Nghi thức cúng tế đình Nguyễn Trung Trực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ

3.1 KHÁI QUÁT CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ

3.1.4 Nghi thức cúng tế đình Nguyễn Trung Trực

Ghi nhận về việc tế lễ ở các đình Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) trong Gia Định thành thông chí, mục Phong tục chí viết: Về tế xã: Cúng Kỳ yên, mỗi làng có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buồi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là Túc yết. Sang ngày mai, học trò lễ mặc áo, mão gióng trống khua chiêng làm lễ Chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về. Ngày giờ cúng tế tùy theo tục từng làng không đều nhau, hoặc lấy tháng Giêng cầu phúc gọi là Tế xuân; hoặc lấy táng 8, tháng 9 báo ơn thần là Tế thu, hoặc lấy trong 3 tháng mùa đông là tế tròn năm thành công. Tế chưng, tế lạp chạp là để tạ ơn thần. Việc tế đều có chủ ý chung gọi là Kỳ yên. Ngoài tế phẩm ra có mổ trâu, bò và ca hát hay không ấy là tùy lệ từng làng, việc ngồi có thứ tự đều nhượng cho vị hương quan ngồi trên, hoặc làng nào có học thức thì làm theo lễ Hương ẩm tửu

cùng giảng quốc luật và hương ước. Ấy là làng có tục tốt. Cũng trong ngày ấy xét sổ sách làng coi trong một năm thâu nạp thuế khóa, tiêu dịch, lúa tiền thiếu thế nào, ruộng nương được mất thế nào trình bày tính toán công khai, rồi cử người chức sự làm việc làng và cũng bàn giao chức vụ trong ngày ấy. (24, 2006, tr.184).

Ngày nay, dù đã qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng những gì Trịnh Hoài Đức viết vẫn còn mang giá trị khoa học và nhân văn sâu sắc, các đình ở Nam Bộ về cơ bản vẫn theo cổ lệ thực hiện nghi thức tế lễ. Theo lệ cúng đình ở Nam Bộ, các lễ diễn ra tuần tự như sau: lễ Nghinh sắc, lễ Đàn cả, lễ Hậu phối. Các đình thờ Nguyễn Trung Trực cũng thực hiện theo cổ lệ này. Việc thờ tự tại các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, ngoài tượng hay di ảnh của Ông trên điện thờ thì hai bên thường là cách phối thờ theo cách thức thờ của đình làng Nam Bộ gồm: Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền. Bên ngoài chính điện, trong khuôn viên, hầu hết các đình thờ Thần nông, Ngũ hành nương nương, Thần Bạch hổ, các nơi gần biển như Rạch Giá hay đảo Phú Quốc thì có tích hợp thờ Nam Hải Đại Càn, có nơi thờ Thần Tài, Thổ Địa (xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, Trà Vinh). Đặc biệt, trên điện thờ, việc bài vị Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky ở hai bên tả, hữu chỉ có vùng Kiên Giang. Lễ vật dâng cúng theo lệ cúng đình ở Nam Bộ. Ngai thờ là trung tâm của chính điện, thường xuyên được lau chùi sạch bóng, trang hoàng sáng đẹp nổi bật trong không gian trầm mặc, thiêng liêng.

Vật dâng cúng là hoa, quả, hương, đèn, nguyên con heo đã mổ, làm sạch và xôi. Heo để trên mâm trong tư thế quỳ đầu hướng về thần, xôi dâng cúng còn tinh nguyên. Các món dâng cúng trên hương án cố định bốn món: thịt luộc, canh, xào, kho, còn nhiều món dâng cúng hơn thì tùy theo qui mô tổ chức ở mỗi đình, hầu hết các đình cúng mặn. Nằm trong dòng chảy của văn hóa Nam Bộ, các đình ở Nam Bộ có thời gian, nghi thức cúng tế không thống nhất nhau là tùy từng điều kiện địa lý, hoàn cảnh của địa phương. Khi tham chiếu vào đình thờ Nguyễn Trung Trực, NCS nhận thấy có hiện tượng tương tự.

Việc này do không gian thờ tự trải rộng nhiều tỉnh, thành, với điều kiện lịch sử xã hội khác nhau nên lịch cúng, nghi thức cúng tế ở các đình Nguyễn Trung Trực cũng biểu hiện đa dạng và mang đậm sắc thái vùng miền, địa phương. Từ điền dã thực tế tại địa bàn, NCS lập bảng so sánh để làm nổi bật những nét cơ bản về thời gian, nghi thức cúng tế Nguyễn Trung Trực và hành lễ tại địa phương.

Bảng 3. 3 Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực

Địa điểm Thời gian cúng Nghi thức Thực hiện

Long An Khu di tích

Nhật Tảo Gia đình

12 – 9 âl 10 – 3 âl

11-9 Lập hương án, dâng hương 12 - 9 Lễ viếng, dâng hương viếng, dâng hương

Chính quyền + Ban Quản trị + gia tộc

Kiên Giang

26, 27, 28 - 08 âl

* Ngày 26 - 8 âl

* Ngày 27 - 8 âl

*Ngày 28- 8

- Lập hương án Khai mạc lễ hội - Lễ diễu hành rước linh vị Nguyễn Trung Trực

- Thượng đại kỳ - Lễ Đàn cả, - Lễ Hậu phối

- Lễ viếng và dâng hương tại đình.

Chính quyền + Ban quản trị + gia tộc

An Giang

26, 27, 28 - 08 âl

* Ngày 26 tháng 8 âl

*Ngày 27 tháng 8 âl

*Ngày 28 tháng 8 âl

- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Lễ viếng và dâng hương tại đình.

- Lễ chánh tế -Lễ diễu hành

Sóc Trăng

16,17, 18 tháng 03 âl

*Ngày 16 – 03

*Ngày 17 - 03

* Ngày 18 - 03

- Nghi thức lập hương án và dâng hương

- Lễ rước sắc; an vị sắc - Lễ chánh tế

- dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)

- Chính quyền - Ban Quản trị

Trà Vinh

15,16 - 3 âl

* Ngày 15 - 03

* Ngày 16 - 03

- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Thầy chùa tụng cầu an, nghinh sắc, an vị sắc

- Lễ dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)

Ban quản trị

Các nơi khác 26, 27, 28 - 8 âl

- Nghi thức lập hương án và dâng hương:

- Lễ Chánh tế - Lễ dâng hương

- Lễ hậu phối (tế Tiền hiền, Hậu hiền)

- Chính quyền - Ban quản trị

( Nguồn: NCS, PL4 3.18)

Trong hầu hết các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, chỉ có đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá trong phần nghi thức cúng tế có lễ Thượng kỳ và các lễ Nghinh sắc, lễ Đàn cả còn lại đa số các đình làm theo cổ lệ đơn giản từ xưa của các đình Nam Bộ. Ở tất cả các đình Nguyễn Trung Trực, qua khảo sát, NCS nhận thấy nghi thức cúng tế Ông mang đặc trưng của cư dân vùng Nam Bộ là không câu nệ chuyện lễ nghi, tiểu tiết với đối tượng thờ cúng. Ban chủ tế hay người viếng đình tin rằng miễn có lòng thành thờ phụng thì thần thánh sẽ chứng giám phù hộ, độ trì cho họ. Chính đặc điểm văn hóa này đã tạo nên sự đa dạng của tín ngưỡng thờ cúng anh hùng Nguyễn Trung Trực trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ. Cũng những lý do trên, mọi người có thể lý giải vì sao ngày giỗ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang cúng vào tháng 08 âm lịch, ở Long An là tháng 09 Âm lịch, một số đình lại cúng Ông vào ngày lễ Kỳ yên như đình Long Phú ở Sóc Trăng, các đình ở huyện Trà Cú, Trà Vinh.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)