Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu
4.1.3. Yêu cầu hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
- Điều chỉnh nội dung chính sách, tạo “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của chính sách, đáp ứng tốt trước các yêu cầu mới: Những hạn chế, bất cập của chính sách đã được phát hiện, chỉ ra, đặt trong bối cảnh xu thế phát triển mới của đất nước và thế giới trong cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi “bài toán GDĐH” của Việt Nam phải được giải quyết nhanh chóng, quyết liệt và kịp thời hơn nữa. Điều này đòi hỏi các chủ thể chính sách phải có những điều chỉnh quan trọng về nội dung của chính sách, đặt ra các mục tiêu trọng tâm, cụ thể hơn, các giải pháp và công cụ chính sách cần khả thi, hữu hiệu, mạnh mẽ, quyết liệt hơn để tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện của GDĐH nói riêng và nền giáo dục và đào tạo nói chung.
Các giải pháp và công cụ chính sách được đề xuất với mục đích phục vụ cho mục tiêu chính sách, do đó việc điều chỉnh mục tiêu chính sách sao cho phù hợp với bối cảnh, tạo bước đột phá phải được hành động đầu tiên. Các mục tiêu trọng tâm phù hợp với bối cảnh thực tiễn, hệ thống các công cụ, giải pháp sẽ được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi của mục tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc cần loại bỏ những công cụ, giải pháp mang nặng tính hình thức, không có hiệu lực, hiệu quá thực thi trên thực tế. Đối với những giải pháp, công cụ kém hiệu lực, hiệu quả cần được xem xét, điều chỉnh.
- Các chủ thể chính sách cần nâng cao trách nhiệm, quyết tâm hoàn thiện chính sách: khi đổi mới và hoàn thiện chính sách GDĐH ở tầm vi mô (chính sách bộ phận hay vĩ mô (chính sách tổng thể) thì đều liên quan đến cá nhân, tập thể/tổ chức cụ thể. Để đảm bảo lợi ích chung của hệ thống giáo dục đào
7https://www.nhandan.com.vn/giaoduc/item/35927602-xay-dung-chien-luoc-tong-the-phat-trien-
giao-duc-dai-hoc-o-viet-nam.html
tạo, lợi ích xã hội thì việc đổi mới, hoàn thiện chính sách GDĐH phải chấp nhận việc tinh giản biên chế, sắp nhập tổ chức, thay đổi nhiệm vụ và điều chuyển công tác cán bộ…Bởi vậy, đầu tiên cần có sự thống nhất, quyết tâm cao từ xây dựng chính sách đến hệ thống những người thực hiện chính sách GDĐH. Song song với sự thống nhất về quyết tâm cần đồng thời nêu cao trách nhiệm trong hoàn thiện chính sách. Điều này được thể hiện ở sự khách quan, công tâm, ‘tránh lợi ích nhóm” trong quá trình hoàn thiện chính sách GDĐH.
Quyết tâm đổi mới, hoàn thiện chính sách GDĐH được đề cập bao gồm:
+ Quyết tâm của Đảng - nơi đưa ra các định hướng quan trọng của chính sách để Chính phù xây dựng chính sách GDĐH, quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, của thủ trưởng các cơ quản chủ bản giáo dục. Trong thời gian qua, nội dung và thực tiễn triển khai chính sách GDĐH đã phần nào thể hiện sự quyết tâm của các chủ thể, điều đó được thể hiện kết quả của việc điều chỉnh, sửa đổi bộ sung Luật giáo dục, Luật GDĐH và các Luật, Nghị định…có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục và thực trạng này còn để kéo dài trong nhiều năm chưa được cải thiện là biểu hiện của những hạn chế trong quyết tâm, trách nhiệm hoàn thiện chính sách GDĐH. Vì vậy các chủ thể cần phải quyết liệt, nhìn trực diện vào những hạn chế, yếu kém và táo bạo trong giải quyết.
+ Quyết tâm trong bộ máy hành pháp, đặc biệt là vai trò của Bộ chủ quản phải được kiểm sát chặt chẽ, tránh tình trạng nhiều định hướng đã được Đảng đưa ra nhưng chưa được Chính phủ nghiên cứu một cách và được cụ thể hóa trong các văn bản chính sách, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách. Hơn nữa, Đảng cần ra đề ra thêm các chế tài xử lý kỉ luật đối với những hành vi chậm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng chính mà Đảng đã đề ra nhằm nâng cao trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách nhất là đối với Bộ chủ quản.
- Đảm bảo tính cụ thể, khả thi trong nội dung chính sách GDĐH: chúng ta có thể thấy rằng những hạn chế trong thực tiễn GDĐH có một phần nguyên nhân là từ chính nội dung chính sách chưa thực sự cụ thể, còn chung chung dẫn
đến sự hiểu sai hoặc mỗi đối tượng hiểu theo một cách, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Mặt khác, có những chính sách chưa được luật hóa, cụ thể hóa thành những biện pháp cụ thể. Đây chính là những nhược điểm (khoảng trống) cần phải được khắc phục.
Khi cụ thể hóa chính sách GDĐH cần phải bám sát mục tiêu, chủ trương của Đảng và phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, vào nhiệm vụ ở từng giai đoạn cụ thể, vào năng lực, khả năng và ưu điểm, hạn chế của từng lĩnh vực.
Chính vì vậy sự cụ thể hóa cần được tiến hành toàn diện trên tất cả các nội dung chính sách như: chính sách cơ cấu, chất lượng; chính sách hợp tác quốc tế; chính sách quản lý nhà nước…
- Chính sách GDĐH phải được hoàn thiện, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, trình độ nhận thức của đối tượng thực thi chính sách: “Giáo dục là một chức năng của xã hội” điều này đồng nghĩa giáo dục là một bộ phận của xã hội và nó chịu tác động của điều kiện kinh tế xã hội đất nước. Do vậy, chính sách GDĐH không thể tùy tiện vượt khỏi khuôn khổ của những điều kiện đó. Nói cách khác, mọi điều chỉnh, thay đổi của chính sách GDĐH phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo phù hợp với khả năng và đáp ứng thực tiễn.
Là một nước đang phát triển nên hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa được đầy đủ, còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong điều kiện pháp luật chưa thực sự hoàn thiện như vậy, chính sách GDĐH phải từng bước điều chỉnh sao cho phù hợp với hệ thống các luật liên quan như: Luật Tài chính công; Luật thi đua khen thưởng; Luật sở hữu trí tuệ; Luật khoa học công nghệ