến của các bên liên quan để xây dựng CTĐT và CĐR:

yêu cầu này phần lớn các cơ sở GDĐH thực hiện chưa tốt. Các cơ sở GDĐH dựa trên kinh nghiệm để xây dựng CTĐT; việc tham khảo bài bản tìm ra chuẩn về kiến thức, về kỹ năng của người học cần phải có khi hoàn thành CTĐT để thiết kế các học phần, nội dung của học phần chưa được chú ý. Vấn đề đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động chưa được xem trọng.

Chương trình học còn nặng với thời lượng lớn. Thời gian học

4 năm trên lớp của 01 SV nước ta là 2.183 giờ trong khi một SV Mỹ chỉ phải lên lớp 1.380 giờ, như vậy số giờ chênh lệch 803 tức là dài hơn gần 60%. Cơ cấu môn học cũng thiếu tính hợp lý khi có sự phân chia không đồng đều, rõ nét giữa thời gian của các môn học. Số lượng giờ giảng các môn khoa học xã hội, các môn triết học, chính trị…tại các trường kinh tế, công nghệ là khá lớn trong tương quan với môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Điều này khiến cho môn chuyên ngành không chỉ co lại về số lượng mà cả thời lượng. Kết quả khảo sát 480 SV tại các 10 cơ sở GDĐH do tác giả thực hiện cho thấy, chỉ có 43.33% SV hài lòng với CTĐT họ đang theo học.

Biểu đồ 3. 4. Thực trạng về sự cân đối kiến thức đại cương với kiến thức chuyên ngành của các CTĐT tại các cơ sở GDĐH

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại các cơ sở GDĐH)

- Về cơ cấu quy mô mạng lưới cơ sở GDĐH: Nếu như năm 1987 cả nước có 101 trường ĐH, thì đến 9/2009 số trường ĐH đã tăng lên 376. Như vậy sau 13 năm số trường ĐH đã tăng lên gấp 2,4 lần và trường CĐ tăng gấp 6 lần. Về loại hình trường và sở hữu: năm 1987 chúng ta chỉ có các trường ĐH công lập, tuy nhiên đến năm 1997 cả nước có 126 trường ĐH, CĐ thì có 15 trường ngoài công lập và đến tháng 9 năm 2009 trong tổng số 376 trường ĐH, CĐ đã có tới 81 trường ĐH, CĐ ngoài công lập [19]. Từ năm 1998 - 2009 cả nước có 33 trường ĐH được thành lập mới (2 trường công lập và 31 trường ngoài công lập) và 54 trường ĐH nâng cấp từ CĐ (51 trường công lập, 3 trường ngoài công lập). Cả nước có 35/63 tỉnh có thêm trường ĐH mới.

Riêng TP. HCM có thêm 18

A: 0-20% B: 21-40% C: 41-60% D: 61-80% E: 81-100%

13 41

100 50 0

85

132 250 209

200 150

Mức độ hài lòng của SV về Chương trình đào tạo của ngành/chuyên ngành đang theo học tại cơ sở GDĐH

trường và Hà Nội có thêm 23 trường (chiếm 43%).

GDĐH giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực làm nòng cốt trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống GDĐH ở nước ta phân bố không đều trong các vùng miền. Đa phần các trường ĐH tập trung ở đồng bằng và các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên… Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH Việt Nam lần thứ nhất Bộ GD&ĐT trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1995 thực hiện theo nội dung Quyết định số 255/CT ngày 31/8/1991 và số 324/CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đề án quy hoạch mạng lưới trường ĐH và CĐ lần thứ 2, thứ 3 và lần điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2001/QĐ- TTg ngày 04/4/2001, số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 và số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013. Sau các lần quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, số các cơ sở GDĐH đã tăng lên gấp 2,3 lần, từ 52 cơ sở năm 1995 lên 236 cơ sở năm 2018, cả nước với 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và 63/63 tỉnh thành có trường cao đẳng. Về quy mô đào tạo, trong những năm qua tỉ lệ SV/vạn dân cũng tăng dân. Năm 1997 là 80 SV/1 vạn dân; năm 2006 166,5 SV/1 vạn dân; năm 2009 là 195 SV/1 vạn dân, và tăng lên 256 SV/1 vạn dân vào năm 2020.

Sự phát triển quy mô của GDĐH trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân nhân, nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên sự phát triển nóng về quy mô đào tạo, số trường ĐH, CĐ làm tăng nguy cơ giảm sút chất lượng.

3.3.4.2. Kết quả thực hiện về chất lượng

Chất lượng trong GDĐH chính là chất lượng phải phù hợp với mục tiêu đào tạo và đảm bảo tính thống nhất, đa dạng của mục tiêu đào tạo. Quy trình đảm bảo chất lượng phải được đảm bảo tính khoa học, sự thống nhất ở các khâu: đầu vào đến đầu ra (tuyển sinh -> quá trình đào tạo -> tốt nghiệp). Các điều kiện để đảm bảo chất lượng GDĐH bao gồm đội ngũ GV, nghiên cứu viên; cơ sở vật chất - kỹ thuật; hệ thống đảm bảo chất lượng với những tiêu

chí đánh

giá và quy trình kiểm định chất lượng; phương pháp đào tạo được đổi mới thường xuyên, mạnh mẽ.

Mặt khác, chất lượng GDĐH không chỉ bao gồm chất lượng đào tạo mà còn gồm cả chất lượng nghiên cứu, triển khai theo hướng tổ chức việc “gắn kết đào tạo với nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao KHCN” và

“liên kết đào tạo và nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, với giải quyết những vấn đề thực tiễn do thị trường nhân lực và thị trường KH & CN đặt ra thông qua biện pháp bổ sung như ký kết những hợp đồng đào tạo, NCKH, hợp đồng kinh tế, xây dựng doanh nghiệp, nhà trường v.v…” [7]

- Về chất lượng đội ngũ GV: Chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH hiện nay chưa cao, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong 30 năm, số lượng GV có trình độ Thạc sĩ tăng liên tục ở mức độ tương xứng, nhưng số lượng GV có trình độ Tiến sĩ chỉ đến thời kỳ 2010 - 2015 mới nâng dần, số lượng giảng viên ở trình độ Giáo sư, Phó giáo sư tăng không đáng kể, riêng số lượng GV có trình độ ĐH, Cao đẳng gia tăng đáng kể và đến năm 2011 - 2012 có xu hướng giảm dần. Về cơ cấu thành phần GV số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2015 cả nước chỉ đạt 5,17%, số lượng tiến sĩ đạt 12,06% (ở các trường ĐH trung bình ở phương Tây khoảng 70% đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ), thạc sĩ chiếm 46,41%. Qua số liệu cho thấy, chất lượng đội ngũ GV đại học ở Việt Nam còn rất thấp (12,06% là tiến sĩ, chỉ đạt 48,24% so với mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục) [91].

Thực tế khi tác giả tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của SV về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của đội ngũ GV tại các cơ sở GDĐH hiện nay cho thấy có 27,9% SV hài lòng ở mức D: 61-80% và 55,6%

SV hài lòng ở mức E: 81-100% về trình độ chuyên môn của GV. Về phương pháp giảng dạy có 45,6% SV hài lòng ở mức E và 31% SV hài lòng ở mức D.

Biểu đồ 3. 5. Mức độ hài lòng của SV về đội ngũ Nhà giáo tại các cơ sở GDĐH

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại các cơ sở GDĐH)

Theo kết quả xếp hạng đại học thế giới bởi tạp chí Times Higher Education (của Liên hiệp Anh). Trong 10 trường dưới 50 tuổi tốt nhất do THE xếp hạng (THE được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng giáo dục có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới), Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (Hàn Quốc) có tỷ số giảng viên/sinh viên chỉ 10,4 [92]

Bảng 3. 6. Tỉ lệ GV/SV của 10 trường dưới 50 tuổi tốt nhất trên Thế giới

Tên trường Tổng

số SV

Tỷ lệ GV/SV 1. Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Hong Kong) 10.214 23,1 2. École Polytechnique Fédérale de Lausanne - EPFL (Thụy Sĩ) 9.928 11,2 3. Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) 25.499 16,3 4. Paris Sciences & Lettres – Đại học PSL (Pháp) 19.978 10.1

5. Đại học Maastricht (Hà Lan) 16.727 18

6. Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc - KAIST (Hàn Quốc)

9.464. 10,6

7. City University of Hong Kong (Hong Kong) 9.240 11,2 8. Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (Hàn Quốc) 3.046 10,4 9. Scuola Superiore Sant’Anna (Italy) 690 11,7 10. Đại học Alabama ở Birmingham (Mỹ) 15.703 15,2

Nguồn: Tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh)

Trình độ chuyên môn tốt

A: 0-20% B: 21-40% C: 41-60% D: 61-80% E: 81-100%

0

18 10 50 14 8

47

100 94

150 134 200 149

219 250

300 267

Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu đội ngũ GV đại học chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt, chắp vá giữa các thế hệ GV còn phổ biến, thiếu đội ngũ nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao. Trong khi đó ở Việt Nam, tỉ lệ GV/SV vẫn đang ở mức rất cao. Giai đoạn từ 1990 - 1995 số lượng giảng viên gần như không thay đổi trong khi số SV tăng trung bình mỗi năm là 18%, giai đoạn 1995 - 2000 quy mô SV tăng mạnh đạt mức bình quân 25%/năm, tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại ở giai đoạn 2000 - 2005 với mức 9%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2006 - 2009 do ảnh hưởng của việc thành lập ồ ạt các trường ĐH, CĐ (thành lập mới, nâng cấp từ trường trung cấp lên CĐ, CĐ lên ĐH) số SV tăng trở lại ở mức 20%/năm, nên tỉ lệ SV, dẫn đến tỉ lệ SV/GV đạt ngưỡng cao nhất là 28.78 SV/GV (2007). Số SV/GV tăng từ 5.9%/năm (1990) lên 13.1%/năm (1995) và 31,2%/năm (2006) [16]. Theo số liệu thống kê giai đoạn năm 2011 - 2016 cho thấy, cả nước ta chỉ có 90.368 GV/2.016.308 SV. Như vậy, số SV/GV trung bình là 22,3 theo chu kỳ 5 năm, tỷ lệ này có giảm 1/2 so với giai đoạn 1985-1991 nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu về số lượng, chưa tính đến chất lượng ĐNGV. Những hạn chế, yếu kém nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo đại học ở nước ta.

Bảng 3. 7. Tỉ lệ GV/SV của GDĐH Việt Nam từ năm 2014 - 2020

Năm 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014

Tổng số trường ĐH,

CĐ 237 237 236 235 223 219 428

Tổng số GV

73.132 73.312 74.991 72,792 69,591 91,183 91,633

Tổng số SV

1,672,881 1,526,111 1,707,025 1,767,879 1,753,174 2,363,942 2,325,453 Số GV/SV

22.87 20.82 22.76 24.29 25.19 25.93 25.38

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo(từ 2015 -2020 số liệu thống kê số trường ĐH không bao gồm các trường cao đẳng)

Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ GV hiện nay chưa đồng đều, chất lượng còn thấp. Phân tích kết quả khảo sát thực tế tại 05 cơ sở GDĐH/

175 GV cho thấy, số GV có trình độ tin học ngoại ngữ ở mức trung bình, trung bình khá chiếm 32,5%, và số GV có trình độ tin học ngoại ngữ giỏi chỉ đạt

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Trang 131 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(235 trang)
w