Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT
3.1. Một vài nét khái quát về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3.1.2. Những hạn chế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay
Trong những thập niên vừa qua, GDĐH Việt Nam đã chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa và đã đạt được những kết quả quan trọng như là việc mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo phục vụ cho giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, chất lượng GDĐH vẫn chưa đáp ứng tốt và kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Chất lượng đào tạo đại trà của GDĐH còn thấp, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến trong một số hình thức đào tạo như đào tạo tại chức, đào tạo từ xa. Chất lượng giảng dạy, học tập nhiều môn học còn thấp, chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng SV sau khi tốt nghiệp vẫn còn thiếu kỹ năng vì thế chưa đáp ứng được các yêu cầu của công việc cũng như khả năng thích ứng với môi trường làm việc đòi hỏi kỹ năng, khả năng tương tác và giải quyết các vấn đề. Khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV còn yếu. Trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về công nghệ hiện đại của đa số SV còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu hội nhập. GV và SV tham gia nghiên cứu khoa học còn ít, chất lượng nghiên cứu khoa học còn thấp do đó tri thức khoa học được tạo ra từ các trường còn ít, chưa tương xứng với sự kỳ vọng của xã hội.
Về quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ GV: Kể từ năm 1986 đến 2016, số lượng trường đại học công lập tăng 2,7 lần, có ở 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước. Ở nước ta hiện nay, hệ thống cơ sở GDĐH phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập. Phần lớn các trường ĐH được tập trung ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Thái Nguyên…Chúng ta có nhiều trường ĐH nhưng quy mô vừa và nhỏ,
ngành nghề
đào tạo chồng chéo, nguồn lực đội ngũ GV mỏng. Tại các trường ĐH ngoài công lập phần lớn GV không được đào tạo mà chỉ thu hút cán bộ quản lý, GV đã nghỉ hưu tại các trường ĐH công lập về giảng dạy và công tác tại đây.
Số lượng trường ĐH tăng nhanh chủ yếu do nâng cấp từ cao đẳng lên ĐH (nhất là giai đoạn 1996 - 2016), số lượng SV tăng 23 lần trong khi số lượng GV chỉ tăng 4,4 lần, chứng tỏ số lượng GVĐH công lập chưa đáp ứng với nhu cầu đào tạo của người học. Số lượng SV tập trung vào khối ngành kinh tế nhiều, dẫn đến mất cân đối với tỷ lệ đội ngũ GV, gây hệ lụy cho việc SV ra trường không có việc làm. Trong khi một số ngành kỹ thuật và quản lý xã hội… cần tuyển sinh, thì không có người theo học. Hơn nữa, số lượng các trường ĐH chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn (đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) gây mất cân đối về đào tạo nguồn nhân lực cho các khu vực kinh tế - xã hội còn khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Trong năm học 2016 – 2017, hệ thống hiện có 235 trường ĐH, học viện (trong đó có 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 1 phân hiệu của ĐHQG HCM được thành lập tại Bến Tre), 37 Viện nghiên cứu khoa học. Về quy mô đào tạo, tổng số SV đại học 1.767.879 SV, tổng số GV trong các cơ sở GD ĐH là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015 - 2016, trong đó GV có trình độ Tiến sỹ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sỹ là 43.065 (tăng 6,6%) [12] nhưng chất lượng lao động lại không đáp ứng được nhu cầu. Theo số liệu thống kê năm 2015 năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore lần 17 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, bằng 1/5 năng suất lao động của Malaysia và 2/5 lần của Thái Lan. Năm 2019 năng suất lao động của Việt Nam đạt 13,817 USD, chỉ bằng 8,7% của Singapore, 10,3% của Brunei, 23,2% của Malaysia, 41,2%
của Thái Lan, 56,6% của Indonesia và 63,3% của Phillippines. Như vậy có thể thế, năng
suất lao động của Việt Nam từ 2010 – 2019 chỉ cao hơn Timor – Leste, Campuchia và Myanmar3.
Theo thống kê điều tra dân số của nước ta năm 2014 của Tổng cục thống kê thì trong hơn 90 triệu dân, có khoảng 4,5 - 5 triệu người có trình độ ĐH trở lên, chiếm tỉ lệ 7% và với hơn 200 nghìn người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, chiếm tối đa 4,4% [96, tr.164]. Trong tổng số lao động của Việt Nam năm 2020, số người có trình độ đại học trở lên chiếm 11,1% và số người có trình độ cao đẳng chiếm 3,8%, tổng cộng tương đương 8,17 triệu người.
Như vậy, nếu theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, thì tỉ lệ người lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên thất nghiệp là 4,85%4.
Bảng 3. 5. So sánh chỉ số phát triển của GDĐH giữa năm học 2018 - 2019 với năm học 2019 - 2020
Năm 2018 - 2019 2019 - 2020
Tốc độ tăng, giảm
(%) Tổng số trường
Công lập Ngoài công lập
237 172 65
237 172 65
0 0 0 Tuyển mới
Công lập Ngoài công lập
413,277 324,707 88,570
447,483 350,186 97,297
34,2 25,5 8,7 Quy mô học sinh
Công lập
Ngoài công lập Chia theo hệ đào tạo Chính quy
Vừa làm vừa học Đào tạo Từ xa
1,536,111 1,261,529 264,582 1,346,545
144,211
1,672,8881 1,359,402
313,479 1,514,682
118,419
146,7 97,9 48,9 168,1
-25,8
3Số liệu báo cáo tổng thể của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) về thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam, tháng 9/2021 - 5/2022
4theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020
35,355 39,600 4,2
Tốt nghiệp 311,599 263,172 -48,4
Công lập Ngoài công lập Chia theo hệ đào tạo
266,970 44,629
218,251 44,921
-48,7 0,3 Chính quy
Vừa làm vừa học
Đào tạo từ xa 267,521 227,600 -39,9
36,638 27,470 -9,2
7,440 8,102 0,6
Giảng viên 73,312 73,132 -0,2
Công lập Ngoài công lập Trong tổng số: - Nữ
56,985 16,327
56,990 16, 142
0,05 -0,4 - Dân tộc
- Giáo sư - Phó Giáo sư
36,808 1,040
36,421 1,202
-0,16 0,2
Chia theo trình độ đào tạo 519 542 0,02
Tiến sỹ
Thạc sỹ 4,139 4,123 -0,16
Đại học
Trình độ khác 21,106 21,977 0,8
44,705 44,119 -0,6
7,489 6,543 -0,9
12 493 0,5
Nguồn: Bộ GD&ĐT (không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng)
Về chất lượng đào tạo, hoạt động NCKH: Chương trình học mang tính hàn lâm, lý thuyết xa rời thực tế khiến cho GDĐH ngày càng lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tình trạng SV chán học, bỏ học và buộc phải thôi học đang là hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội nói chung và những người làm công tác giáo dục nói riêng. Giáo dục bậc cao như thạc sĩ, tiến sĩ không đào tạo tập trung, ngoại ngữ yếu nên không tiếp cận được kịp thời kiến thức hiện đại của thế giới. Chương trình, giáo trình biên soạn thiếu đồng bộ, chưa nhanh chóng tiếp cận với chương trình, giáo trình hiện đại của thế giới để thực hiện đào tạo liên thông với các cơ ở GDĐH trong khu vực và
quốc tế. Việc
trao đổi GV, hay số GV Việt Nam tham gia giảng dạy tại các cơ sở GDĐH ở nước ngoài còn rất ít.
Ở một số ngành, nghề đào tạo như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chế đạo máy, thuyền trưởng, phi công, lái tàu, bác sĩ, kiến trúc sư
…đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao thì tại một số cơ sở GDĐH còn hạn chế về đội ngũ GV, nhất là GV có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành và các giáo sư đầu ngành, thiếu cơ sở vật chất để thực hành, thức tập.
Việc các trường ĐH công lập và ngoài công lập được thành lập mới hoặc nâng cấp từ cao đẳng chỉ trong thời gian ngắn nhiều tới mức làm mất cân bằng cán cân cung - cầu, chuyển dịch nhanh từ vượt cung sang vượt cầu.
Hệ lụy không chỉ nằm ở chỗ các trường tốp dưới khó tuyển sinh mà còn SV không có động lực học tập. Học sinh phổ thông chỉ cần có bằng tốt nghiệp là đã có thể vào học ĐH theo ngành nghề mong muốn.
Nghiên cứu khoa học, tạo ra những công nghệ mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống GDĐH. Khoản 2, Điều 28 của Luật Giáo dục đại học 2012 đã nêu rõ các cơ sở GDĐH có nhiệm vụ: “Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”. Như vậy, có thể thấy các cơ sở GDĐH là những tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ với mục đích là kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục đại học vừa là nơi sản xuất ra tri thức vừa là nơi đào tạo người sử dụng tri thức khoa học. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở GDĐH ở mảng này hiện nay còn rất khiêm tốn.
Số lượng các công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học còn thấp. Trong đó có 37,5% GV chưa có công bố quốc tế ISI/
Scopus. Số GV có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%.
Khoảng cách về năng lực nghiên cứu của các cơ sở GDĐH ở Việt Nam với các cơ sở GDĐH ở các nước trong khu vực còn cách xa rất nhiều. Tổng số 83 công bố quốc tế của bốn trường Đại học hàng đầu Việt Nam (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh) được so sánh với ĐH Chulalongkorn (416 công bố quốc tế) và Mahidol (465 công
bố quốc tế) của Thái Lan thấp hơn 15 đến 30 lần. Từng trường ĐH này công bố nhiều hơn toàn bộ các Viện nghiên cứu Việt nam cộng lại. Công bố quốc tế của các trường ĐH ở Thái Lan cũng được trích dẫn thường xuyên hơn các ĐH của Việt Nam.
Công tác kiểm định chất lượng: Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi Luật GDĐH 2012 có hiệu lực thi hành, công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tại các cơ sở GDĐH đã từng bước hoàn thiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cơ bản như: (1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng chưa được hoàn thiện và chưa đáp ứng được yêu cầu vì hệ thống văn bản này mới chỉ tập trung hướng dẫn triển khai công tác ĐBCL bên ngoài, chưa có văn bản hướng dẫn xây dựng triển khai hệ thống ĐBCL bên trong. (2) Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác ĐBCL chưa đáp ứng về cả số lượng và chất lượng. Công tác tập huấn cho nhân sự làm bảo đảm chất lượng bên trong chưa được quan tâm đúng mực. (3) Công tác đánh giá ngoài và KĐCL đã được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây, tuy nhiên theo số liệu thống kê của Cục quản lý chất lượng đến nay mới có 73,4% cơ sở GDĐH được KĐCL (174/237), công nhận chất lượng. Số các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn KĐCL còn ở mức thấp (466) so với hàng nghìn chương trình đào tạo hiện nay của các cơ sở GDĐH trên cả nước. (4) Tại các cơ sở GDĐH đa phần chưa xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng, tại nhiều cơ sở GDĐH đặc biệt là ở các cơ sở GDĐH ngoài công lập công tác ĐBCL vẫn chưa thực sự được chú trọng. (5) Hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức KĐCL giáo dục (05 tổ chức) vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đồng đều giữa các tổ chức này [67].
Về hoạt động quản lý nhà nước: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà giáo chưa hoàn thiện. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chưa được khoa học, chưa có sự đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Chính sách tiền lương đối với nhà giáo vẫn còn nhiều bất cập. Chưa có chính sách thu hút được SV giỏi vào ngành sư phạm. Chính sách, cơ chế tài chính vẫn chưa tạo động lực để phát triển GDĐH; chưa khuyến khích và
thu hút mạnh các thành phần kinh tế đầu tư vào GDĐH; chưa thực hiện tốt chế độ kiểm toán đối với các cơ sở GDĐH; chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự bình đẳng giữa các cơ sở GDĐH công lập và ngoài công lập.
Về hoạt động Hợp tác quốc tế: Bên những thành quả đã đạt được hoạt động hợp tác quốc tế giữa các cơ sở GDĐH với các cơ sở GDĐH trên thế giới còn tồn tại một số hạn chế như: nội dung hợp tác chưa đa dạng, phong phú biểu hiện qua việc liên kết đào tạo dài hạn, ngắn hạn mà chưa thực hiện được nhiều hình thức hợp tác khác như thực tập, liên kết; Liên kết đào tạo mới chủ yếu theo một chiều là gửi SV các trường ĐH của nước ta sang học tập tại các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới mà chưa thu hút được nhiều SV các nước trong khu vực và trên thế giới sang học tập, thực tập tại các trờng ĐH;
Chưa thu hút được GV, nhà khoa học nước ngoài và GV, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy và NCKH; đầu tư nước ngoài vào các cơ sở GDĐH mặc dù đã tăng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn; … [43].