Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT
3.1. Một vài nét khái quát về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được của chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
“Đổi mới” đã giúp Việt Nam có những chuyển mình đáng kể, đó là chuyển từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một đất nước có nền kinh tế tư duy công nghiệp, từng bước đặt nền móng và phát triển vững chãi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 35 năm đổi mới, hệ thống GDĐH ở nước ta đã trở thành một hệ thống rộng lớn về quy mô, với cơ cấu hệ thống tương thích với các hệ thống GDĐH tiên tiến trên thế giới, đa dạng về loại hình, phương thức đào tạo, có mạng lưới cơ sở GDĐH đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và người lao động. Chất lượng đào tạo đại học, sau đại học ở một số ngành được nâng lên;
các chương trình đào tạo còn yêu cầu kiến thức và kỹ năng của SV được trang bị đầy đủ với yêu cầu cao hơn so với trước đây (kiến thức về CNTT, kỹ năng mềm, ngoại ngữ…); Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được chú trọng, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học được hình thành, văn hóa chất lượng được xây dựng, hoạt động đánh giá kiểm định được quy định với các quy phạm bắt buộc được quy định trong Luật Giáo dục; Hình thức tuyển sinh và hình thức kiểm tra đánh giá người học được đổi mới để giảm phiền hà, tốn kém của xã hội và đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong kiểm tra, đánh giá.
Về quy mô, cơ cấu (quy hoạch, phát triển mạng lưới, quy mô, cơ cấu ngành đào tạo, chất lượng đầu vào (tuyển sinh), chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ nhà giáo, hoạt động NCKH): Mạng lưới hệ thống GDĐH đã phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Nếu như trước năm 1986 cả nước chỉ có 96 trường ĐH và CĐ (32 trường ĐH) thì đến năm 1988 đã tăng lên 103 trường (có 01 trường dân lập), năm 2005 là 230 trường, năm 2020 hệ thống hiện có 237 trường, năm 2022 là 242 trường. Quy mô cơ sở đào tạo ĐH ngoài công lập sau 10 năm (từ 1998 - 2018) cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1997 Trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được thành lập là Trung tâm Đại học Thăng Long thì đến nay trên cả nước đã có 65 trường, tăng gấp 4,3 lần, số trường ĐH ngoài công lập chiếm 27,66% tổng số trường ĐH. Như vậy, sau hơn 35 năm đổi mới, hệ thống các cơ sở GDĐH đã phủ kín cả nước với số lượng đã tăng từ 32 trường lên 242 trường, tăng hơn 7 lần, số lượng tăng bình quân 6,9%/năm.
Bảng 3. 1. Thống kê số lượng các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022
Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 Tổng
trường 242 241 237 237 235 235 223 436 428 421 419
Cao
đẳng 217 214 214 215
Đại
học 242 241 237 237 235 235 223 219 214 207 204
Nguồn: Bộ GD&ĐT (số liệu không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng)
Tỉ lệ về số lượng SV/GV năm 1986 là 4,4/1, sau 35 năm phát triển tỉ lệ số lượng SV/GV năm 2016 là 21,85/1, tăng gấp 4,97 lần, đến năm 2022 tỉ lệ SV/GV là 27,43/1. Qua số liệu có thể thấy GDĐH Việt Nam phát triển rất nhanh về số lượng, mỗi năm tuyển sinh các hệ đào tạo là khoảng 400 nghìn người học và tốt nghiệp hơn 300 nghìn. Số lượng GV có trình độ tiến sĩ chưa đến 25%, số lượng GS - PGS cũng chỉ gần 7% trên tổng số GV trong các trường ĐH.
Bảng 3. 2. Bảng thống kê số lượng SV tại các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022
Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017
Tổng số SV
2,145,426 1,905,956 1.672.881 1.526.111 1.707.025 1,767,879
ĐH 2,145,426 1,905,956 1.672.881 1.526.111 1.707.025 1,767,879
Năm 2016 2015 2014 2013 2012
Tổng số SV
1,753,174 2,363,942 2,325,453 2,177,299 2,204,313
ĐH 1,753,174 1,824,328 1,670,025 1,453,067 1,448,021
CĐ 539,614 655,428 724,232 756,292
Nguồn: Bộ GD&ĐT (Từ năm 2016 không bao gồm số liệu về cao đẳng, tổng số SV không tính trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với GDĐH. Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp. Theo số liệu tổng kết năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT, tổng quy mô sinh viên ĐH là 1.767.879 SV, giữ khá ổn định so với những năm trước; quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Mới đây, Bộ cũng đã ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép SV các ngành khác được học thêm văn bằng 2, chính quy về CNTT. Một số ngành mới khác như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu và phát triển, Lãnh đạo toàn cầu, robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở ĐHQGHN và các trường thành viên; các ngành tự
động hóa, CNTT, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, ... được giảng dạy và đào tạo ở nhiều trường ĐH trong cả nước.
Ở giai đoạn 1 (từ năm 1986 - 1996) của quá trình đổi mới GDĐH, số lượng trường ĐH công lập chỉ tăng 2 trường, ít nhất trong 3 giai đoạn, trong khi số lượng GV tăng 1,13 lần, số lượng SV tăng 5,74 lần. Trong giai đoạn 2 (từ năm 1996 - 2006), số lượng trường ĐH công lập tăng 26 trường, số lượng GV tăng 1,57 lần và số lượng SV tăng 1,91 lần. Trong đó khoảng cách về tỷ lệ SV/GV trong 5 năm từ 2001 - 2006 là cao nhất (32,72/1). Tại giai đoạn 3 (từ năm 2006 - 2016), số lượng trường ĐH công lập tăng 54 trường; số lượng GV tăng 2,21 lần; số lượng SV tăng 1,5 lần. Từ năm 1986 - 2016, số lượng GV ĐH tăng với tốc độ 4,4 lần trong khi tốc độ tăng của SV là 23 lần. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2014 – 2015; 2015 - 2016, 2018 - 2019 và 2019 -
2020, cụ thể như sau:
Bảng 3. 3. Bảng so sánh chỉ số phát triển đội ngũ GV trong năm học 2014-2015 với 2015 – 2016 và năm học 2018 - 2019 với 2019 - 2020
Giảng viên Năm học 2014 -
2015
Năm học 2015 -
2016
Tỷ lệ tăng, giảm %
Năm học 2018 –
2019
Năm học 2019
- 2020
Tỷ lệ tăng, giảm
% Tổng số 65.664 69.591 5.98 73.312 73.312 0.00 Công lập 52.689 55.401 5.15 56.985 56.990 0.01 Ngoài công lập 12.975 14.190 9.36 16.327 16.142 -1.13 Trong đó số: - Nữ 35.653 32.690 -8.31 36.808 36.421 -1.05 - Dân tộc 1.115 1063 -4.66 1.040 1.202 15.58
- Giáo sư 536 550 2.61 519 542 4.43
- Phó Giáo sư 3.290 3.317 0.82 4.139 4.323 4.45 Chia theo trình độ đào tạo
Tiến sỹ 10.424 13.598 30.45 21.106 21.997 4.22 Thạc sỹ 37.090 40.426 8.99 44.705 44.119 -1.31 Nguồn: Tác giả phân tích chỉ số phát triển GV dựa trên số liệu thống kê của Bộ GD& ĐT
Nếu như số lượng GV năm 1986 chỉ 19,2 nghìn người thì đến năm 2005 đã lên tới 47,6 nghìn người, tỉ lệ tăng gấp 2,5 lần và đến năm 2015 số lượng GV tăng lên 91,1 nghìn, tỉ lệ tăng gấp 4, 7 lần so với năm 1986 và 1,9 lần so với năm 2005. Và từ năm 2015 - 2020 số lượng GV tăng 3.7 nghìn người, tỉ lệ tăng 1,05 lần. Như vậy có thể thấy ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, số lượng GV đã tăng trưởng với tốc độ vượt bậc và dần chững lại ở giai đoạn 3.
Bảng 3. 4. Bảng thống kê số lượng GV tại các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022
Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 Tổng
số GV
78,190 76,576 73.132 73.312 74.991 72,792 69,591 91,183 91,633 87,628 84,109
Đại
học 78,190 76,576 73.132 73.312 74.991 72,792 69,591 65,664 65,206 26,008 24,437 Cao
đẳng 25,519 26,427 61,674 59,672
Nguồn: Bộ GD&ĐT (Từ năm 2016 không bao gồm số liệu về cao đẳng, tổng số GV không tính trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng)
Từ bảng thống kê trên cho thấy năm học 2016 - 2017 tổng số GV trong các trường ĐH là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015 - 2016, trong đó GV có trình độ tiến sỹ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sỹ là 43.065 (tăng 6,6%). Trong năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công nhận 65 giáo sư, 638 phó giáo sư trong đó, số đang trực tiếp làm việc tại các cơ sở đào tạo là 48 giáo sư (chiếm 73.85%); 508 phó giáo sư (chiếm 79.62%) [7].
Số lượng GV trong các trường cao đẳng sư phạm hiện nay là: 3.388 người trong đó GV có trình độ: Tiến sĩ - 115 người; Thạc sĩ - 2.187 người. Tuy nhiên đến năm học 2019 - 2020 số lượng GV có xu hướng phát triển chậm (thậm chí là giảm về số lượng), nếu như năm 2018 cả nước có 74.991 GV thì đến năm 2019 & 2020 cả nước chỉ có 73.312 GV (giảm 1.679 người). Số GV có trình độ tiến sỹ đã tăng lên đáng kể, nếu như năm học 2018-2019 cả nước có 21.106 người thì đến năm học 2019-2020 số lượng GV có trình độ Tiến sỹ là 21.997 người, chỉ số tăng trưởng là 4.22.
Về chất lượng đào tạo, hoạt động NCKH: Về chất lượng nếu như trước những năm 80 của thế kỷ trước chính sách chất lượng của GDĐH Việt Nam là nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật cho tầng lớp nhân dân và thúc đẩy vật chất và tinh thần của xã hội Việt Nam. Cho đến nay, chính sách chất lượng đã có nhiều thay đổi, cụ thể trong 5 năm gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ và yêu cầu xác định chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Chất lượng đầu ra của người học về ngoại ngữ và chuyên môn đều yêu cầu cao hơn so với trước đây. Trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có Nghị quyết 29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường ĐH. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế.
Nếu như trước đây, GS, PGS, TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.
Số lượng nhiệm vụ KH&CN các cấp đã được nghiệm thu năm 2016 là 274 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này đã thu hút gần 3.000 lượt cán bộ, GV, nghiên cứu viên tham gia, đào tạo được 312 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 77 tiến sĩ, xuất bản 36 đầu sách tham khảo và chuyên khảo, công bố 594 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế (63,8 % đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, 36,1% đăng trên tạp chí nước ngoài, còn lại đăng trên các kỷ yếu hội thảo), 115 sản phẩm ứng dụng là quy trình kỹ thuật, sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, phát triển ngành và địa phương. Tính đến năm học 2016-2017, toàn quốc có 491 nhóm giảng dạy – nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy - nghiên cứu là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), ĐH Quốc Gia Hà Nội (23 nhóm) [69].
Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong các năm gần đây. Năm 2013, trước khi có Nghị quyết 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì tính từ 2017 đến tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường ĐH Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT (Vụ GDĐH) trong 5 năm (2016-2020) Việt Nam đã có 39.408 bài báo WoS và 58.426 bài báo Scopus được công bố, trong đó các cơ sở GDĐH có 22.531 bài WoS (đạt tỉ lệ 57,2% cả nước) và 52.871 bài báo Scopus (đạt tỉ lệ 90,5% cả nước).
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Bài báo WoS (ISI) của cả nước 5.131 6.063 7.480 9.884 10.850 39.408 Bài báo WoS (ISI) các cơ sở
GDĐH
2.107 2.856 3.994 6.072 7.502 22.531
Bài báo Scopus của cả nước 5.833 6.662 8.807 15.594 21.530 58.426 Bài báo Scopus các cơ sở GDĐH 4.735 5.878 8.648 13.722 19.888 52.871
Nguồn: Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT
Từ số liệu thống kê cho thấy trong 5 năm qua, số lượng bài báo ISI, Scopus tăng mạnh nhất trong 2 năm 2018, 2019. Riêng bài báo ISI của Việt Nam tăng 2,1 lần (từ 5.131 bài năm 2016, năm 2020 tăng lên 10.850 bài). Bài báo Scopus của cả nước tăng 3,69 lần trong 5 năm qua (từ 5.833 bài năm 2016, năm 2020 tăng lên 21.530 bài).
Hoạt động kiểm tra, giảm sát, kiểm định chất lượng: Trong những năm qua GDĐH của Việt Nam đã và đang đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế. Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là những kết quả trong việc kiểm định chất lượng GDĐH, xếp hạng ĐH. Tính đến 4.2022 cả nước có 74 cơ sở GDĐH được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) ở chu kỳ 1 và 07 trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng CSGD
ở chu kỳ 2 theo tiêu chuẩn trong nước và 07 cơ sở GDĐH được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn nước ngoài. Hiện có 548 CTĐT (tính đến 8.2022) đã được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 352 CTĐT được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài. Cả nước có 07 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đươc thành lập và được cấp phép hoạt động. Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở GDĐH đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Tính đến tháng 5.2016, có 229/266 (chiếm 86,1%) cơ sở GDĐH do Bộ GD&ĐT quản lý đã thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng, 1 số trường còn lại giao một số cán bộ phụ trách hoạt động đảm bảo chất lượng. Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức 5 đợt tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên, có 346 người đã được cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng GDĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp [67].
Có thể thấy rằng hiện nay công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực và thế giới.
Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài nhiều nhà trường đã thấy được điểm mạnh, điểm yếu và đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.
Về hoạt động quản lý nhà nước: Bộ máy quản lý nhà nước về GDĐH đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Tại Trung ương Bộ GD&ĐT là Bộ chủ quản thì có Vụ GDĐH thực hiện công tác chuyên trách, tại cấp địa phương ở các Sở GD&ĐT của 63 tỉnh, thành phố đều có cán bộ theo dõi các trường ĐH, CĐ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dần được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và ban hành. Cụ thể Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tạo cơ sở nền tảng pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động của GD&ĐT nói chung và GDĐH nói riêng. Sự ra đời của Luật giáo dục năm 1998, 2005 và 2009 (Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục năm 2005) đã lần lượt đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với GD&ĐT trong đó có GDĐH. Năm 2012, Luật GDĐH được ban hành - đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến GDĐH và đến ngày 19/11/2018 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH được ban hành. Điều này đã tạo tiền đề cho việc đổi mới công tác quản trị điều hành hệ thống GDĐH ở Việt Nam hiện nay theo hướng tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các cơ sở GDĐH từ đó tạo động lực và tính chủ động sáng tạo cho các cơ sở GDĐH. Nhiều chính sách ưu tiên được ban hành và được thực hiện có hiệu quả (chính sách ưu tiên cho SV nghèo, vùng sâu, vùng xa, huyện nghèo trong tín dụng SV hay ưu tiên cộng điểm khi tuyển sinh, đào tạo cử tuyển…). Hoạt động xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh với sự tham gia của các tầng lớp trong xã hội vào GDĐH đã được tăng cường với nhiều hình thức. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, Cán bộ Quản lý được từng bước đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Việc thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh và thu hút đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện đúng quy định.
Về hoạt động Hợp tác quốc tế: Hoạt động hợp tác quốc tế trong GD&ĐT nói chung và trong GDĐH nói riêng đã được mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hóa về nội dung. Cơ chế hợp tác song phương và đa phương dần được hoàn thiện, thực hiện các cam kết quốc tế; đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế về GD&ĐT như UN, UNESCO, UNICEF, WB, ADB. Từ năm 2013 - 2017 đã có 68 thỏa thuận và 23 điều ước quốc tế được ký kết, tăng 15% số lượng văn bản kết so với những giai đoạn trước. Hợp tác song phương được duy trì và mở rộng trong đó Lào và Campuchia vẫn là 2 quốc gia có chiến lược hợp tác đặc biệt toàn diện về giáo dục. Mỗi năm nước ta cấp gần 600 suất học bổng cho Lào và trên 100 suất học bổng cho Campuchia. Hợp tác đa phương được củng cố, công tác quản lý các chương trình liên kết đào tạo được Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành tăng cường quản lý. Trong giai đoạn đầu (5 năm) thực hiện Nghị quyết 29, tính đến năm 2018