Thực tiễn tài phán liên quan đến tư cách đương sự trong tố tụng

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại việt nam (Trang 27 - 34)

Chương 2. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa và tư cách đương sự trong tố tụng

2.2 Thực tiễn tài phán liên quan đến tư cách đương sự trong tố tụng

Nghiên cứu thực tiễn xét xử vụ án kinh doanh, thương mại liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa cho thấy đã có khá nhiều bản án đề cập đến vấn đề tư cách đương sự của công ty hay chi nhánh công ty, doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh hay chủ hộ kinh doanh. Các bản án được xem xét dưới đây cho thấy hệ thống tòa án từng không nhất quán trong các vấn đề này.

2.2.1 Tư cách đương sự trong tố tụng của chủ doanh nghiệp tư nhân

Quyết định giám đốc thẩm số 06/2003/HĐTP-KT ngày 29/05/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Trong vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng cung cấp và lắp đặt hệ thống lọc nước tinh khiết giữa Công ty TNHH sản xuất nước uống tinh khiết Hải Cường và Doanh nghiệp tư nhân Dân Xuân được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 09/KTST ngày 16/01/2002, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 15/KTPT ngày 07/05/2002 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 06/2003/HĐTP-KT ngày 29/05/2003 thì tòa án sơ thẩm đã thụ lý vụ kiện trong đó Doanh nghiệp tư nhân Dân Xuân giữ tư cách đương sự là bị đơn. Mặc dù vào thời điểm đó, LDN 1999 cũng đã có quy định tương tự như LDN 2005 hiện hành, theo đó “chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị

đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp” (khoản 2 Điều 101 LDN 1999). Tuy nhiên, sau đó cả tòa án cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm đều không đề cập đến sai sót này của tòa án cấp sơ thẩm. Thậm chí quyết định giám đốc thẩm còn ghi ở mục “Bị đơn” là “Doanh nghiệp tư nhân Dân Xuân (nay là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Dân Xuân)”.

Quyết định giám đốc thẩm số 06/2006/KDTM-GĐT ngày 06/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Tương tự như vậy, trong vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I được xét xử sơ thẩm bởi TAND tỉnh An Giang bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 08/KTST ngày 18/05/2005, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 58/2005/KTPT ngày 22/8/2005 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 06/2006/KDTM-GĐT ngày 06/07/2006 thì tòa án sơ thẩm đã thụ lý vụ kiện trong đó Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I cũng giữ tư cách đương sự là bị đơn. Trong vụ án này sau đó tòa án cấp phúc thẩm không đề cập đến tư cách đương sự là bị đơn thuộc về Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I hay nhẽ ra thuộc về chủ doanh nghiệp này. Còn tại mục “Bị đơn” trong Quyết định giám đốc thẩm thì ghi

“Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I, do bà Ngô Thị Mai Hoa, chủ doanh nghiệp làm đại diện”.

Quyết định giám đốc thẩm số 07/2007/KDTM-GĐT ngày 07/08/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Nhưng đến năm 2007 đã bắt đầu có sự thay đổi trong quan điểm xét xử, ít nhất là tại Hội đồng thẩm phán TANDTC trong vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Đông Hoa và Công ty TNHH Liên Hoa được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 245/2005/KDTM-ST ngày 29/08/2005, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 91/2005/KDTMPT ngày 29/11/2005 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 07/2007/KDTM-GĐT ngày 07/08/2007. Trong vụ án này, tòa án xét xử sơ thẩm đã thụ lý đơn kiện ngày 05/5/2005 của bà Dương Thiết Hòn là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thương mại Đông Hoa với nguyên đơn là “Doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thương mại Đông Hoa”. Sau đó tòa án xét xử phúc thẩm đã bác toàn bộ các kháng cáo của cả hai bên và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, tòa án xét xử giám đốc thẩm đã tuyên hủy cả hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm do nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng và áp dụng luật nội dung. Trong đó Hội đồng thẩm phán TANDTC nêu rõ: “Theo quy định tại khoản 3 Điều 101 LDN 1999 (khoản 3 Điều 143 LDN 2005) thì chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thương mại Đông Hoa là nguyên đơn trong vụ án là không đúng”. Thêm nữa, tòa án xét xử giám đốc thẩm còn khẳng định: “Mặt khác, Doanh nghiệp Đông Hoa đã giải thể từ ngày 01/02/2002; do đó, Doanh nghiệp này đã không còn tư cách để tham gia tố tụng trong vụ án này được”.

Với quyết định giám đốc thẩm này, Hội đồng thẩm phán TANDTC hoặc lần đầu tiên phát hiện ra sai sót của các tòa án cấp dưới hoặc lần đâu tiên tự mình thay đổi quan điểm xét xử trong vấn đề này.

Quyết định giám đốc thẩm số 14/2009/KDTM-GĐT ngày 27/5/2009 của Tòa Kinh tế TANDTC

Tuy nhiên, sau thời điểm này trong nhiều vụ án kinh doanh, thương mại khác tòa án cấp sơ thẩm (TAND cấp huyện) và tòa án cấp phúc thẩm (TAND cấp tỉnh) vẫn tiếp tục thụ lý vụ kiện với nguyên đơn hoặc bị đơn là doanh nghiệp tư nhân thay vì là chủ doanh nghiệp tư nhân như Hội đồng thẩm phán TANDTC đã khẳng định trong quyết định giám đốc thẩm đề cập trên đây. Trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Công ty TNHH xây dựng và thương mại NQC và Doanh nghiệp tư nhân nội thất Hoàng Hải được xét xử sơ thẩm bởi TAND quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 14/2008/KDTM-ST ngày 09/04/2008, xét xử phúc thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 883/2008/KDTM-PT ngày 13/08/2008, cả hai tòa án này đều nhìn nhận bị đơn là Doanh nghiệp nội thất Hoàng Hải thay vì là chủ doanh nghiệp này. Nhưng sau đó tại Quyết định giám đốc thẩm số 14/2009/KDTM-GĐT ngày 27/5/2009 tòa án xét xử giám đốc thẩm vụ án này là Tòa Kinh tế TANDTC đã khẳng định: “Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định bị đơn là Doanh nghiệp tư nhân nội thất Hoàng Hải là không đúng pháp luật; bởi vì, theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân là bị đơn. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân số 0101000646 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Chủ Doanh nghiệp tư nhân nội thất Hoàng Hải là ông Hoàng Hải. Vì vậy, bị đơn trong vụ án này phải là ông Hoàng Hải, Chủ Doanh nghiệp tư nhân nội thất Hoàng Hải”.

Quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/KDTM-GĐT ngày 17/3/2008 của Tòa Kinh tế TANDTC

Bên cạnh việc thụ lý vụ kiện với nguyên đơn hoặc bị đơn là “doanh nghiệp tư nhân” thay vì “chủ doanh nghiệp tư nhân” thì cũng có tòa án ghi trong mục nguyên đơn hay bị đơn dưới dạng “Doanh nghiệp tư nhân X do ông/bà X làm đại diện”.

Trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty cổ phần thương mại và vận tải biển Nghệ An và Doanh nghiệp tư nhân Biên Hòa Auto được xét xử sơ thẩm bởi TAND Thành phố Biên Hòa bằng bản án kinh

doanh, thương mại sơ thẩm số 15/2007/KDTM-ST ngày 27/3/2007, xét xử phúc thẩm bởi TAND tỉnh Đồng Nai bằng bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 01/2007/KDTM-PT ngày 24/7/2007, cả hai bản án này đều ghi bị đơn là “Doanh nghiệp tư nhân Biên Hòa Auto do ông Bồ Văn Nhân làm đại diện”. Tòa Kinh tế TANDTC xét xử giám đốc thẩm vụ án này sau đó đã khẳng định trong quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/KDTM-GĐT ngày 17/3/2008 rằng: “khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp”; Vì vậy, bị đơn trong vụ án này phải là ông Bồ Văn Nhân chủ Doanh nghiệp tư nhân Biên Hòa Auto; Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị đơn là Doanh nghiệp tư nhân Biên Hòa Auto do ông Bồ Văn Nhân làm đại diện là chưa chính xác”.

Quyết định giám đốc thẩm số 02/2010/KDTM-GĐT ngày 21/01/2010 của Tòa Kinh tế TANDTC về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tới thời gian gần đây, có trường hợp trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà một bên hợp đồng là doanh nghiệp tư nhân tòa án cấp dưới ghi nguyên đơn hoặc bị đơn là doanh nghiệp tư nhân, nhưng tòa án xét xử giám đốc thẩm tự điều chỉnh thành nguyên đơn hoặc bị đơn là chủ doanh nghiệp tư nhân mà không có nhận xét đặc biệt nào về vấn đề này trong quyết định giám đốc thẩm.

2.2.2 Tư cách đương sự của chủ hộ kinh doanh

Tương tự như trong các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mà một bên hợp đồng là doanh nghiệp tư nhân, trong các vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mà một bên hợp đồng là hộ kinh doanh (hay trước đây gọi là hộ kinh doanh cá thể) tòa án các cấp cũng không nhất quán về việc tư cách nguyên đơn hay bị đơn thuộc về hộ kinh doanh hay thuộc về chủ hộ kinh doanh.

Bản án kinh tế sơ thẩm số 217/KTST ngày 25/8/2004 của TAND TP.HCM; Bản án kinh tế phúc thẩm số 12/KTPT ngày 24/02/2005 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 09/2006/KDTM-GĐT ngày 07/12/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Bản án kinh tế phúc thẩm số 87/2007/KDTM-PT ngày 10/9/2007 của TAND TP.HCM

Trong vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng mua bán giữa nguyên đơn là “Công ty TNHH sản xuất và thương mại Gia Lợi” và bị đơn là “Cơ sở Thuận Lợi”

được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 217/KTST ngày 25/8/2004 và xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.

Hồ Chí Minh TAND bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 12/KTPT ngày 24/02/2005,

xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 09/2006/KDTM-GĐT ngày 07/12/2006, xét xử phúc thẩm lần hai bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 87/2007/KDTM-PT ngày 10/9/2007, tất cả các tòa án tham gia xét xử đều nhìn nhận bị đơn là „Cơ sở Thuận Lợi“ với tư cách là hộ kinh doanh.

Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/KDTM-GĐT ngày 19/03/2010 của Tòa Kinh tế TANDTC v/v tranh chấp hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Còn trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Nam Giang và Đại lý thức ăn tôm Minh Tuyết - Ngọc Nhi được xét xử sơ thẩm bởi TAND thị xã Vĩnh Long bằng bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2008/KDTM-ST ngày 12/12/2008 và xét xử phúc thẩm bởi TAND tỉnh Vĩnh Long bằng bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 05/2009/KDTM-PT ngày 11/08/2009 thì cả hai tòa án này đều xác định bị đơn là bà Lưu Thị Tuyết với tư cách là chủ Đại lý thức ăn tôm Minh Tuyết – Ngọc Nhi. Tuy nhiên, mặc dù Tòa Kinh tế TANDTC là tòa án xét xử giám đốc thẩm cũng xác nhận việc các tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định tư cách bị đơn của bà Lưu Thị Tuyết là đúng và thậm đồng ý với tòa án cấp sơ thẩm rằng hợp đồng này là vô hiệu vì bà Tuyết không đủ tư cách chủ thể hợp đồng đại lý do lấy danh nghĩa Đại lý thức ăn tôm Minh Tuyết – Ngọc Nhi do người khác đứng tên đăng ký kinh doanh, nhưng tòa án này lại ghi trong quyết định của mình tại mục bị đơn là “Đại lý thức ăn tôm Minh Tuyết – Ngọc Nhi, do bà Lưu Thị Tuyết làm đại diện”.

Quyết định giám đốc thẩm số 12/2009/KDTM-GĐT ngày 22/4/2009 của Tòa Kinh tế TANDTC

Trong một vụ án khác, vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ - Xây dựng Phượng Lâm và Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang được xét xử sơ thẩm bởi TAND Quận 3, TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2007/KSTM-ST ngày 23/7/2007 thì tòa án này đã xác định bị đơn là “Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang”. Trong khi đó TAND TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án này lại xác định bị đơn là “bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương, Chủ Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang”. Nhưng trong quyết định giám đốc thẩm số 12/2009/KDTM-GĐT ngày 22/4/2009 Tòa Kinh tế TANDTC xét xử giám đốc thẩm vụ án này đã cho rằng: “Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể số 01703 ngày 2/8/2000 của UBND Quận 3, TP.

Hồ Chí Minh, thì hộ kinh doanh có tên cơ sở Huy Quang đứng tên bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương; do vậy, bị đơn trong vụ án này là bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương, chủ cơ sở Huy Quang (Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang) chứ không phải là Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định và việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị đơn là bà Nguyễn Thị Quỳnh

Phương, Chủ Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang cũng chưa chính xác”.

Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 1784/2007/KDTM-ST ngày 24/9/2007 của TAND TP. Hồ Chí Minh

Còn lại, trong phần lớn các vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mà một bên hợp đồng là hộ kinh doanh (hay hộ kinh doanh cá thể) mà nghiên cứu này xem xét tòa án đều xác định chủ hộ kinh doanh nguyên đơn hay bị đơn, theo cách thức viết tên cá nhân kèm theo mối liên hệ với hộ kinh doanh. Chẳng hạn, bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 1784/2007/KDTM-ST ngày 24/9/2007 của TAND TP. Hồ Chí Minh ghi tại mục “nguyên đơn”: Bà Nguyễn Thị Tốt – Chủ hộ kinh doanh cá thể - Nhà phân phối Phước Hiệp.

2.2.3 Tư cách đương sự của công ty trong vụ án giải quyết tranh chấp pháp sinh từ hợp đồng ký kết với chi nhánh công ty

Liên vấn đề được đề cập ở đây có thể tóm tắt vụ việc và quan điểm của trọng tài từ một phán quyết trọng tài5 như sau:

Tóm tắt vụ việc:

Công ty X (bên bán), Chi nhánh Công ty Y (bên mua) và Công ty C (bên thụ hưởng) đã ký hợp đồng mua bán máy móc. Sau đó Chi nhánh công ty Y mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán, trong L/C ghi rõ bên nhận hàng là Chi nhánh công ty Y.

Hàng được cập cảng TP. Hồ Chí Minh và được vận chuyển đến nơi thụ hưởng cuối cùng là Công ty C. Tiếp theo, toàn bộ máy móc được tiến hành lắp đặt và đưa vào vận hành thử; Bên bán yêu cầu Bên mua và Bên thụ hưởng cuối cùng là Công ty C xác nhận việc lắp ráp máy móc hoàn thành nhưng không được Bên thụ hưởng xác nhận sự việc nêu trên. Bên bán gửi thư khiếu nại bên mua về việc Bên thụ hưởng và Bên mua không ký biên bản nghiệm thu để thanh toán phần 20% còn lại trong hợp đồng cho Bên bán. Vì vậy Nguyên đơn (Bên bán) đã gửi Đơn kiện Công ty Y ra Trọng tài để yêu cầu Công ty Y thanh toán tiền hàng còn nợ, bồi thường khoản tiền chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đồng nhân dân tệ và thanh toán tiền VAT xuất khẩu.

Phán quyết của Trọng tài:

Về tư cách của Bị đơn trong vụ kiện: Hợp đồng đã xác định rõ Người bán là X, Người mua là Chi nhánh công ty Y và Bên sử dụng cuối cùng là Công ty C, L/C ghi rõ bên nhận hàng là Chi nhánh Công ty Y. Chi nhánh công ty Y cũng thừa nhận mình là hiện là chủ sở hữu tài sản của số hàng hóa này và Công ty C chỉ là Bên thuê

5 Theo: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) (2010), Các phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp (Phán quyết số 38, tr.

373-378).

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại việt nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)