Chương 5. Vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
5.2 Thực tiễn tài phán về giao nhận hàng hóa
5.2.1 Tài phán về nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn, địa điểm và phương thức theo hợp đồng của bên bán
Quyết định giám đốc thẩm số 05/2004/HĐTP-DS ngày 25/03/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ tranh chấp hợp đồng mua bán
Trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán phân urê giữa nguyên đơn (bên mua) là Xí nghiệp chế biến gỗ Phước Long (Xí nghiệp Phước Long) và bị đơn (bên bán) là Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường (Xí nghiệp Quốc Cường) được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án dân sự sơ thẩm số 1573/DSST ngày 10/09/2002, xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án dân sự phúc thẩm số 41/DSPT ngày 07/03/2003 và xét xử giám đốc thẩm bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 05/2004/HĐTP-DS ngày 25/03/2004, vấn đề cơ bản là xác định liệu bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao hàng hay không để làm cơ sở xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên mua.
Tóm tắt vụ án:
Trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán này, các bên giao kết hợp đồng số 01/PL-QC ngày 06/06/2001 và hợp đồng số 02/PL-QC ngày 15/06/2001, theo đó Xí nghiệp Quốc Cường bán cho Xí nghiệp Phước Long phân urê với các thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian giao nhận, phương
thức thanh toán. Trong cả hai hợp đồng, các bên đều thỏa thuận (i) thời gian thực hiện nhận lô hàng không quá 45 ngày (tính từ ngày giao kết hợp đồng), nếu quá thời hạn trên mà Xí nghiệp Phước Long không nhận hết hàng thì Xí nghiệp Quốc Cường có quyền bán lô hàng còn lại (số tiền tổn thất về giá, các phí lãi vay, lưu kho bãi Xí nghiệp Quốc Cường sẽ trừ vào tiền ký quỹ của Xí nghiệp Phước Long) và (ii) các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Thực hiện hợp đồng, Xí nghiệp Phước Long đã ký quỹ 10% trị giá hợp đồng, các bên đã giao nhận và thanh toán một phần hàng. Tuy nhiên, hết thời hạn 45 ngày (đối với hợp đồng số 01/PL-QC ngày 06/06/2001 là ngày 21/7/2001 và hợp đồng số 02/PL-QC ngày 15/06/2001 là ngày 30/7/2001), hai bên đã có nhiều công văn trao đổi với nhau mà nội dung chủ yếu là việc xác định Xí nghiệp Phước Long đã vi phạm về thời gian thực hiện lô hàng. Xí nghiệp Phước Long đề nghị gia hạn thời hạn nhận hàng thêm 2 tháng nhưng Xí nghiệp Quốc Cường chỉ chấp nhận gia hạn thêm 30 ngày (tính từ ngày hết thời hạn nhận hàng theo hợp đồng) đối với 50% tổng số lượng phân urê. Đối với phần hàng mà Xí nghiệp Phước Long chưa nhận hết trong số 50% tổng số lượng hàng còn lại, Xí nghiệp Quốc Cường quyết định bán để thu hồi vốn. Hết thời hạn gia hạn đối với hợp đồng số 01/PL-QC ngày 06/06/2001 (theo thỏa thuận là ngày 19/8/2001), Xí nghiệp Phước Long không nhận hàng nên Xí nghiệp Quốc Cường quyết định bán cho bên thứ ba số lượng hàng hóa trong tình trạng tồn kho quá lâu, bị vón cục, giảm giá trị thương mại. Xí nghiệp Phước Long cho rằng đây là hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng của bên bán, vi phạm thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nên khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Xí nghiệp Quốc Cường trả lại tiền ký quỹ và bồi thường thiệt hại do không giao hàng tương ứng với số tiền ký quỹ. Xí nghiệp Quốc Cường cho rằng Xí nghiệp Phước Long mới là bên vi phạm hợp đồng do không nhận hàng đúng thời hạn nên thiệt hại hoàn toàn thuộc về Xí nghiệp Phước Long; số tiền ký quỹ đã trừ vào các khoản như tiền chênh lệch giá bán hàng, các loại phí, số lượng hàng mà Xí nghiệp Phước Long đã nhận theo biên bản thanh lý lập ngày 04/9/2001 nên Xí nghiệp Quốc Cường không đồng ý hoàn trả số tiền này.
Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều nhận định Xí nghiệp Quốc Cường đã bán hàng trong thời gian gia hạn hợp đồng là có lỗi chính nên quyết định buộc Xí nghiệp Quốc Cường phải bồi thường 2/3 thiệt hại của hai hợp đồng mua bán phân urê cho Xí nghiệp Phước Long. Liên quan đến vấn đề này, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định rằng: hết thời hạn nhận hàng, hai bên đã thỏa thuận việc gia hạn nhưng không thống nhất được với nhau bằng văn bản về thời hạn gia hạn. Tuy vậy thời gian Xí nghiệp Quốc Cường gia hạn cho Xí nghiệp Phước Long thêm 30 ngày nữa đối với 50% số lượng hàng của 2 hợp đồng là không trái pháp luật và được coi là thời gian gia hạn hợp đồng. Tòa án cấp giám đốc thẩm đã tuyên hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm trên cơ sở nhận định rằng hai hợp đồng trên có quá trình thực hiện khác nhau nên cách giải quyết phải khác nhau tùy thuộc vào kết quả của việc đánh giá tình tiết, chứng cứ vụ án. Cụ thể, (i) đối với hợp đồng số 01/PL-QC ngày 06/06/2001: trong thời gian hợp đồng và thời gian gia hạn hợp đồng, Xí nghiệp Phước Long không nộp
tiền, không nhận hàng (vi phạm nghĩa vụ nhận hàng); đồng thời trong thời gian gia hạn hợp đồng, Xí nghiệp Quốc Cường bán chưa đến 50% lượng hàng của hợp đồng này nên không có lỗi, không phải bồi thường thiệt hại; (ii) đối với hợp đồng số 02/PL- QC ngày 15/06/2001: các tình tiết và chứng cứ vụ án chưa thể hiện rõ việc Xí nghiệp Quốc Cường có bán hàng trong một nửa số lượng hàng mà Xí nghiệp Quốc Cường gia hạn cho Xí nghiệp Phước Long trong thời hạn gia hạn hay không nên chưa đủ cơ sở để kết luận Xí nghiệp Quốc Cường có hành vi vi phạm hay không.
Nhận xét:
Như vậy, tuy kết quả giải quyết cuối cùng còn phải tùy thuộc vào việc đánh giá tình tiết, chứng cứ vụ án nhưng Tòa án đã thống nhất cách hiểu như sau: gia hạn thời hạn nhận hàng là quyền của bên bán, nếu không thống nhất được thời hạn gia hạn thì thời hạn này được ấn định bởi bên bán. Tuy nhiên, khi gia hạn thời hạn nhận hàng cho bên mua thì trong thời hạn gia hạn đó, bên bán phải thực hiện đúng các cam kết với bên mua (trong trường hợp trên, bên bán bị ràng buộc bởi cam kết không bán 50%
lượng hàng cho người khác trong thời hạn gia hạn), nếu không thực hiện đúng, bên bán trở thành bên vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng.
Bản án số 456/2009/KDTM-ST ngày 09/08/2009 của TAND TP. Hồ Chí Minh v/v tranh chấp hợp đồng mua bán
Trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn (bên mua) là Công ty TNHH Thông tin Song Ích Toàn (gọi tắt là SITCOM) và bị đơn (bên bán) là Công ty TNHH Con Linh Dương Thông Minh (gọi tắt là SEL) được xét xử sơ thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 456/2009/KDTM-ST ngày 09/08/2009, một trong những vấn đề pháp lý được Tòa án xem xét là vi phạm về nghĩa vụ giao hàng của bên bán, từ đó là cơ sở để Tòa án quyết định việc áp dụng chế tài của bên mua có hợp pháp hay không.
Tóm tắt vụ án:
Theo hợp đồng được giao kết ngày 16/4/2007 giữa các bên, SEL bán cho SITCOM 4.800 cái Barebone, thời gian giao hàng là 15 ngày kể từ ngày đặt cọc.
Ngay sau khi ký hợp đồng, SITCOM đã đặt cọc như thỏa thuận. Ngày 26/4/2007, SEL đã giao 1.440 cái Barebone (chỉ có 1440 Bo mạch chủ, 1440 thùng, 1440 nguồn điện) thiếu 1440 tản nhiệt (heatsink), đây là linh kiện vi tính đồng bộ không thể lắp ráp sử dụng các loại còn lại nếu như không có tản nhiệt. Ngày 07/5/2007, SITCOM đã nhận bổ sung1440 tản nhiệt (heatsink) của đợt giao hàng đầu tiên và thông báo không nhận tiếp hàng nữa. Trên cơ sở cho rằng SEL giao hàng thiếu đồng bộ, không đúng thời hạn theo thỏa thuận nên SITCOM không đồng ý tiếp tục thực hiện mà yêu cầu hủy hợp đồng và trả lại tiền cọc. SEL cho rằng việc giao 1440 tản nhiệt (heatsink) vào ngày 07/5/2007 là giao tiếp đợt hàng lần 2, chứ không phải giao bổ sung cho đợt giao hàng đầu tiên nhưng không có căn cứ để chứng minh nên không được Tòa án chấp nhận.
Tại bản án sơ thẩm số 456/2009/KDTM-ST ngày 09/08/2009, trong phần “Xét thấy”, TAND TP. Hồ Chí Minh nhận định như sau: “ Về thời gian giao hàng thì theo thỏa thuận tại điều 3 mục 3.1 của hợp đồng thì thời gian giao hàng là 15 ngày kể từ ngày SEL nhận cọc của SITCOM. Các bên nhận cọc vào ngày 16/4/2007 phía SEL giao hàng là vào ngày 26/4/2007 giao không đầy đủ linh kiện thiếu 1440 cái (heatsink) như vậy là vi phạm về thời gian như thỏa thuận giao hàng thiếu một linh kiện xác định là giao hàng chậm”. Trên cơ sở xác định “phía SEL đã vi phạm về giao hàng không đầy đủ linh kiện là không đúng thời gian”, Tòa án áp dụng LTM 2005 tuyên hủy hợp đồng giữa các bên, buộc SEL trả lại tiền cọc cho SITCOM.
Nhận xét:
Như vậy, kết quả giải quyết vụ án (thể hiện ở phần Quyết định của Tòa án) đã rõ ràng, tuy nhiên đối với vấn đề xác định vi phạm của bên bán về giao nhận hàng hóa, Tòa án đã không phân biệt chính xác các vi phạm khác nhau của bên bán liên quan đến nghĩa vụ giao hàng. Việc bên bán giao hàng không đồng bộ, giao hàng thiếu linh kiện vào ngày 26/4/2007 phải được hiểu là hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng về số lượng của bên bán, chứ không phải là giao hàng chậm như Tòa án đã xác định. Còn hành vi giao bổ sung 1440 tản nhiệt (heatsink) vào ngày 07/5/200 mới là hành vi giao hàng chậm (giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng).
Như vậy, bên bán đồng thời vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng và nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn. Việc Tòa án phải xác định đúng vi phạm của bên bán có một ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ là cơ sở để Tòa án quyết định việc áp dụng chế tài của bên mua có hợp pháp hay không, mà còn cần thiết cho việc áp dụng đúng các quy phạm pháp luật để giải quyết tranh chấp của các bên.
Quyết định của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép”40 Trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán gạo”, vấn đề chủ yếu cần xác định là bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao hàng (giao hàng không đúng thời hạn, không đúng phương thức quy định trong hợp đồng) hay không, từ đó là cơ sở để Tòa án quyết định việc áp dụng chế tài của bên mua có hợp pháp hay không.
Nội dung vụ kiện:
Trong vụ kiện này, nguyên đơn (bên mua Ukraine) đã khởi kiện bị đơn (bên bán Việt Nam) trước VIAC, theo đó nguyên đơn yêu cầu Trọng tài buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại do hành vi giao hàng không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Theo hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết ngày 24/9/2002 giữa các bên, bị đơn bán cho nguyên đơn 30.000 MT gạo loại 15%, 25% tấm, giao hàng từ tháng 10/2002 đến 31/12/2002. Cùng ngày, hai bên ký Phụ lục 1 của hợp đồng để khẳng
40 Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội: Quyết định số 9,
“Tranh chấp trong hợp đồng mua bán gạo”, trang 67-71.
định số lượng gạo được giao lần thứ nhất là 6.541 MT thuộc loại 15% tấm, được giao trong tháng 10 hoặc tháng 11/2002, cảng đi là cảng TP. Hồ Chí Minh, cảng đến là cảng Nhicolaev của Ukraine. Tuy nhiên, đến ngày 31/01/2003 tàu mới chở lô hàng này đến cảng Nhicolaev, chậm 60 ngày so với quy định trong hợp đồng. Theo nguyên đơn, nguyên nhân của việc giao hàng chậm là bị đơn đã sử dụng con tàu không được chỉ định theo thỏa thuận. Theo lập luận của bị đơn, bên này đã giao hàng lên tàu từ ngày 23/10/2002, đồng thời đã thông báo đầy đủ tình hình thuê tàu và nguyên đơn đã chấp nhận các điều kiện thuê tàu. Việc tàu đến cảng dỡ hàng trễ là do chủ tàu chở ghép nhiều lô hàng (việc chở ghép này đã được nguyên đơn chấp thuận) và do nguyên đơn thay đổi cảng dỡ hàng. Vì vậy, bị đơn cho rằng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nên không đồng ý bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của nguyên đơn.
Trên cơ sở đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ kiện, Hội đồng Trọng tài nhận định tàu đến cảng dỡ hàng chậm nhưng nguyên nhân không phải do xếp hàng lên tàu không đúng thời gian quy định (thực tế việc xếp hàng lên tàu đã hoàn thành từ 23/10/2002) mà do chủ tàu chở ghép nhiều lô hàng (việc thuê tàu và chở ghép hàng đã được nguyên đơn chấp thuận) và do sự thay đổi cảng dỡ hàng (cảng Nika Terra thay cho cảng Nhicolaev). Theo Phụ lục hợp đồng, đơn giá của lô hàng giao lần thứ nhất được tính theo điều kiện CIF Free Out Cảng Nhicolaev- Ukraine (Incoterms 2000).
Theo điều kiện này thì ngày bị đơn giao lô hàng cho nguyên đơn là ngày giao xong hàng lên tàu tại Cảng TP. Hồ Chí Minh – ngày 23/10/2002 (trong thời hạn giao hàng quy định tại Phụ lục hợp đồng – giao trong tháng 10 hoặc tháng 11/2002). Trên cơ sở xác định bên bán không vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn, đúng phương thức theo hợp đồng, Trọng tài đã bác đơn kiện của nguyên đơn.
Nhận xét:
Thông qua quyết định của Trọng tài, có thể nhận thấy Trọng tài đã phân biệt thời điểm giao hàng lên tàu và thời điểm tàu đến cảng dỡ hàng khi xem xét về nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn của bên bán. Bởi lẽ thời điểm giao hàng và thời điểm nhận hàng có thể không trùng lặp nhau tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng (trong trường hợp này các bên thỏa thuận điều kiện giao nhận CIF Free Out Cảng Nhicolaev- Ukraine quy định bởi Incoterms 2000). Như vậy, trong trường hợp này, khi hàng hóa đã được giao lên tàu phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng về thời hạn giao hàng thì bên bán được coi là đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn mà không phụ thuộc vào thời hạn nhận hàng của bên mua hay việc bên mua đã thực tế nhận hàng hay chưa. Mở rộng vấn đề, trong vụ kiện trên, bị đơn (bên bán) đã không đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn liên quan đến các thiệt hại trong việc giao nhận hàng mà bị đơn phải chịu. Tuy nhiên, thông qua các tình tiết và chứng cứ của vụ kiện, có cơ sở để khẳng định hành vi thay đổi cảng dỡ hàng của nguyên đơn và việc dỡ hàng được nguyên đơn thực hiện quá chậm không những gây thiệt hại cho chính nguyên đơn mà còn cho chủ tàu và cho bị đơn (hiện chủ tàu đòi bị đơn bồi thường số tiền thiệt hại này). Nếu bị đơn có yêu cầu, hành vi trên của nguyên đơn có thể cấu thành một vi phạm về nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Quyết định của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép”41 Trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán gỗ ép”, vấn đề pháp lý đặt ra là trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn giao hàng thì nghĩa vụ giao nhận hàng hóa của các bên được xác định như thế nào.
Nội dung vụ kiện:
Trong vụ kiện này, nguyên đơn (bên bán Malaysia) đã khởi kiện bị đơn (bên mua Việt Nam) trước VIAC, theo đó nguyên đơn yêu cầu Trọng tài buộc bị đơn phải thực hiện hợp đồng và trả tiền phạt vi phạm hợp đồng do vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.
Theo hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 23/01/1998, nguyên đơn bán cho bị đơn 8.000 MT gỗ ép, thời hạn giao hàng trung tuần tháng 02/1998 với giá cả và phương thức thanh toán được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Sau đó, hai bên đã ký Phụ lục 1 của Hợp đồng với nội dung xác định số lượng hàng cụ thể và trị giá của lô hàng được giao trong chuyến đầu tiên (01 container – 400 tấm), các điều khoản khác trong hợp đồng không thay đổi. Ngày 14/02/1998, bị đơn đã mở L/C trong đó quy định thời hạn giao hàng chậm nhất là ngày 28/02/1998 và nguyên đơn đã giao hàng sau khi nhận được L/C trên (các bên không có tranh chấp về việc thực hiện Phụ lục 1 của Hợp đồng). Ngày 16/03/1998, hai bên đã ký Phụ lục 2 của Hợp đồng với nội dung chính như Phụ lục 1 (xác định số lượng và trị giá lô hàng). Ngày 06/04/1998, bị đơn đề nghị giảm giá hàng và thay đổi phương thức thanh toán nhưng nguyên đơn không chấp nhận. Tuy nhiên, đến ngày 26/6/1998, nguyên đơn lại đề nghị bị đơn thực hiện hết toàn bộ số hàng 19 containers còn lại, giao hàng tối đa 3 tháng tính từ tháng 7/1998 với giá theo thư đề nghị của bị đơn ngày 06/04/1998 (hiệu lực của đề nghị này là 7 ngày). Hết thời hạn này, bị đơn không có trả lời chấp nhận đề nghị của nguyên đơn.
Đối với yêu cầu của nguyên đơn về việc bị đơn phải thực hiện toàn bộ hợp đồng hoặc chịu phạt theo hợp đồng, bị đơn đã lập luận rằng hợp đồng ngày 23/01/1998 là hợp đồng khung, mỗi thương vụ cụ thể phải ký một phụ lục. Phụ lục 2 không quy định thời hạn thực hiện, thời hạn mở L/C nhưng bị đơn vẫn đang chuẩn bị các bước quy định để mở L/C, việc nguyên đơn không rút đơn kiện được coi là nguyên đơn không muốn thực hiện hợp đồng.
Trên cơ sở đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ kiện, căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng của các bên và các quy định của LTM 1997, Hội đồng Trọng tài nhận định về thời hạn giao hàng như sau:
“Theo Hợp đồng này thì cho đến trung tuần tháng 02/1998 là thời hạn thực hiện xong việc giao hàng cho toàn bộ 20 containers. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, cụ thể là khi ký các Phụ lục 01, 02 cũng như khi chấp nhận điều kiện thời hạn
41 Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007: Quyết định số 6,
“Tranh chấp trong hợp đồng mua bán gỗ ép”, trang 46 – 52.