Chương 8. Vấn đề khiếu nại vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
8.2 Thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại
8.2.1 Tài phán về chế định khiếu nại của LTM 1997
Trọng tài, tòa án Việt Nam cũng đã từng phán quyết về chế định khiếu nại theo quy định tại Điều 241 LTM 1997. Tiêu biểu là ba phán quyết sau đây:
98 Mặc dù theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 BLTTDS, khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì việc „người khởi kiện không có quyền khởi kiện“ cũng là căn cứ để tòa án, trọng tài trả lại đơn kiện, nhưng thực tế tòa án, trọng tài chưa hề trả lại đơn kiện theo các quy định này bằng cách viện dẫn bên khởi kiện đã mất quyền khởi kiện do không thực hiện khiếu nại trong thời hạn khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 241 LTM 1997.
Vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thiết bị” năm 2003 tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC)99
Trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thiết bị”, ngày 17/01/2003 nguyên đơn là người bán Nhật Bản đã khởi kiện bị đơn là người mua Việt Nam trước VIAC, theo đó nguyên đơn yêu cầu Trọng tài buộc bị đơn thanh toán tiền mua một lô hàng thiết bị theo hợp đồng mua bán ký ngày 05/6/2002 với số tiền là 5.107.193 Yên Nhật. Thời hạn thanh toán theo hợp đồng là 60 ngày sau khi bị đơn nhận được B/L. Do đó, nguyên đơn cho rằng thời hạn cuối cùng mà bị đơn phải thanh toán tiền hàng là ngày 06/10/2002. Tuy nhiên, bị đơn đã không thanh toán, mà khiếu nại nguyên đơn đòi trả lại hàng. Nguyên đơn không chấp nhận khiếu nại, nên bị đơn đã khởi kiện nguyên đơn trước trọng tài vào ngày 31/12/2002 yêu cầu được trả lại hàng.
Trong vụ kiện theo đơn khởi kiện của nguyên đơn ngày 17/01/2003 bị đơn đã yêu cầu trọng tài bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn với lập luận: Nguyên đơn đã không khiếu nại trong thời hạn quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, cụ thể thời hạn khiếu nại đã kết thúc trước khi nguyên đơn khởi kiện là 11 ngày. Do vậy, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 241 Luật này, nguyên đơn đã mất quyền khởi kiện.
Ngược lại, nguyên đơn cho rằng, tại thời điểm trọng tài nhận đơn kiện của bị đơn ngày 31/12/2002, “đồng hồ” tính thời hạn khiếu nại đối với các bên trong vụ tranh chấp này sẽ dừng lại, điều này cũng đồng nghĩa với việc phía nguyên đơn không còn bị chi phối bởi thời hạn khiếu nại và không bị mất quyền khởi kiện như Điều 241 LTM 1997 quy định. Mặt khác, nguyên đơn còn cho rằng nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn thanh toán trong bất kỳ thời gian nào mà không cần thiết phải trải qua giai đoạn khiếu nại. Thời hạn khiếu nại 3 tháng kể từ khi bên vi phạm nghĩa vụ đối với các hành vi thương mại khác quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 LTM 1997 không bao gồm nghĩa vụ thanh toán, bởi vì nghĩa vụ thanh toán không phải là một trong các hành vi thương mại đươc quy định tại Điều 45 LTM 1997. Mặc dù vậy, nguyên đơn khẳng định là đã thực hiện khiếu nại yêu cầu bị đơn thanh toán thông qua bản fax gửi bị đơn vào ngày 19/11/2002.
Tuy nhiên, trong vụ kiện này nguyên đơn đã không chứng minh được đã gửi bị đơn bản fax khiếu nại việc thanh toán vào ngày 19/11/2002 hay bị đơn đã nhận được bản fax như vậy. Mặt khác, nguyên đơn cũng đã không khiếu nại yêu cầu bị đơn thanh toán trong thời hạn khiếu nại 3 tháng kể từ ngày bị đơn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 LTM 1997.100
99 Xem: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2007: Quyết định số 10,
“Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thiết bị”, tr. 72-77.
100 Trong vụ kiện này, Hội đồng trọng tài đã đề nghị UBTVQH giải thích về nội dung điểm c khoản 2 Điều 241 LTM 1997. Trên cơ sở yêu cầu đó UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 746/2005/NQ-
Bởi vậy, trọng tài đã bác đơn kiện của nguyên đơn do đã mất quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 241 LTM 1997.
Như vậy, vấn đề then chốt trong vụ kiện này là việc nguyên đơn có thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn luật định (do không có thỏa thuận khác của các bên về thời hạn khiếu nại) hay không? Và trọng tài đã phán quyết bác đơn kiện của nguyên đơn do nguyên đơn không chứng minh được đã thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn luật định và vì vậy đã mất quyền khởi kiện trước khi khởi kiện, mặc dù thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Quyết định giám đốc thẩm số 07/2007/KDTM-GĐT ngày 07/8/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” 101
Trong vụ án kinh tế “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty TNHH Điện lạnh Sài Gòn và bị đơn (bên mua) là Công ty TNHH Chế biến thực phẩm thương mại Ngọc Hà, được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 94/KTST ngày 10/5/2005, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 86/2005/KTPT ngày 14/11/2005 và được xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 07/2006/KDTM-GĐT ngày 06/7/2006, vấn đề thời hạn khiếu nại cũng có một vai trò quan trọng trong quyết định giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm.
Trong vụ án này, bên cạnh lý do nội dung dẫn đến quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm, Hội đồng thẩm phán TANCTC còn viện dẫn “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” của các tòa án này. Theo đó, nhẽ ra tòa án cấp sơ thẩm phải trả lại đơn kiện cho đương sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 BLTTDS, nhưng lại thụ lý vụ án và quyết định chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền hàng của nguyên đơn. Trong khi đó trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện kể từ ngày lập hóa đơn bán hàng cuối cùng là ngày 29/11/2001, theo đó bị đơn phải thanh toán tiền hàng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập hóa đơn, đến khi khởi kiện (05/5/2005) nguyên đơn đã có khiếu nại hoặc đòi hỏi bị đơn thanh toán. Như vậy, nguyên đơn đã mất quyền khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 và khoản 1 Điều 241 LTM 1997 từ ngày 01/4/2002; đồng thời thời hiệu khởi kiện của vụ án cũng đã hết.
UBTVQH11 ngày 28/01/2005 về việc giải thích điểm c khoản 2 Điều 241 Luật Thương mại. Theo đó:
“Đối với khiếu nại về vi phạm các nghĩa vụ khác trong việc thực hiện các hành vi thương mại thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật Thương mại. Như vậy, trừ khiếu nại về số lượng hàng hóa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 241 và khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 241 của Luật Thương mại thì thời hạn khiếu nại đối với các vi phạm nghĩa vụ về thanh toán, thời hạn giao hàng và các vi phạm khác trong mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, môi giới thương mại và trong các hành vi thương mại khác được qui định tại Điều 45 của Luật Thương mại là ba tháng, kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật Thương mại.”
101 Xem Quyết định giám đốc thẩm số 07/2007/KDTM-GĐT ngày 07/8/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC tại: Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13 kỳ I tháng 7/2008, tr. 45-48.
Quyết định giám đốc thẩm số 07/2006/KDTM-GĐT ngày 06/7/2006 vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa”102
Trong vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” được phán quyết bởi Bản án sơ thẩm số 94/KTST ngày 10/5/2005 của TAND TP. Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 86/2005/KTPT ngày 14/11/2005 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh và được xét lại bởi Quyết định giám đốc thẩm số 07/2006/KDTM- GĐT ngày 06/7/2006 vấn đề khiếu nại cũng đóng một vai trò then chốt đối với cả ba tòa án này.
Tuy nhiên, trong vụ án này vấn đề thời hạn khiếu nại lại được xem xét từ góc độ của bị đơn. Vấn đề được tòa án các cấp xem xét là liệu bị đơn có khiếu nại về chất lượng hàng hóa được bán trong thời hạn khiếu nại hay không.
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định khiếu nại về chất lượng hàng hóa (hệ thống thiết bị lạnh) của bị đơn đã quá thời gian luật định là sáu tháng, tính từ ngày đưa thiết bị vào hoạt động, nên không xem xét. Trong khi đó tòa án xét xử giám đốc thẩm xét thấy bị đơn đã khiếu nại trong thời hạn luật định (ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao) nên việc tòa án sơ thẩm và phúc thẩm “không xem xét và giải quyết tranh chấp về chất lượng máy theo yêu cầu của bị đơn là không đúng quy định của pháp luật, tước của bị đơn quyền được yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình – đây là quyền cơ bản được quy định tại Điều 4 BLTTDS” và đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bảo trì trạm biến áp” 103
Đây là vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán, dịch vụ bảo trì trạm biến áp giữa nguyên đơn (bên bán và bên cung ứng dịch vụ) là Công ty TNHH thương mại - xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn (Công ty SEECOM) và bị đơn (bên mua, bên sử dụng dịch vụ) là Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình (Công ty LOTECO), được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 239/KTST ngày 21/9/2004, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 03/KTPT ngày 17/01/2005 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 08/12/2005. Mặc dù trong vụ án này các bên không tranh chấp, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng không xem xét và các cơ quan kháng nghị giám đốc thẩm cũng không đề cập về việc bị đơn có khiếu nại về chất
102 Quyết định này cũng còn được đề cập tại Chương 6 (Vấn đề thanh toán tiền hàng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa) và Chương 7 (Chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa).
103 Quyết định giám đốc thẩm này đã được phân tích liên quan đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng tại Chương 3 (Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án).
lượng hàng hóa trong thời hạn khiếu nại hay không, nhưng tòa án xét xử giám đốc thẩm có dẫn ra rằng “Chỉ đến ngày 8-3-2004 Công ty LOTECO mới có Công văn số 121-04/KTH đề nghị Công ty SEECOM nhận lại 04 đồng hồ nêu trên với lý do 04 đồng hồ đo điện này không đạt yêu cầu sử dụng của Công ty; nhưng căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 241 Luật thương mại thì đến ngày 08-3-2004 việc khiếu nại về chất lượng hàng hóa của Công ty LOTECO là đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật”.
Qua đó có thể thấy, tòa án xét xử giám đốc thẩm nhìn nhận việc xem xét bên bị vi phạm hợp đồng có khiếu nại hay không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại hay không là công việc của tòa án (ex officio), không phụ thuộc vào việc các bên có tranh chấp hay không. Mặt khác đây là trường hợp bị đơn không khiếu nại về chất lượng hàng hóa trong thời hạn khiếu nại, nên cho dù nguyên đơn có vi phạm thỏa thuận hợp đồng về chất lượng hàng hóa thì điều đó cũng không được xem xét.
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2006/KDTM-GĐT ngày 06/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
Đây là vụ án kinh doanh thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I, được xét xử sơ thẩm bởi TAND tỉnh An Giang bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 08/KTST ngày 18/05/2005, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.
Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 58/2005/KTPT ngày 22/8/2005 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 06/2006/KDTM-GĐT ngày 06/07/2006.
Trong vụ án này các bên không tranh chấp về việc nguyên đơn có khiếu nại vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bị đơn trong thời hạn luật định hay không; tòa án xét xử các cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng không xem xét vấn đề này.
Tuy nhiên, tại Quyết định kháng nghị đối với bản án kinh tế phúc thẩm Chánh án TANDTC có nhận định như sau: “Mặt khác, nếu xác định hợp đồng mua bán số 01- MV/PN-TC ngày 10-8-2003 giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là hợp đồng hợp pháp, thì cũng cần phải xem xét về thời hiệu khởi kiện. Bởi vì tại Điều 2 hợp đồng có quy định phải thanh toán ngay khi giao hàng; theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì lô hàng cuối cùng được giao vào ngày 15-9-2003, nhưng đến ngày 29-6-2004 Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường mới có đơn khởi kiện yêu cầu thanh toán tiền hàng, nhưng trong hồ sơ lại không có tài liệu nào thể hiện việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường đã có khiếu nại về thanh toán đối với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I trong thời hạn ba tháng, kể từ khi Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I nhận lô hàng cuối cùng là ngày 15-9-2003. Trong khi đó Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại chưa yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ để làm rõ thời hạn khiếu nại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường đối với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I.”
Viện trưởng VKSNDTC cũng đã nhất trí với kháng nghị của Chánh án TANDTC, bao gồm cả nhận định này.
Tại quyết định giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán TANDTC cũng nhận định:
“Hợp đồng số 01-MV/PN-TC ngày 10-8-2003 giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là hợp đồng mua bán hàng hóa, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại năm 1997. Tại Điều 2 hợp đồng có quy định phải thanh toán ngay khi giao hàng; theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì lô hàng cuối cùng được giao vào ngày 15-9-2003. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày 15-9-2003 nếu Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường thấy bị vi phạm về nghĩa vụ thanh toán thì phải có khiếu nại đối với doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I, nếu không có khiếu nại thì bị mất quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Điều 241 Luật thương mại năm 1997. Tòa án cấp sơ thẩm chưa yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường cung cấp chứng cứ để chứng minh là đã có khiếu nại về nghĩa vụ thanh toán đối với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I; để làm rõ Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường có đủ điều kiện để khởi kiện hay không, nhưng đã chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Cường để thụ lý và giải quyết vụ án là chưa đúng pháp luật.”
Như vậy, có thể thấy trong vụ án này các cơ quan kháng nghị giám đốc thẩm và Hội đồng thẩm phán TANDTC cũng đều cho rằng: Thứ nhất, nguyên đơn sẽ mất quyền khởi kiện hay sẽ không đủ điều kiện khởi kiện nếu đã không khiếu nại về vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn khiếu nại là 03 tháng. Thứ hai, tòa án phải tự mình yêu cầu nguyên đơn chứng minh việc đã thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn khiếu nại, không phụ thuộc vào việc bị đơn có viện lý do này hay không.
8.2.2 Tài phán về chế định khiếu nại của LTM 2005
Bản án số 20/2010/KDTM-ST ngày 05/01/2011 của TAND TP. Hồ Chí Minh về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Đây là vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty Bodibasixs Manufacturing Sdn Bhd và bị đơn (bên mua) là Công ty TNHH Dược Phẩm và Thương Mại Việt Mỹ Hòa Phong, được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2010/KDTM-ST ngày 05/01/2011. Đối tượng tranh chấp là nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và tiền lãi do chậm thanh toán của bị đơn từ các hợp đồng được xác lập trong các năm 2007, 2008. Bị đơn đã nêu ra nhiều lý do khác nhau để bác bỏ yêu cầu thanh toán tiền hàng cũng như trả tiền lãi do chậm thanh toán của nguyên đơn, trong đó có lý do nguyên đơn đã không khiếu nại về việc thanh toán trong thời hạn luật định.
Tuy nhiên, bản án không dẫn các trình bày cụ thể của bị đơn về lý do này, mà chỉ có duy nhất nhận định về vấn đề khiếu nại như sau: “Tại phiên tòa hôm nay, bị