CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC
4.1.3 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không ngừng được mở rộng
được mở rộng và tích hợp vào các dạng tín ngưỡng dân gian khác. Điều này một phần do đặc tính hỗn dung văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Việt ở Nam Bộ nói riêng. Mặt khác, các chính sách mới nhằm bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước đã từng bước đi vào cuộc sống nên quy mô tổ chức, số người tham dự lễ hội tưởng niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực ngày một tăng. Năm 2018, kỷ niệm 150 năm Ngày Nguyễn Trung Trực hy sinh hàng triệu lượt người tham dự lễ hội ở các đình Nam Bộ, chính những điều này làm cho tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực ngày một mở rộng, đã tạo nên một hiệu ứng lan tỏa văn hóa trong cộng đồng cư dân Nam Bộ.
Đến tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực, người dân không chỉ thể hiện lòng biết ơn của mình với thần linh, tổ tiên, những người có công với làng xã, quê hương, đất nước, thể hiện tinh thần gắn bó cộng đồng, hướng đến những ước mơ tốt đẹp mà còn để bày tỏ sự kính trọng với anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã có công đánh đuổi giặc Pháp, người có khí tiết Trung - Nghĩa - Hiếu vẹn toàn. Đến với lễ giỗ, lễ hội cũng dịp nhân dân giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, những tín ngưỡng dân gian của dân tộc.
Trước đây, để có nơi sinh hoạt tâm linh, đình được dựng lên. Nơi đó, người dân thờ thành hoàng để thần bảo trợ, che chở cho xóm làng; là nơi để người dân bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn với tiền nhân. Thành hoàng luôn được xem là linh thiêng và đa dạng, có thể là nhiên thần, nhân thần đã được lịch sử hóa hay huyền thoại hóa. Song, do điều kiện lịch sử ở Nam Bộ, nhiều vị có công với nước được dân gian thần hóa, bao gồm: các vị Tiền hiền, Hậu hiền, anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, cũng có đình thờ những nhân vật vô danh. Qua bao thăng trầm của lịch sử, một số đình có những thay đổi, chuyển đổi đối tượng thờ phụng hoặc tích hợp thờ phụng. Điều đáng lưu ý là, lúc ban đầu đình thờ thần thành hoàng là nhiên thần, nhưng sau đó chuyển đổi thờ nhân thần Nguyễn Trung Trực; có đình lúc trước thờ cá Ông, nhất là các địa phương giáp biển, sau tích hợp thờ Nguyễn Trung Trực, thời gian sau đó thờ Nguyễn Trung Trực là chính thần.
Xuất phát từ nhu cầu tâm linh, thời xưa, nhân dân luôn mong muốn có một vị thần phò trợ, cứu giúp họ trong những lúc khó khăn trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày. Ban đầu họ thờ nhiên thần, nhưng về sau họ tích hợp thêm thờ Nguyễn Trung Trực vì Ông đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng của người dân Nam Bộ bấy giờ.
Ông là người nghĩa dũng, can trường, vì dân vì nước hy sinh; là người con hiếu đễ với cha mẹ; bên cạnh đó, xuất thân của Ông là ngư dân, nên không phải ngẫu nhiên nhân
dân tích hợp thờ phụng Nguyễn Trung Trực trong đình thờ cá Ông, theo thời gian trở thành đình thờ Nguyễn Trung Trực. Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp hành hình năm 1868, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá Ông). Qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo, đình khang trang hơn.
Một chi tiết thú vị, trong khi Pháp ra sức trấn áp các cuộc khởi nghĩa thì lòng dân càng tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực. Một viên chức người Pháp tên là Le Nestour làm việc tại Sở Thương chánh tỉnh Rạch Giá, đóng gần đình Nam Hải, tỏ ra rất mến mộ ông Nguyễn.
Năm 1881, khi nghe ban hương chức làng bàn định việc xây dựng lại ngôi đình để thờ Nguyễn Trung Trực và thần Nam Hải, Le Nestour liền hưởng ứng bằng cách đóng góp nhiều tài vật và tham gia ban xây dựng đình. Năm 1957, linh vị Nguyễn Trung Trực được thỉnh vào bàn thờ chính giữa đình, vị trí của Thành hoàng. Với hành động này, nhân dân Rạch Giá đã mặc nhiên tôn ông Nguyễn là Thành hoàng bổn cảnh của mình. Cũng từ năm này, đình chính thức mang tên đình Nguyễn Trung Trực. Việc làm này mang yếu tố tâm linh gắn với nghề đi biển, nghề nông với ước nguyện cầu Ông phù hộ mưa thuận gió hòa. Đây cũng là biểu hiện rõ nét của các đình ở Nam sông Hậu.
Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mở rộng còn xuất phát từ sự đầu tư xây dựng mới và do sự thay đổi tên đình địa phương thành đình thờ Nguyễn Trung Trực. Ngày nay, cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực còn được nhà nước, nhân dân đầu tư xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Chẳng hạn, đình thờ Nguyễn Trung Trực được xây dựng mới, rộng lớn ở Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Năm 2015, đình được mạnh thường quân hỗ trợ khởi công, năm 2016 khánh thành, hiện nay, đình thu hút khách du lịch mỗi khi đến Phú Quốc. Như vậy, theo dòng thời gian, một số đình từ đình truyền thống, đình thờ Thành Hoàng, vì nhiều lý do khác nhau đình đã đổi tên thành đình thần Nguyễn Trung Trực. Các đình ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang chuyển đổi tên đình và đối tượng thờ đã minh chứng cho sự gia tăng đình thờ Nguyễn Trung Trực.
Dưới đây, NCS cập nhật số lượng các đình có sự thay đổi đổi tên đình và đối tượng thờ.
Sự thay đổi này gia tăng số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.
Bảng 4. 3 Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
STT Tên đình
Năm sắc phong
Tên đình
hiện nay Tỉnh
1 Thành Hoàng bổn cảnh (An Quảng Hữu)
Tự Đức
ngũ niên Đình thần Hộ quốc Trà Vinh
STT Tên đình
Năm sắc phong
Tên đình
hiện nay Tỉnh
2 Đình cổ truyền
( Lưu Nghiệp Anh) * Đình thần
Nguyễn Trung Trực 3 Đình thần An Thạnh Đông,
huyện Cù Lao Dung
* Đình thần
Nguyễn Trung Trực
Sóc Trăng
4 Đình thần
(xã Long Đức, huyện Long Phú)
* Đình thần
Nguyễn Trung Trực
5 Đình thần
( TT Ngã Năm) * Đình thần
Nguyễn Trung Trực 6 Đình Long Mỹ (Thị xã
LongMỹ) * Đình thần
Nguyễn Trung Trực Hậu Giang 7 Đình thần Phụng Hiệp (
Thị xã Ngã Bảy) * Đình thần
Nguyễn Trung Trực
8 Đình thần An Hòa * Đình thần
Nguyễn Trung Trực
Bạc Liêu
* Ban Quản trị đình không nhớ hoặc không có sắc phong.
(Nguồn:NCS, PL4.3.17) Như vậy, qua khảo sát, NCS nhận thấy, đến nay có tám đình, từ đình thần Thành hoàng trở thành đình thần Nguyễn Trung Trực. Hiện tượng trên, chứng tỏ lúc sinh thời Ông được nhân dân Nam Bộ yêu mến, kính trọng, khi mất đã thành vị thần trong tín ngưỡng chung, ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Nam Bộ. Bên cạnh đó, những câu chuyện dân gian, truyền miệng về lòng yêu nước, với những chiến công oanh liệt, sự hy sinh của người anh hùng được lưu truyền mạnh mẽ trong nhân dân Nam Bộ. Cùng với đó là lòng tôn kính của tín đồ hệ Bửu Sơn Kỳ hương đã đưa hình tượng Nguyễn Trung Trực thành vị thần thành hoàng mà nhân dân luôn ngưỡng vọng, mong chờ.