Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT
3.3. Đánh giá chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3.3.2. Đánh giá thể chế chính sách
Thứ nhất, thể chế chính trị của Đảng: Đảm bảo các quan điểm, định hướng, mục tiêu, quy định, chỉ thị, quy chế, hướng dẫn của Đảng đối với giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Thứ hai, thể chế pháp luật của Nhà nước:
Các thể chế pháp luật cơ bản thực hiện các quy định chung, đồng thời ban hành một số quy định có tính đặc thù riêng của vùng, miền, thành phố. Về thể chế bộ máy được bố trí đúng các quy định của pháp luật. Về thể chế kinh tế, được Nhà nước phân bổ ngân sách, chi trả cho tổ chức, bộ máy, giảng viên theo quy định.
Việc đề ra và thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay được thực hiện thống nhất trong các cơ sở GDĐH. Nhiều chính sách chung về giáo dục được ban hành, cụ thể:
(1) Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04.11.2013 của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương VIII, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
(2) Chính sách do Quốc hội thông qua: Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với GDĐH; Luật Giáo dục số 11/1998/QH ngày 02/12/1998; Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục 2005; Luật số 08/2012/QH13, Luật Giáo dục đại học;
(3) Chính sách do Chính phủ ban hành: Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP về “đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”; Nghị quyết số 44/NQ - CP ngày 09/6/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị định 49/2005/NĐ - CP ngày 11/4/2005 về thay thế cho Nghị định số 18/2001/NĐ - CP ngày 04/5/2001 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 138/2013/NĐ - CP ngày 20/10/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 75/2006/NĐ - CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục 2005; Nghị định số 141/2013/NĐ - CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục 2012; Nghị định số 115/2010/NĐ - CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy trịnh trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định số 127/2018/NĐ - CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy trịnh trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Quyết định số 1505/QĐ - TTg ngày 15/10/2008 phê duyệt Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường ĐH của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015”; Quyết định số 911/QĐ - TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án
“Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020”; Quyết định số 1216/QĐ - TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020; Quyết định số 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020”; Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV;…
(4) Chính sách do Bộ GD & ĐT ban hành: Nghị quyết số 05/NQ - BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD & ĐT về “Đổi mới cơ chế quản lý GDĐH giai đoạn 2010 - 2012; Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; Thông tư 01/2019/TT - BGDĐT ngày 25/02/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ ĐH, thạc sỹ, tiến sỹ; Thông tư số 09/2009/TT - BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 45/2008/QĐ - BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế đào tạo trình độ Thạc sỹ; Thông tư số 10/2009/TT - BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ Thạc sỹ;...;
(5) Chính sách do các Bộ liên quan ban hành: Các thông tư, thông tư liên tịch về việc hướng dẫn công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ; đầu tư cơ sở vật chất; quản lý và sử dụng tài chính công; ….
(6) Chính sách do các Cơ sở GDĐH ban hành: Các Nghị quyết; Chiến lược phát triển và tầm nhìn; Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;
Nhìn chung hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế thiếu đồng bộ và chậm đổi mới. Một số văn bản pháp luật còn chậm ban hành hoặc sửa đổi bổ sung như: Điều lệ, quy chế trường học (Quyết định số 70/2014/QĐ - TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng chính phủ ban hành Điều lệ trường ĐH). Một số văn bản luật ban hành sau như: Luật Viên chức (2010); Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) đã điều chỉnh hoặc bỏ qua một số quy định trong Luật Giáo dục, cụ thể: Khoản 2, Điều 58 Luật giáo dục quy định về nhiệm vụ và quyền
hạn của nhà
trường: “Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan QLNN có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên” trong khi trên thực tế, Luật viên chức không cho phép nhà trường thực hiện nhiệm vụ này [24];