Thực tiễn tài phán về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại việt nam (Trang 62 - 85)

Chương 4. Vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

4.2 Thực tiễn tài phán về hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

4.2.1.1 Xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc dựa trên quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể

Quyết định của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán chè”26 Trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán chè”, liên quan đến căn cứ xác định chất lượng hàng hóa, vấn đề pháp lý đặt ra là liệu rằng các tiêu chí về quy cách phẩm chất hàng hóa nhằm đảm bảo mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa đó nhưng không được đề cập trong hợp đồng có giá trị ràng buộc các bên không.

Trong vụ kiện này, nguyên đơn (bên mua Ba Lan) đã khởi kiện bị đơn (bên bán Việt Nam) trước VIAC, theo đó nguyên đơn yêu cầu Trọng tài buộc bị đơn phải hoàn trả tiền hàng và bồi thường thiệt hại do hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Theo hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên, nguyên đơn mua của bị đơn 11 MT (tấn) chè đen loại D và 10,5 MT chè đen loại PS. Điều khoản về phẩm chất hàng hóa trong hợp đồng quy định: “Chè phải phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu:

thủy phần tối đa 9,0%; tro tối đa 6,5%; tạp chất tối đa 0,3%”. Lô hàng 10,5 MT chè đen loại PS đạt yêu cầu theo quy định của hợp đồng nhưng lô hàng 11 MT chè đen loại D không được phép nhập vào Ba Lan do không thể dùng vào mục đích thực phẩm vì hàm lượng Ferromagnetic (6,05g/kg) và hàm lượng tro không tan trong axit HCl (11,14%) quá cao. Bị đơn không đồng ý chịu trách nhiệm về lô hàng 11 MT chè đen loại D vì cho rằng hàm lượng Ferromagnetic và hàm lượng tro không tan trong axit HCl không được các bên thỏa thuận đưa vào hợp đồng với ý nghĩa là tiêu chí để xác

26 Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007: Quyết định số 15,

“Tranh chấp trong hợp đồng mua bán chè”, trang 106 - 113.

định phẩm chất theo “tiêu chuẩn xuất khẩu” của chè. Như vậy, vấn đề đặt ra là đối với các tiêu chí xác định quy cách phẩm chất hàng hóa không đề cập trong hợp đồng (cụ thể trong trường hợp này là hàm lượng Ferromagnetic và hàm lượng tro không tan trong axit HCl) thì các tiêu chí này có được sử dụng làm căn cứ để xác định hàng hóa phù hợp với hợp đồng hay không, hay nói cách khác các tiêu chí này có giá trị ràng buộc các bên trong hợp đồng hay không? Theo Hội đồng trọng tài, “mặc dù hai tiêu chí trên không được quy định trong hợp đồng nhưng để giải quyết tranh chấp này, Trọng tài không chỉ dựa vào hợp đồng mà còn căn cứ vào luật áp dụng trong trường hợp hợp đồng không quy định hoặc quy định không đầy đủ về những vấn đề liên quan đến tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đã ký kết”. Theo Hội đồng trọng tài, tiêu chuẩn Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện bắt buộc phải áp dụng. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1454-1993) quy định đối với mặt hàng là chè đen rời loại D thì tiêu chuẩn hàm lượng sắt không được lớn hơn 0,001%. Lô hàng 11 MT chè đen loại D, theo kết luận thì ngoài các tiêu chí khác đều phù hợp với hợp đồng, có hai yếu tố là hàm lượng tro không tan và hàm lượng sắt vượt quá quy định. Vì vậy, Hội đồng trọng tài cho rằng bị đơn phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam đối với chè đen rời loại D.

Từ phán quyết trên của Hội đồng trọng tài có thể nhận thấy rằng Trọng tài đã đồng thời dựa vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về phẩm chất hàng hóa và tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu để phân tích hàng hóa có đạt chỉ tiêu chất lượng hay không. Quyết định của Trọng tài được đưa ra trên cơ sở hiểu rằng chất lượng hàng hóa được xác định dựa trên sự kết hợp các chỉ tiêu nhất định, các chỉ tiêu này tối thiểu phải đảm bảo mục đích sử dụng của hàng hóa đó, vậy nên không thể hiểu rằng chỉ những chỉ tiêu nào được thỏa thuận trong hợp đồng mới là căn cứ để xác định chất lượng hàng hóa. Theo cách hiểu của Hội đồng trọng tài, trên cơ sở các chỉ tiêu bắt buộc nhằm xác định chất lượng hàng hóa theo quy định pháp luật, nếu các bên trong hợp đồng có thỏa thuận một số chỉ tiêu nhất định trong các chỉ tiêu này thì áp dụng theo thỏa thuận của các bên, còn các chỉ tiêu khác không được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì áp dụng theo quy định pháp luật.

Quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/KDTM-GĐT ngày 17/03/2008 của Tòa Kinh tế TANDTC tại Hà Nội v/v tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn (bên bán) là Công ty cổ phần vận tải biển và thương mại Nghệ An (sau đây gọi tắt là bên A) và bị đơn (bên mua) là Ông Bồ Văn Nhân – chủ DNTN Biên Hòa Auto (sau đây gọi tắt là bên B) được xét xử sơ thẩm bởi TAND thành phố Biên Hòa bằng bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 15/2007/KDTM-ST ngày 27/03/2007, xét xử phúc thẩm bởi TAND tỉnh Đồng Nai bằng bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2007/KDTM-PT ngày 24/07/2007 và xét xử giám đốc thẩm bởi Tòa Kinh tế TANDTC tại Hà Nội bằng quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/KDTM-GĐT ngày 17/03/2008, một trong những vấn đề pháp lý được đặt ra là dựa trên căn cứ nào để xác

định chất lượng hàng hóa trong trường hợp hợp đồng không thỏa thuận cụ thể về chất lượng.

Trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa này, các bên giao kết 4 hợp đồng từ tháng 9/2002 đến tháng 10/2002, bao gồm 3 hợp đồng mua bán hàng hóa và 1 hợp đồng ủy thác nhập khẩu, trong đó chỉ riêng hợp đồng ủy thác nhập khẩu ngày 24/10/2002 có tranh chấp. Theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu, bên A có trách nhiệm nhập cho bên B bốn chiếc xe trộn bê tông hiệu ASIA đã qua sử dụng của Hàn Quốc. Thực hiện hợp đồng, bên B đã đóng tiền cọc và bên A đã mở L/C cho Công ty Daeyoung Trading Co. Ltd Hàn Quốc (là bên bán trong hợp đồng mua bán ký với bên A). Do không có 4 xe trộn bê tông hiệu ASIA nên hai bên phải thỏa thuận nhập 4 xe trộn bê tông Mitsubishi thay thế cho 4 xe ASIA. Ngày 01/4/2003, bên A bàn giao cho bên B 4 xe trộn bê tông Mitsubishi nhưng do hàng nhập khẩu không đảm bảo đúng chất lượng nên Cơ quan Hải quan TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tái xuất (sau đó ngày 18/8/2004, 4 xe này bị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh ra quyết định tịch thu sung công quỹ). Bên A cho rằng hàng hóa đã được giao (trong khi điều kiện về chất lượng không được đề cập trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu), bên B trên thực tế đã nhiều lần ký xác nhận công nợ nên khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên B thực hiện nghĩa vụ trả nợ, một trong những khoản nợ đó là khoản thanh toán đối với giá trị 04 xe trộn bê tông Mitsubishi và lãi suất phát sinh. Đối với khoản nợ giá trị 04 xe trộn bê tông Mitsubishi và lãi suất phát sinh, Bên B không đồng ý vì cho rằng mặc dù hai bên đã nhiều lần đối chiếu công nợ và bên B xác nhận có nợ bên A giá trị 04 xe trộn bê tông Mitsubishi nhưng đây là việc nhận nợ khống vì thực tế chưa nhận được hàng (hàng không đảm bảo đúng chất lượng nên bị tịch thu theo quyết định của Cục Hải quan TP.

Hồ Chí Minh). Theo bên B, đối với việc mua bán 04 xe trộn bê tông Mitsubishi, bên A chưa hoàn thành nghĩa vụ với bên B nên có yêu cầu phản tố buộc bên A hoàn lại các khoản tiền đã nhận từ bên B. Trong số các quyết định được tuyên tại bản án sơ thẩm số 15/2007/KDTM-ST ngày 27/03/2007, Tòa án đã bác yêu cầu của bên A (nguyên đơn) đối với khoản nợ giá trị 04 xe trộn bê tông Mitsubishi và lãi suất phát sinh. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2007/KDTM-PT ngày 24/07/2007 lại tuyên buộc bên B (bị đơn) phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ này. Liên quan đến vấn đề này, quyết định giám đốc thẩm của Tòa Kinh tế TANDTC tại Hà Nội có nội dung nhận định như sau:

“Do không có 4 xe trộn bê tông hiệu ASIA nên hai bên phải thỏa thuận lại nhập bốn xe trộn bê tông Mitsubishi đã qua sử dụng thay thế cho bốn xe ASIA. Trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về chất lượng, điều đó được hiểu là chất lượng phải đạt mức tối thiểu đối với xe đã qua sử dụng để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam. Nay bốn chiếc xe Mitsubishi nhập về đều không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu, Hải quan yêu cầu tái xuất và sau đó là tịch thu và cũng ghi rõ là tịch thu của bên A. Như vậy, trách nhiệm nhận ủy thác nhập khẩu của bên A chưa hoàn thành và bên A phải có trách nhiệm về việc bốn chiếc xe nhập về bị tịch thu và chịu trách nhiệm đối với bên B (bên ủy thác). Tòa án cấp phúc thẩm loại trừ mọi trách

nhiệm của bên A; buộc bên B phải trả toàn bộ giá trị cho bốn chiếc xe Mitsubishi nhập về bị tịch thu là không đúng.”

Như vậy, từ vụ việc trên, vấn đề đặt ra là đối với hàng hóa được mua bán thông qua ủy thác, nếu điều kiện về chất lượng hàng hóa không được đề cập trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu thì việc xác định chất lượng hàng hóa được thực hiện trên căn cứ nào? Các quy định của LTM 1997 điều chỉnh về hợp đồng ủy thác không quy định cụ thể vấn đề này. Điều 107 LTM 1997 chỉ quy định “bên được ủy thác phải thực hiện mua bán hàng hóa theo hợp đồng ủy thác” và “trong trường hợp có chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với hợp đồng ủy thác thì bên được ủy thác phải tuân theo chỉ dẫn đó”.

Trong vụ án này, các bên không thỏa thuận điều khoản về chất lượng hàng hóa, như vậy bên B (bên ủy thác) có phải chấp nhận hàng hóa do bên nhận ủy thác nhập về mà không được ràng buộc trách nhiệm của bên nhận ủy thác đối với chất lượng hàng hóa hay không? Nếu không, các bên dựa trên căn cứ nào để xác định chất lượng hàng hóa? Về vấn đề này, Tòa án cấp giám đốc thẩm đã nhận định “Trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về chất lượng, điều đó được hiểu là chất lượng phải đạt mức tối thiểu đối với xe đã qua sử dụng để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.” Nhận định này không trên cơ sở quy định cụ thể của pháp luật thương mại về ủy thác mua bán hàng hóa nhưng thể hiện sự phù hợp với bản chất của quan hệ ủy thác, theo đó ủy thác mua bán hàng hóa là một hoạt động trung gian thương mại, bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa vì lợi ích của bên ủy thác nhằm hưởng thù lao. Mặt khác, suy từ quy định tại khoản 2 Điều 107 LTM 1997, theo đó bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác, điều này cho phép hiểu rằng bên nhận ủy thác cũng không thể tự thỏa thuận điều khoản chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo hướng bất lợi cho bên ủy thác.

Quyết định giám đốc thẩm số 12/2009/KDTM-GĐT ngày 22/04/2009 của Tòa Kinh tế TANDTC v/v tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng Phượng Lâm và Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang đã được xét xử sơ thẩm bởi TAND quận 3, TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2007/KSTM-ST ngày 23/07/2007, xét xử phúc thẩm bởi TAND TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 1511/2007/KSTM-ST ngày 26/12/2007 và xét xử giám đốc thẩm bởi Tòa Kinh tế TANDTC bằng quyết định giám đốc thẩm số 12/2009/KDTM-GĐT ngày 22/04/2009, tòa án các cấp đều xác định Cửa hàng Âm thanh – Ánh sáng – Nhạc cụ Huy Quang (bên bán) đã giao 3/8 thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) không đúng xuất xứ như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết ngày 19/05/2006. Như vậy, bên bán đã có hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Nhận định này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 39 LTM 2005 về việc xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và khoản 1 Điều 34 LTM 2005 về nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp

đồng của bên bán. Tuy nhiên, ngoài việc giao hàng không đúng xuất xứ, tòa án các cấp đã không đề cập đến việc bên bán giao hàng không đồng bộ (mà hệ quả là việc để có thể sử dụng được hàng hóa, bên mua đã yêu cầu thay thế toàn bộ thiết bị tương đương, khi bên bán không thực hiện yêu cầu này, bên mua đã phải chi phí thuê thiết bị thay thế). Việc giao hàng không đồng bộ cũng cấu thành vi phạm của bên bán do giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tuy rằng trong vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa này, chỉ riêng hành vi giao hàng không đúng xuất xứ như thỏa thuận trong hợp đồng cũng đủ căn cứ để xác định bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng, nhưng việc xác định vi phạm của bên bán do giao hàng không đồng bộ có ý nghĩa nhất định trong việc xem xét điều kiện áp dụng chế tài của bên mua. Bởi lẽ nếu là hàng hóa đồng bộ thì các thiết bị điện tử phải ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu có thiết bị không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng bị giảm sút. Trong trường hợp này cần hiểu rằng hành vi giao hàng không đồng bộ của bên bán làm cho bên mua không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng đã cấu thành một vi phạm cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bản án số 16/KTPT ngày 02/03/2005 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng làm khuôn ép nhựa

Trong một vụ án tương tự - vụ án về tranh chấp hợp đồng làm khuôn ép nhựa giữa DNTN sản xuất thương mại Đông Phú (bên mua) và Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Hải (bên bán) được xét xử sơ thẩm bởi TAND tỉnh Bình Dương bằng bản án kinh tế sơ thẩm số 05/KTST ngày 22/10/2004 và xét xử phúc thẩm bởi Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh bằng bản án kinh tế phúc thẩm số 16/KTPT ngày 02/3/2005, tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã xác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng trên cơ sở xem xét đến chất lượng hàng hóa và tính đồng bộ của hàng hóa. Trong vụ án này, các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 29/5/2003 theo đó Công ty Đại Hải nhận làm một khuôn ép nhựa đồng bộ theo yêu cầu của DNTN Đông Phú gồm khuôn Model 01 (M1) và khuôn Model 02 (M2), vật liệu làm khuôn do Công ty Đại Hải chịu trách nhiệm, sản phẩm phải đạt độ bóng 12 và chính xác theo mẫu của DNTN Đông Phú. Tuy nhiên, chỉ có khuôn M2 được DNTN Đông Phú nghiệm thu, riêng khuôn M1 Công ty Đại Hải tiếp tục sửa chữa nhiều lần nhưng hàng hóa làm ra vẫn không đạt như hàng mẫu. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm trên cơ sở nhận định “Bộ khuôn M1 và M2 làm ra sản phẩm đồng bộ và theo đơn đặt hàng của phía đối tác nước ngoài, nay DNTN Đông Phú không có nhu cầu sản xuất nữa. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty Đại Hải phải nhận lại khuôn M2 và hoàn trả số tiền đã nhận tạm ứng cùng với số tiền phạt vi phạm hợp đồng là có căn cứ”. Như vậy, cả hai cấp xét xử đều xác định bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng (hàng hóa không đúng chất lượng và không đồng bộ). Dù rằng khuôn M2 được giao là hàng hóa phù hợp với hợp đồng nhưng vì bộ khuôn M1 và M2 làm ra sản phẩm đồng bộ nên việc giao khuôn M1 không đúng chất lượng đã không đảm bảo được mục đích sử dụng hàng hóa của bên mua. Việc xác

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại việt nam (Trang 62 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)