CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ
3.1 KHÁI QUÁT CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ
3.1.1 Thống kê di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
Các yếu tố lịch sử, giao lưu và cố kết cộng đồng, điều kiện địa lý đã quy định việc lập ấp, xây đình của người Việt. Ở Nam Bộ, đa phần các ngôi đình có niên đại trên 200 năm đều có vị trí nằm gần sông hoặc trục lộ giao thông chính, càng tiến xa hướng cực Nam số lượng đình càng giảm. Ngày trước, do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này là phèn chua, nước mặn không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nên ít thu hút dân cư đến khai phá và lập nghiệp, tuy vậy, ngưỡng mộ người anh hùng dân tộc, nhân
dân lập đình, đền, miếu thờ; số lượng đình thờ dần được phát triển, mở rộng; đối tượng thờ là Nguyễn Trung Trực. Qua xử lý tư liệu và thực địa tại các địa phương có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực, NCS lập bảng thống kê và phân bố các cơ sở thờ tự ở Nam Bộ như sau:
Bảng 3. 1 Thống kê sự phân bố các di tích thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh Nam Bộ
STT Tỉnh Địa chỉ Phân loại di
tích
1 Long An
Khu Tưởng niệm vàm Nhật Tảo, An Nhật Tân, huyện Tân Trụ
Di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh Đình Bình Đức, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức Thờ Nguyễn
Trung Trực
2 Kiên
Giang
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Hiệp
Sơn, huyện Hòn Đất. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Lâm,
huyện Hòn Đất. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Lâm,
huyện Hòn Đất *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Sóc Sơn,
huyện Hòn Đất. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực thị trấn Hòn Đất,
huyện Hòn Đất. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Thổ Sơn,
huyện Hòn Đất. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực thị trấn Tân
Hiệp, huyện Tân Hiệp. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Tân Hiệp
B, huyện Tân Hiệp. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Gành Dầu,
huyện Phú Quốc. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Cửa Cạn,
huyện Phú Quốc. *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Mong Thọ,
huyện Châu Thành. *
Đình Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành
Di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh Đình thần Nguyễn Trung Trực ở thành phố
Rạch Giá.
Di tích lịch sử văn hóa cấp
Quốc gia Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Lại Sơn,
huyện Kiên Hải *
STT Tỉnh Địa chỉ Phân loại di tích
3 An Giang
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Long Giang,
huyện Chợ Mới *
Đình Nguyễn Trung Trực ở Thành phố Long
Xuyên *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở xã Vĩnh Trạch,
huyện Thoại Sơn *
4 Cần Thơ Đình Thường Thạnh, xã Thường Thạnh, quận Cái Răng
Đình thờ Nguyễn
*Trung Trực
5 Hậu Giang
Đình Long Mỹ, Thị xã Long Mỹ *Thờ Nguyễn Trung Trực
Đình Long Bình, Thị xã Long Mỹ *
Đình Long Trị, Thị xã Long Mỹ *
Đình Thuận Hưng, Thị xã Long Mỹ *
Đình Rạch Gòi, huyện Châu Thành *
Đình thần Phụng Hiệp, TP Ngã Bảy *
6 Sóc Trăng
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở An Thạnh
Đông, huyện Cù Lao Dung *
Đình thần Nguyễn Trung Trực ở Thị trấn Cù
Lao Dung, huyện Cù Lao Dung *
Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú,
huyện Long Phú *
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Lạc Thôn,
huyện Kế Sách *
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phú Lộc, huyện
Thạnh Trị *
Đình Nguyễn Trung Trực ở TT Ngã Năm *
7 Bạc Liêu
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Trạch A,
huyện Đông Hải. *
Đình Nguyễn Trung Trực, thị trấn Ngang Dừa,
huyện Hồng Dân *
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Phước Long,
huyện Phước Long *
8 Trà Vinh
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp
Anh, huyện Trà Cú *
Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu,
huyện Trà Cú *
* Đình chưa xếp loại di tích LSVH
(Nguồn: NCS, Khảo sát từ năm 2017 đến 2019) Như vậy, qua khảo sát đến thời điểm 2019, Nam Bộ có tổng cộng có 37 đình, ngôi thờ, khu di tích Nguyễn Trung Trực (về sau gọi chung là đình). Số lượng các đình có thờ Nguyễn Trung Trực theo từng tỉnh như sau:
Bảng 3. 2 Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh
Tên đình Tỉnh Số lượng Ghi chú
Đình thần Nguyễn Trung Trực
Long An 2
Kiên Giang 14
An Giang 3
Cần Thơ 1
Hậu Giang 6
Sóc Trăng 6
Bạc Liêu 3
Trà Vinh 2
TỔNG 37
(Nguồn: NCS, PL4.3.14) Các đình trên có phổ thời gian khác nhau, có những đình hình thành sau khi Nguyễn Trung Trực thọ hình ít lâu, cũng có những đình được xây dựng cách đây vài thập niên. Về địa điểm, không phải tất cả các tỉnh thành Nam Bộ đều có cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực, phần lớn các đình, di tích được xây dựng ở các tỉnh phía Nam sông Hậu (An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng) hoặc cặp bờ bắc sông Hậu (Trà Vinh) và di tích ở Long An, quê hương Ông. Song, dù là tồn tại ở dạng nào, khi so sánh quy chiếu, chúng ta thấy các đình này chủ yếu nằm ở hai hình thức: một là, tên đình là tên chính thần; hai là, tên đình là tên địa danh nhưng chính thần là Nguyễn Trung Trực.
Dưới đây là bản đồ các đình, di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
Hình 3. 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ (NGUỒN:NCS,PL.1)
Nhận xét: Qua bản đồ các di tích thờ Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy, ngoài việc gia đình mang di ảnh Nguyễn Trung Trực thờ ở chùa Sùng Đức, TP Hồ Chí Minh, đến nay ở Đông Nam Bộ chưa thấy đình thờ Nguyễn Trung Trực. Ở Tây Nam Bộ, các di tích thờ Nguyễn Trung Trực tập trung nhiều nhất ở Kiên Giang, điều này cho thấy ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Trung Trực ở nơi Ông hoạt động, tập hợp lực lượng, khởi nghĩa đánh Pháp. Mặt khác, các di tích tập trung ở vùng Nam sông Hậu và ven biển, là những nơi nghĩa quân di tản đến lập nghiệp sau khi Ông bị thụ hình. Tưởng nhớ người anh hùng, những nghĩa sĩ dựng miếu, lập đình thờ phụng, hương khói. Qua thời gian, các cơ sở thờ tự Nguyễn Trung Trực dần dần lan tỏa ở các địa phương khác trong khu vực. Việc này làm nên đặc điểm thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.